Hoàn thiện chính sách xúc tiến khuếch trương

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhăm hoàn thiện chính sách marketing của Trung tâm du lịch Lữ hành Phù Đổng thuộc Công ty thương mại và dịch vụ Thành Long (Trang 71 - 80)

IV. M TS G II PHÁP VA KIN NGH NH M HOÀN TH IN CH NH SÁCH Í

3.4.4. Hoàn thiện chính sách xúc tiến khuếch trương

Sau khi đã xây dựng các chương trình du lịch cần phải có một chính sách xúc tiến, khuếch trương hợp lý để đưa được sản phẩm, dịch vụ của mình cho du khách một cách hiệu quả nhất. Việc tổ chức hoạt động xúc tiến khuếch trương sản phẩm rất tốn kém và đòi hỏi bộ phận marketing có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì công việc thực hiện mới có kết quả. Hiện nay kinh

phí dành cho quảng cáo của Trung tâm rất hạn chế, Trung tâm cần chủ động dành ra những khoản kinh phí nhất định cho việc nghiên cứu quảng cáo đạt hiệu quả cao. Với mỗi loại chương trình du lịch Trung tâm cần chọn ra những hình thức quảng cáo phù hợp với từng đối tượng mà Trung tâm đang đinh thu hút, phải phù hợp với thị trường mục tiêu mà Trung tâm đa chọn. Ngoài ra tuỳ thuộc vào giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm cũng cần có chiến lược quảng cáo phù hợp nhằm thu hút được nhiều khách du lịch tiêu dung dịch vu của mình hơn.

Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo qua các phương tiện này ở Trung tâm hiện nay còn rất hạn chế. Để thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch trong nước thì Trung tâm phải tăng cường phối hợp với báo chí, đài phát thanh, truyền hình để tập trung quảng cáo thu hút khách đặc biệt trong thời vụ chính. Đồng thời cần có sự lựa chọn về thời điểm, thời gian để tập trung quảng cáo, thông thường vào dịp mùa vụ song Trung tâm cũng cần có những hình thức quảng cáo ngoài mùa vụ để tìm hiểu nhu cầu của khách đối với dịch vu mà Trung tâm đang có chiến lược đưa sản phẩm đó ra thi trường.

Để hoạt động quảng cáo có hiệu quả Trung tâm nên xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp với từng đoạn thị trường mục tiêu như đối với thị trường khách nước ngoài đi tìm hiểu văn hoá nội dung quảng cáo nên nhấn mạnh các dịp lễ hội truyền thống, những ngày lễ lớn hay khách du lịch công vụ nội dung chương trình du lịch thuận tiện, tiện nghi độc đáo và hấp dẫn.

Tiếp tục sử dụng có hiệu quả công cụ quảng cáo bằng internet vừa hiệu quả, nhanh và rẻ hơn so với quảng cáo trên truyền hình đồng thời sử dụng thư điện tử, trang website để giảm chi phí bằng điện thoại lại tăng được số lượng khách du lịch nhất là khách quốc tế vào Việt Nam bằng hình thức liên hệ trực tiếp với Trung tâm để đặt tiêu dùng sản phẩm của Trung tâm.

Vấn đề cần lưu ý trong quảng cáo là dù sử dụng kênh quảng cáo nào Trung tâm cũng nên đưa ra những biểu tượng của hãng mình cũng như truyền tải được thông tin để khách hàng có thể nhận biết được hãng mình trên mọi phương diện thông tin đại chúng. Kênh quảng cáo bằng áp phích gần như không mấy hiệu quả bởi tính chất nhất thời của các thông điệp truyền tải. Nếu dịch vụ được tiêu dùng chỉ dựa trên nhu cầu tối thiểu thì sự nhận biết của khách hàng về hãng là nhân tố sống còn đối với Trung tâm. Mục đích của thông điệp là truyền tải được đến với khách hàng tiềm năng của Trung tâm cũng như những gì mà dịch vụ có thể đem đến cho du khách. Biểu tượng là cái đầu tiên tác động vào cảm nhận của khách hàng về Trung tâm. Biểu tượng phải truyền tải được tất cả những gì tinh tuý của Trung tâm. Vì vậy, thiết kế biểu tượng là một công việc hết sức quan trọng của Trung tâm. Biểu tượng phải rõ ràng có tính nhắc nhở khách hàng về dịch vụ mà Trung tâm cung cấp, vì vậy nó phải có đặc trưng ví dụ như: dễ nhớ... Biểu tượng tác động vào bộ nhớ của khách hàng về hệ thống dịch vụ của Trung tâm. Nó tạo ra sự khác biệt về dịch vụ của Trung tâm cung cấp với các Trung tâm khác.

