Những biến đổi của lễ hội hiện nay

Một phần của tài liệu Lễ hội Báo Slao xã Quốc Khánh với phát triển du lịch văn hóa ở Tràng Định - Lạng Sơn (Trang 42 - 44)

5. Nội dung và bố cục của khoá luận

2.3. Những biến đổi của lễ hội hiện nay

Từ sau những năm 1960, lễ hội Báo Slao xã Quốc Khánh diễn ra trong tình trạng tự phát, do nhân dân trong xã tự tổ chức, có năm bị gián đoạn. Đến năm 2005 bằng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống quê hương. Các cấp, các ngành trong xã, huyện đã khôi phục lại lễ hội này, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, lành mạnh cho nhân dân địa phương. Từ đó đến nay, xã tổ chức được lễ hội thường xuyên hàng năm, từ năm 2005 .

Về cơ bản lễ hội Báo Slao được phục hồi theo các nội dung phần hội đã diễn ra từ những năm 60 trở về trước. Tuy nhiên phần lễ, vào ngày 20/1 tại khu chợ Long Thịnh do miếu cũ đã bị phế tắch, cộng đồng người Hoa đã bị ly tán nhiều, các nghi thức tế lễ đã bị mai một cho nên phần lễ đã được đơn giản hơn, lễ hội Báo Slao chủ yếu tập trung vào 21/1 với nội dung, nghi thức cầu mùa và các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức tại địa điểm cũ: đồi Kéo Lếch.

Về công tác chuẩn bị cho lễ hội: được tiến hành từ trước tết khoảng 1 Ờ 2 tháng và có sự chỉ đạo, tham gia của các cơ quan, ban ngành từ huyện đến xã về công tác tổ chức, hậu cần, lễ tân, văn nghệ....Ban tổ chức lễ hội được thành lập

do quyết định của UBND xã Quốc Khánh, có sự hướng dẫn và chỉ đạo của phòng Văn hoá - thông tin và thể thao huyện Tràng Định, phần nghi thức tế lễ ngoài bãi hội được giao cho hội cao tuổi phụ trách, người thực hiện nghi thức tế lễ là một thầy Mo hoặc thầy Tào có uy tắn trong xã. Việc chuẩn bị cho lễ hội rất chu đáo, công phu gồm chuẩn bị đồ lễ, vàng mã, bàn thờ, địa điểm sân bãi, trò chơi... các quy định đối với người thực hiện nghi thức tế lễ được thực hiện nghiêm ngặt.

Các trò chơi, tuỳ theo tắnh chất đối tượng tham gia và ban tổ chức phân công cho các đoàn thể , hội phụ trách như: trò múa Kỳ Lân (sư tử) do văn hoá xã phụ trách, trò thi bắn nỏ do đoàn thanh niên xã phụ trách, trò bịt mắt đâm lê do hội cựu chiến binh tổ chức, trò kéo co, ném còn do hội phụ nữ xã phụ trách, kinh phắ tổ chức và trao giải thưởng cho các trò chơi được lấy từ nguồn phắ tổ chức lễ hội (từ hai nguồn chắnh: do UBND xã Quốc Khánh cân đối từ nguồn ngân sách ra và do nhân dân đóng góp thêm.)

Lễ hội Báo Slao mới được khôi phục. Hiện nay có lẽ do nghi thức tế lễ ở miếu Quan Công, chợ Long Thịnh không còn nên nghi thức tế lễ thần linh, thổ địa, Sơn thần thuộc nội dung cầu mùa (Lồng Tồng) ở địa điểm bãi hội đã được chú trọng có dấu ấn đậm nét.

Theo Ông Vũ Tiến Đạt phó chủ tịch xã đã cho biết: lễ hội năm 2005, ban tổ chức đã mời ông thầy Mo người Nùng là Đàm Chi Phù, sình năm 1926 thực hiện nghi thức tế. Tuy nhiên đến năm 2006 do ông này tuổi cao sức yếu cho nên trọng trách thực hiện nghi thức tế lễ đã được giao cho Thày Tào là ông Vương Văn Mái sinh năm 1971 ở thôn Nà Cọn, Ông là một thầy Tào có nghề gia truyền, có uy tắn trong vùng. Điều lạ là ông này hành nghề khi vừa qua một trận ốm thập tử nhất sinh. Mặc dù trước đó ông cũng chưa được truyền dạy gì về nghề nghiệp, nhưng lúc khỏi ông lại có khả năng đọc viết được chữ Hán trong các bài cúng lễ của thầy Tào (dạng chữ Nôm Nùng) và biết thực hiện các nghi lễ cúng khác. Từ đó đến nay cũng là người giữ trọng trách thực hiện nghi thức tế lễ trong lễ hội Báo Slao.

sau: có ba mâm lễ vật, mâm chắnh gồm một thủ lợn đặt ở giữa, hai bên là hai con gà trống, mái, một bát cơm, một thìa muối, 3 chén rượu và hương hoa, 2 mâm lễ bên cạnh đặt đồ chay, bánh trái, hoa quả và tiền mã, bát hương, chén rượu....Thầy cúng đã trai giới sạch sẽ từ một thời gian trước lễ hội, mặc quần áo cúng, tay cầm kiếm hộ thân, tẩu mã, thanh tre và dụng cụ để xin âm dương trước bàn thờ để làm lễ.

Thời gian làm lễ kéo dài khoảng 3h, từ 7h Ờ 10h sáng. Đầu tiên ông thầy cúng các bài khấn mời tổ tiên, mời thổ công, thổ địa... Khi khấn xong các đồ lễ mặn : thủ lợn, gà, được đem đi luộc chắn, sau đó lại được đem lên bàn thờ dâng cúng các thần hưởng. Thầy cúng làm lễ, xin âm dương, mời thần phật xuống thụ lễ ở trần gian lễ hội, sau đó con cháu người đi dự hội mới được hưởng lộc thần.

Phần trò chơi trong lễ hội Báo Slao như múa kỳ lân gồm: 1 đội sư tử trong xã và 1 đội sư tử mời của xã Hùng Sơn hoặc Đại Đồng, các trò thi bắn nỏ, kéo co, ném còn, đi cà kheo vẫn được duy trì tổ chức và thu hút đông đảo người tham gia.

Trò diễn xướng Sli, lượn về cốt lõi vẫn giữ nguyên được truyền thống của dân ca từng dân tộc.Nhưng dưới ảnh hưởng, tác động của nền thị trường thị hiếu của xã hội mới, phương thức diễn xướng nên dùng lời ca, tâm lý biểu diễn của nghệ nhân, trai gái đã ắt nhiều có sự thay đổi, đối tượng tham gia hát Sli trong hội chủ yếu là người Nùng (thành phần dân tộc đông nhất trong xã), còn tham gia hát lượn thì quy tập những người dân tộc Tày từ các xã trong vùng lòng chảo Thất Khê: Đại Đồng, Tri Phương, Chi Lăng...

Hình thức dân ca hát vắ đã ắt xuất hiện trong lễ hội ngày nay do ắt người biết diễn xướng loại hình dân ca này.

Một phần của tài liệu Lễ hội Báo Slao xã Quốc Khánh với phát triển du lịch văn hóa ở Tràng Định - Lạng Sơn (Trang 42 - 44)