Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng

Một phần của tài liệu Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 60)

2. 1 Khái quát chung đời sống kinh tế của người dân xã Hy Cương

3.3.2Về hiểu biết các sự tích liên quan đến sự tích Đền Hùng

Khi được hỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm những di tích nào, mỗi đối tượng đều có mức độ hiểu biết khác nhau. Tuy nhiên cả 3 đối tượng đều chọn khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm có: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, lăng Tổ, đền Giếng, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, chùa Thiên Quang, chùa Am Đường (65- 85%). Trong khi đó theo Ban quản lí khu di tích lịch sử Đền Hùng thì chùa Am Đường không thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Như vậy trong tâm thức của người dân Hy Cương thì chùa Am Đường vẫn thuộc khu di tích Đền Hùng. Mỗi khi có dịp đi lễ Đền Hùng thì những người dân nơi đây đều vào chùa Am Đường thắp hương trước sau đó mới lên Đền Hùng. Không biết từ bao giờ tập tục đó đã ăn sâu trong đời sống tín ngưỡng của họ. Có lẽ vì vậy nên họ coi Chùa Am Đường là một di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Cả 3 đối tượng đều biết hết các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sự hiểu biết đó chứng tỏ Đền Hùng có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Hy Cương. Sống trên mảnh đất chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa từ xa xưa, người dân Hy Cương ý thức được những giá trị to lớn đó. Họ thường xuyên đi Đền Hùng nên ít nhiều những di tích đó đã trở nên quen thuộc.

Về sự hiểu biết về các sự tích trên các đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng. Cả 3 đối tượng đều biết trên các di tích đó thờ ai và có sự tích gì.

Tuy nhiên mức độ hiểu biết của các đối tượng chưa thật đầy đủ. Di tích đền Thượng và đền Trung

Đối tượng học sinh: có một nửa số học sinh được khảo sát cho rằng đền Thượng là nơi thờ Vua Hùng (50%). Chỉ có 2 % chọn đúng đáp án đó là nơi thờ Vua Hùng, thờ trời, thờ thần lúa, thờ thần núi, cột đá thề.

Đối tượng người trung tuổi hầu hết cũng cho rằng đền Thượng là nơi thờ Vua Hùng (65%). Chỉ có 10% chọn đáp án đúng.

Đa số các đối tượng cho rằng Đền Hùng là nơi thờ Vua Hùng cũng bởi lí do trên Đền Hùng thì nhân vật được thờ tự chính là các Vua Hùng. Vua Hùng là những người có công dựng nước. Có rất nhiều những truyền thuyết kể về những sinh hoạt, những sự tích xung quanh thời Hùng Vương. Chình vì vậy mà dường như đây là đối tượng được nhớ đến nhiều nhất. Hai chữ Đền Hùng cũng đã phần nào nói lên đối tượng được thờ tự ở đây. Dù có những người ít am hiểu về Đền Hùng thì khi được hỏi Đền Hùng là nơi thờ ai thì họ chắc chắn sẽ trả lời là thờ Vua Hùng. Các đáp án khác chiếm từ 10- 15% cho thấy đối tượng này cũng khá am hiểu về đền Thượng. Mức độ hiểu biết này chứng tỏ họ cũng biết nhiều về những sự tích, truyền thuyết về các đối tượng được thờ tự.

Di tích đền Trung: Có 55% học sinh chọn đáp án đền Trung là nơi Vua Hùng họp bàn việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng. Có 30% học sinh chọn đáp án đúng đền Trung là nơi Vua Hùng họp bàn việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng; nơi Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dày; nơi thờ Vua Hùng. Đa số học sinh chọn đáp án là nơi Vua Hùng họp bàn việc cùng các Lạc hầu, Lạc tướng. Điều này có thể lí giải là do trên đền Trung vẫn còn những hiện vật ngoài sân đó là những hòn đá. Những hòn đá này được bày như những chiếc bàn, ghế để Vua cùng tướng lĩnh ngồi họp. Những hiện vật này khiến cho họ nhớ nhiều hơn. Vì vậy trong quan niệm của họ đền Trung chính là nơi để Vua bàn việc nước. Có 30% chon đáp án đúng, đây cũng

Đối tượng người già:

Đối tượng này đa số cho rằng đền Thượng là nơi thờ thần núi (35%). Chỉ có 15% chọn đáp án đúng đó là nơi thờ Vua Hùng, thần núi, thờ trời, thần lúa, cột đá thề. Nhiều người chọn đáp án thờ thần núi là do đây đầu tiên Vua Hùng tiến hành các nghi lễ để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng được tốt tươi, nhân khang vật thịnh . Nơi đây có 3 ngọn núi thiêng, với nhiều sự tích, thế đất đẹp. Trước khi có tín ngưỡng thờ nhân thần thì người Việt đã có tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên như thần núi, thần sông… Chính vì vậy họ nghĩ nơi đây thờ thần núi.