Trung tâm cần tăng cường hơn nữa việc tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước để thu hút và khai thác khách một cách có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả việc tiếp xúc với khách hàng. Nhân viên marketing có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hay gọi điện để giới thiệu sản phẩm thuyết phục khách hàng tiêu dùng sau khi đã lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp. Nhân viên marketing cũng là người giải thích các yêu cầu thắc mắc của khách hàng và thông tin chi tiết về các dịch vụ trong chương trình du lịch mà Trung tâm đưa ra, tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan mà Trung tâm biết.

3.4.5.Kiến nghị:

* Kiến nghị Nhà nước thúc đẩy xem xét phê chuẩn luật du lịch tạo môi trường pháp lý ổn định giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường canh tranh bình đẳng, lành mạnh trong khuân khổ pháp luật.

Hoàn thiện thủ tục hành chính về công tác xuất nhập cảnh để thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam thuận tiện hơn.

Xúc tiến quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam "Điểm đến an toàn của thiên nhiên kỷ mới" bằng nhiều biện pháp.

* Kiến nghị với Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan quản lý chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực du lịch trên phạm vi toàn Quốc cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

- Phải tạo các chính sách nhằm tuyên chuyền luật , pháp lệnh du lịch và các nghị định hướng dẫn của Chính Phủ, các văn bản liên quan của Tổng cục du lịch đế các doanh nghiệp và người dân.

- Phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra kịp thời việc thi hành pháp lệnh du lịch và các văn bản pháp lý có liên quan, nhằm rút ra kinh nghiêm để xây dựng Luật du lịch một cách hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và khách du lịch, sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng như Bộ văn hoá thông tin, Bộ tài chính, Bộ công an, ngành Hàng không, ngành Giao thông … để tạo sự phối hợp kịp thời nhịp nhàng giải quyết các khó khăn vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

- Tổng cục phải đưa ra các chính sách phát triển du lịch hợp lý, toàn diện và bảo tồn các di sản văn hoá, danh lam thăng cảnh như cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An…

- Mở rộng hợp tác Quốc tế và triên khai các hiệp định du lịch . Tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức du lịch thế giới như WTO…

* Kiến nghị với sở du lịch Hà Nội cần tạo điều kiện cho các Trung tâm làm thủ tục hành chính và cùng với Tổng Cục du lịch thường xuyên tổ chức các lễ hội du lịch nhằm thu hút khách du lịch.

KẾT LUẬN :

Trong tình hình thực tế của nền kinh tế nước ta hiện nay thì ngành Du lịch của nước ta đang có cơ hội để phát triển. Thực hiện nhiệm vụ to lớn của mình trong vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trong những năm tới vì đặc điểm của ngành.

Chính vì thế sự phát triển không ngừng của các đơn vi kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch đang phát triển nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng đang dần từng bước đi những bước đi đầu tiên của mình trong quá trình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đúng như những gì mà chúng ta đang mong đợi.

Trong những đơn vị kinh doanh Du lịch thì các Công ty lữ hành đang đóng vai trò hết sức quan trọng, trong sự phát triển của Du lịch Việt Nam. Những công ty lữ hành với hình thức thiết kế tour và tổ chức những tour đó cho khách du lịch nhằm thu lợi nhuận. Việt Nam từ nhiều đời nay, vẵn còn được giữ gìn và những thắng cảnh hết sức phong phú và một số nơi như Ha Long, Phố cổ Hội An,… đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới.

