Xây dựng dự án Quốc gia về phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ -NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM GẮN VĂN HÓA TÔN GIÁO VỚI VĂN HÓA DU LỊCH (Trang 55)

7. Bố cục khóa luận

3.2.2.Xây dựng dự án Quốc gia về phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Việt Nam là một quốc gia rất giàu có các thánh tích: chùa Trấn Quốc, chùa Hương (Hà Nội); Yên Tử (Quảng Ninh); Luy Lâu (Bắc Ninh); Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Trà Kiệu (Quảng Nam); La Vang (Quảng Trị); Phát Diệm (Ninh Bình),… Thế nhưng, du lịch Việt Nam cũng chỉ mới để ý đến du lịch tín ngưỡng, một loại hình du lịch nhìn ngắm, thăm viếng. Du lịch đồng bằng Bắc bộ cũng trong tình trạng như vậy.

Du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ. Thái Lan, Myanmar. Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn du khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời. Trong khi đó ở nước ta, trên bản đồ du lịch, trên các kênh quảng bá, xúc tiến, người ta vẫn chưa thấy nói đến những nơi này như là điểm đến của loại hình du lịch tâm linh. Vì vậy, về phía Nhà nước, nên có chính sách ở tầm vĩ mô cho việc khai thác và phát triển loại hình du lịch này. Cần có ngay một dự án cấp Nhà nước về phát triển du lịch văn hóa tâm linh, trong đó định hướng rõ mục tiêu, kế hoạch,… Nếu triển khai được dự án này, ngành du lịch Việt nam sẽ thu hút thêm một lượng khách rất lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ -NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM GẮN VĂN HÓA TÔN GIÁO VỚI VĂN HÓA DU LỊCH (Trang 55)