Tại di tích đền Trung đa số đối tượng này chọ đáp án là nơi Vua Hùng họp việc nước cùng các Lạc hầu, Lạc tướng (55%). Chỉ có 15% chọn đáp án đúng. Cũng giống như 2 đối tượng trên có lẽ sự hiện diện bàn đá đã tạo nên khung cảnh cho mọi người nhớ đây là nơi họp bàn việc nước của Vua Hùng. Được nhìn thấy những hiện vật đó mọi người sẽ có ý thức nhớ lâu hơn.

Tại di tích đền Hạ và đền Giếng

Cả 3 đối tượng đều chọn đáp án đền Hạ là nơi thờ Mẫu Âu Cơ (80- 90%) và đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (100%). Tỉ lệ này cho thấy người dân rất hiểu biết về hai di tích. Các di tích đều có những nhân vật nổi tiếng và gắn với nhiều truyền thuyết được lưu truyền như truyền thuyết về bọc trăm trăm trứng, truyền thuyết Tiên Dung công chúa…Chính sự đậm đặc của các truyền thuyết khiến cho người dân được tiếp xúc và ghi nhớ nhiều hơn. Mẫu Âu Cơ là nhân vât được mọi người rất quan tâm, bởi ngày nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang rất thịnh hành. Vì lẽ đó mà mọi người quan tâm và tìm hiểu nhiêu hơn.

Các đối tượng cũng có sự lựa chọn khác nhau khi đi các di tích. Nhưng phần lớn họ đều đi tất cả các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Đối tượng học sinh thì thường đi các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng , lăng Tổ, chùa Thiên Quang, đền Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ (65%).

Hai đối tượng người già và người trung tuổi thì thường đi hết các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, kể cả chùa Am Đường (100%).

Như vậy có thể thấy rằng các di tích được mọi người rất quan tâm. Khi có dịp thì mọi người sẽ đi hết. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của mỗi di tích trong lòng người dân là như nhau. Không có hiện tượng người dân coi trọng di tích này hay di tích khác. Mỗi di tích đều gắn với những sự tích hay truyền thuyết khác nhau. Vì lẽ đó nên mỗi di tích đều chứ đựng những nét văn hóa tâm linh khác nhau. Ví dụ đi đền Giếng để cầu duyên. Đền Trung cầu công danh. Đền Thượng cầu mưa thuận gió hòa…Mỗi di tích có những giá trị khác nhau nên đều được sự quan tâm của mọi người.

Trên đền Thượng có nhiều sự tích và truyền thuyết được lưu truyền. Trong đó có sự tích về cột đá thề. Khi được hỏi cột đá thề có sự tích gì, các

đối tượng có những sự lựa chọn khác nhau. Có hai đối tượng là người già và 2 đối tượng người trung tuổi không chọn đáp án nào. Họ không nhớ về sự tích cột đá thề.

Đối tượng học sinh và người trung tuổi có đáp án đúng chiếm tỉ lệ cao, cột đá thề là sự tích Thục Phán nhớ ơn Vua Hùng đã nhường ngôi (35- 85%). Riêng đối tượng học sinh có sự hiểu biết rất cao (85%). Đối tượng người già trả lời đúng chiếm 30%. Như vậy đây cũng là kết quả rất khả quan. Hiện nay trên đền Thượng có thờ một cột đá cổ. Theo người dân thì đó chính là cột đá cổ năm xưa Thục Phán đã dựng lên để ghi nhớ ơn đức của Vua Hùng. Hiện nay, mỗi khi có dịp lên đền Thượng mọi người đều qua đó để thắp hương. Chính vì có sự hiện diện của cột đá đó mà mọi người nhớ

Như vậy có thể thấy rằng, ở bất cứ một di tích nào nếu vẫn còn để lại một dấu vết riêng thì người dân nhớ nhiều hơn. Bởi họ được nhìn thấy cụ thể, người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Mỗi lần đi là một lần được chứng kiến những di tích vẫn tồn tại từ trong quá khứ lịch sử. Sống trên mảnh đất đậm đà yếu tố văn hóa cổ đó, người dân đã quen thuộc với Đền Hùng. Đền Hùng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Sự tích “Ba ngọn núi thiêng” và sự tích “Bọc trăm trứng” là hai sự

tích liên quan đến xã Hy Cương. Khi được hỏi sự tích “Ba ngọn núi thiêng” có nhân vật nào thì mức độ hiểu biết của các đối tượng có sự khác nhau.

Đối tượng học sinh có mức độ hiểu biết cao nhất (75%), đó là sự tích kể về 3 anh em Quan lang con Vua Hùng đi săn. Hai đối tượng còn lại có câu trả lời đúng chiếm từ 15- 20%. Kết quả này cho thấy người dân Hy Cương đã ít nhiều nhớ được sự tích. Đối tượng học sinh vẫn là đối tượng nhớ nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ đối tượng này rất am hiểu về các sự tích và truyền thuyết tại vùng đất Tổ. Đây là thế hệ trẻ sẽ tiếp bước các thế hệ cha ông trong tương lai. Vì vậy sự hiểu biết về các truyền thuyết, về các di tích tại đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Truyền thuyết về thời Hùng Vương cũng những sự tích có được sống mãi cùng dân tộc hay không là nhờ sự giữ gìn, lưu truyền của thế hệ này.