Lữ hành là chiếc cầu nối giữa du khách và sản phẩm du lịch vì vậy vai trò của ngành lữ hành là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Chính sự quan trọng của Lữ hành trong ngành du lịch như vậy nên Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng ra đời. Sự ra đời của Trung tâm du lịch Phù Đổng đã góp phần tạo thế mạnh cho ngành Du lich Việt Nam , Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng ngoài việc tạo thế mạnh cho ngành mà còn là một trong nhữ cơ sở đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty thương mại và dịch vụ Thành Long. Để đạt được hiệu quả đó vai trò của chính sách marketing là rất quan trọng nó là yếu tố quyết định đế sự thành công hay thất bại cuả Trung tâm trong chiến lược kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản Trị Marketing; Philip Kotlar; Nhà xuất bản thống kê, 2003

2. Marketing Du lịch; Ths. Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khánh; Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2005

3. Giáo Trình Nghiên cứu Marketing;PGS. Nguyễn Viết Lâm;Nhà xuất bản Giáo Dục, 1999

4. Marketing trong Kinh doanh dịch vụ; TS. Lưu văn Nghiêm; Nhà xuất bản thông kê, 2001

5. Giáo Trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành;PGS.TS.Nguyễn Văn Đính- ThS.Phạm Hồng Chương; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2000 6. Tổng cục Du Lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

giai đoạn 2001-2010. Hà Nội tháng 10 năm 2001 7. Trang Web của Tổng cuc Du Lịch Việt Nam 8. Trang Web Tamnhin.com

9. Trang Web Chungta.com 10.Trang Web bwportal.com

11.Bài giảng của TS.Nguyễn Văn Mạnh

MỤC LỤC

lỜI MỞ ĐẦU………...………...…...1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...2

I. HO T Ạ ĐỘNG MARKETING...2

1.1. Khái niệm marketing...2

1.2. Marketing hỗn hợp...5

1.2.1.Khái niêm marketing hỗn hợp( marketing- mix)...5

1.2.2. Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P (Marketing Mix)...5

II.T M QUAN TRONG C A HO T Ầ Ủ Ạ ĐỘNG MARKETING ĐỐI V I HO T Ớ Ạ ĐỘNG KINH DOANH C A TRUNG TÂM.Ủ ...7

2.1. Quan điểm Marketing ...7

2.2.Tầm quan trọng của các chiến lược marketing...9

2.2.1. Marketing là thiết yếu với doanh nghiệp...9

2.2.1.Sự cần thiết của Marketing Du lịch...9

2.2.1.Tầm quan trọng của các chiến lược marketing đối với doanh nghiệp...10

III. M T S NHÂN T CH Y U NH HỘ Ố Ố Ủ Ế Ả ƯỞNG ĐẾN CH NH SÁCH MARKETINGÍ L HÀNH DU L CH Ữ Ị ...13

3.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô...13

3.1.1. Yếu tố kinh tế...13

3.1.2. Yếu tố chính trị pháp luật...15

3.1.3. yếu tố văn hoá...17

3.1.4. Môi trường tự nhiên...19

3.2. Nhân tố thuộc môi trường vi mô...20

3.2.1.Yếu tố lực lượng bên trong của doanh nghiệp...20

3.2.2. Người cung ứng...21

3.2.3. Trung gian marketing...21

3.2.4. Đối thủ cạnh tranh...22

3.2.5 Khách hàng...23

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁNH MARKETING LỮ HÀNH DU LỊCH

TAI TRUNG TÂM DU LỊCH LỮ HÀNH PHÙ ĐỔNG...25

I.GI I THI U CHUNG V TRUNG TÂM DU L CH L HÀNH PH Ớ Ệ Ề Ị Ữ Ù ĐỔNG ...25

1.1. phân tích quá trình hình thành và phát triển của trung tâm...25

1.1.1. Sự ra đời của trung tâm du lịch lữ hành phù đổng...25

1.1.2 Quá trình phát triển của trung tâm...26

1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng...28

1.2.1. Cơ cấu tổ chức kinh doanh ...28

1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản trị...30

1.2.2.1. Các bộ phận, chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận trong Trung tâm...30

1.3. Điều kiện kinh doanh của Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng...36

