Khai thác giá trị lễ hội truyền thống đối với việc phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa của đình Hàng Kênh –Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 65 - 66)

văn hóa

Đối với du lịch văn hóa, các giá trị vật thể và phi vật thể, trong đó có lễ hội là cơ sở quan trọng để hình thành các chương trình du lịch. Chính vì vậy mà văn hóa và du lịch luôn có quan hệ gắn bó và tác động, chi phối lẫn nhau. Tuy nhiên, phải nói rằng không phải giá trị văn hóa nào cũng có thể trở thành sản phNm du lịch. Vì vậy để bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội đình Hàng Kênh, tạo thành những sản phNm du lịch có giá trị .

Cần có một nghiên cưú khoa học về lễ hội truyền thống để phục dựng lại lễ hội xưa của đình Hàng Kênh, nay đã bị mai một. Qua đó chỉ cho ra đâu là những giá trị văn hóa dân gian, đâu là mê tín dị đoan. Lễ hội xưa thường tổ chức rước tượng thành hoàng, đồ tế khí, voi gỗ, ngựa gỗ ..quanh làng trong một không khí nhộn nhịp, náo nức. N hưng nay do đường xá chật hẹp, nên nghi thức này đã không còn nữa. N goài ra, phải kể đến rất nhiều trò chơi dân gian trong lễ hội xưa, nay đã mai một : đi cầu thùm, chơi cờ người, múa hạc gỗ...Có thể nói, đó là những nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây, mang đậm màu sắc “bản địa”.

Tổ chức lễ hội là cách để địa phương tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Vì vậy cần nhấn mạnh được đặc trưng riêng của lễ hội truyền thống, tránh làm “biến dạng” lễ hội. Ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

+ N ên hạn chế bớt sự tham gia của các diễn viên chuyên nghiệp trong lễ hội, “kịch bản hóa”, “sân khấu hóa” các chương trình lễ hội dẫn đến lễ hội

+ Vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia vào lễ hội( chuNn bị, phục vụ, tham gia các chương trình văn nghệ trong lễ hội).

+ Công tác tuyên truyền, quảng bá cũng cần được quan tBâm hơn, để khách hành hương hiểu rõ ý nghĩa, nét văn hóa truyền thống trong lễ hội. để lễ hội thực sự là một sinh hoạt văn hóa dân gian thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến dự hội, vui hội.

+ Trong khuôn viên di tích, tại khu vực quanh hồ bán nguyệt ta có thể tổ chứ các hoạt động Nm thực, hình thành nên những “ quán sm thực”, với những đặc sản miền biển như: bánh đa cua, bún cá, bún tôm, ốc xào, bánh mì cay, ....để du khách có thể thưởng thức và cảm nhận, tìm lại nét “chân quê”.

+ N goài ra, có thể tổ chức “ Hội trợ triển lãm” những mặt hàng thủ công

truyền thống, đồ lưu niệm như: thảm Hàng Kênh (với các mặt hàng : thảm treo tường trang trí, thảm len dệt tay dạng tấm..) đây là mặt hàng đã được xuất khNu sang Pháp, đạt tiêu chuNn chất lượng cao. Tổ chức những hoạt động như: thi giọng hát hay, tay đàn giỏi, cắm hoa nghệ thuật...., thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, du khách.

Có thể nói, phục dựng lại lễ hội truyền thống là một việc làm cấp thiết, để bảo lưu, trao truyền cho muôn đời sau những giá trị văn hóa độc đáo của quê hương. Qua đó biến những “sản phNm văn hóa” thành những “sản phNm du lịch”, để tôn vinh di tích, mang lại nguồn lợi đáng kể cho địa phương.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa của đình Hàng Kênh –Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)