1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật...36

1.3.2. Đội ngũ lao động của Trung tâm...36

1.4. Một số thành tựu chủ yếu mà Trung tâm đạt được trong thời gian gần đây...37

1.4.1. Thành tựu về kinh doanh của Trung tâm...37

1.4.2. Thành tựu về kinh tế xã hội...38

II.TÌNH HÌNH HO T ÔNG C A TRUNG TÂM DU L CH L HÀNH Ạ Đ Ủ Ị Ữ ...39

2.1. Số lượng và cơ cấu khách du lịch của Trung tâm đạt được trong một số năm gần đây...39

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng...40

III. M T S NHÂN T CH Y U NH HỘ Ố Ố Ủ Ế Ả ƯỞNG ĐẾN HO T Ạ ĐỘNG MARKETING L HÀNH.Ữ ...42

3.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài...42

3.1.1. Các đối thủ cạnh tranh của trung tâm...42

3.1.2. Các trung gian marketing...43

3.1.3.Khách hàng...43

3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong của trung tâm...44

3.2.2. Tình hình tài chính của trung tâm...45

3.2.3. Ưu thế của Trung tâm...45

IV. PHÂN T CH CÁC HO T Í Ạ ĐỘNG MARKETINH MÀ TRUNG TÂM Ã ÁP D NGĐ Ụ TRONG TH I GIAN QUA.Ờ ...46

4.1. Tổ chức bộ phận marketing...46

4.2. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu...47

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu...48

4.2.2. Phương pháp nghiên cứu trực tiếp từ thị trường...49

4.3. Chiến lược Marketing và Chính sách Marketing của Trung tâm...50

V. ÁNH GIÁ CHUNG V HO T Đ Ề Ạ ĐỘNG MARKETING L HÀNH DU L CH T IỮ Ị Ạ TRUNG TÂM. ...50

5.1 Ưu điểm và Nhược điểm của tổ chức marketing...50

5.2. Ưu điểm và Nhược điểm của Chiến lược marketing và chính sách marketing...51

CHƯƠNG III...52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA TRÙNG TÂM DU LỊCH LƯ HÀNH PHÙ ĐỔNG ...52

I. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH C A TRUNG TÂM DU L CH L HÀNH PHỦ Ị Ữ Ù NG. ĐỔ ...52

1.1 Thị trường khách du lịch nội địa...52

1.1.1. xu hướng tiêu dùng du lịch của người Việt Nam...52

1.1.2. phường hướng kinh doanh của trung tâm tại thị trường nội địa...53

1.2. Thị trường khách du lịch Quốc tế...54

1.2.1. Xu hướng trong tiêu dùng du lịch quốc tế...54

1.2.2. Phương hướng kinh doanh của Trung tâm tại thị trường Quốc tế. .55 II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRI N C A TRUNG TÂM DU L CH L HÀNH PHỂ Ủ Ị Ữ Ù NG TRONG TH I GIAN T I ĐỔ Ờ Ớ ...57

2.1.Xây dựng chương trình du lịch...57

2.3.Xây dựng trang Website về Trung tâm...58

III. M C TIÊU KINH DOANH C A TRUNG TÂM TRONG TỤ Ủ ƯƠNG LAI...58

3.1. Các quan điểm cần quán triệt khi thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Trung tâm trong tương lai...59

IV. M T S GI I PHÁP VA KI N NGH NH M HOÀN THI N CH NH SÁCHỘ Ố Ả Ế Ị Ằ Ệ Í MARKETING C A TRUNG TÂM DU L CH L HÀNH PH Ủ Ị Ữ Ù ĐỔNG...61

4. 1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận marketing...61

4.2. Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch ...62

4.3. Thiết kế về mặt chiến lược marketing của Trung tâm...63

4.4. Các giải pháp hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp (marketing- mix)...67

4.4.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm...67

4.4.2. Hoàn thiện chính sách giá...69

4.4.3. Hoàn thiện chính sách phân phối...71

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhăm hoàn thiện chính sách marketing của Trung tâm du lịch Lữ hành Phù Đổng thuộc Công ty thương mại và dịch vụ Thành Long (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w