Về sự tích “Bọc trăm trứng”, kết quả khảo sát cho thấy các đối tượng đều rất nhớ về sự tích này (85- 100%). Đây là sự tích nói về cuộc gặp gỡ và kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai. Sự tích cũng lí giải về nguồn gốc dân tộc Việt từ đó mà cấu thành lên hai tiếng “đồng bào”. Đây là truyền thuyết rất phổ biến tồn tại trong dân gian. Sự lưu truyền rộng rãi của sự tích này cũng bởi giá trị thiêng liêng của nó. Không chỉ người dân Hy Cương mà bất cứ người dân

sinh ra trong cùng một mẹ: đó là mẹ Âu Cơ. Chính sự ý thức về nguồn cội đó khiến người dân luôn ghi nhớ sự tích này.

Thời đại Vua Hùng còn liên quan đến nhiều những câu truyện về các nhân vật khác nhau. Khi được hỏi về truyện “Sự tích bánh chưng bánh dày”,

truyện “Thánh Gióng”, truyện “Sự tích dưa hấu” thì trên 50% các đối tượng

trả lời đúng. Đây cũng là những truyền thuyết được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Mỗi nhân vật đều gắn với những sự tích thời Vua Hùng. Lang Liêu là người làm ra bánh chưng bành dày dâng Vua Hùng và được Vua Hùng truyền ngôi. Bánh chưng, bánh dày là những vật phẩm không thể thiếu trong những ngày lễ tết của người dân Việt Nam. Đó cũng là sự kế thừa, sự ghi nhớ đến người có công sáng tạo ra loại bánh này. Loại bánh này đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân Hy Cương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Khi nhìn những chiếc bánh chưng không ai không nhớ tới sự tích người làm ra chiếc bánh đó. Đó chính là cội rễ làm nên sức sống lâu bền cho truyền thuyết này.

Trong truyện “Thánh Gióng”, “Sự tích dưa hấu ” cũng vậy. Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm riêng để người dân lưu truyền. Người dân Việt vốn có tín ngưỡng thờ nhân thần, thờ các vị anh hùng có công với nước. Thánh Gióng là người đã giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc Ân. Vì công lao đó mà người dân luôn ghi nhớ và truyền tụng. Đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhân vật Mai An Tiêm cũng là điển hình cho một người luôn có tinh thần lạc quan, thẳng thắn, không ngại khó khăn gian khổ để vươn lên. Chính ý chí đó được người dân noi theo và ghi nhớ.

Như vậy với mỗi sự tích hay truyền thuyết đều chứa đựng trong đó những giá trị riêng để người dân luôn ghi nhớ và thờ phụng. Niềm tin đó khiến cho sức sống lâu bền của thời đại Hùng Vương còn vang mãi . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân nơi đây. Sống trên vùng đất in đậm những giá trị đó khiến người dân luôn ý thức về một thời đại hào hùng của dân tộc. Mỗi dịp lễ hội là cơ hội để người dân bày tỏ tầm lòng thành kính của mình trước tổ tiên.

Việc tham gia lễ hội của người dân cũng được tiến hành theo những cách khác nhau. Trong phần lễ có những người tham gia một cách có tổ chức như trong các đoàn rước kiệu. Tại làng Cổ Tích (xã Hy Cương) có rước bát bửu, rước thần… Còn lại người dân đi nhỏ lẻ, có thể tự sắm lễ để dâng lên các đền để bày tỏ tấm lòng thành kính của có mình. Từ sáng sớm, những đám rước kiệu rực rỡ sắc màu đã khuấy động không khí thành phố Việt Trì, khu di tích đền Hùng và các vùng lân cận. Đám rước kiệu trang trọng của nhân dân xã Hy Cương theo phong tục “con trưởng tạo lệ” hằng năm cùng các đám rước từ các xã lân cận đã thu hút khoảng trên 1.000 người. Xuất phát từ đình thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, kiệu bát cống và kiệu văn rước hạt lúa thần - vật tượng trưng cho sự ấm no và công đức các vua Hùng - được 20 thanh niên ghé vai khiêng lên đến đền Thượng, nơi sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.

(xem ảnh 19)

Trong phần hội có những người tham gia vào các trò chơi: chơi cờ, nấu cơm thi, bơi thuyền, ném còn… Những người không tham gia thì đi đến hội để xem và cổ vũ. Tất cả đã tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt của ngày hội. Không khí đó làm nức lòng người dân nơi đây. Họ chờ đón ngày hội để được hòa mình vào những cuộc vui đó.

Khi được hỏi về những điệu hát hay những trò chơi về thời Hùng Vương và dịp lễ hội Đền Hùng thì mọi người đều có những hiểu biết cụ thể. Hầu hết các đối tượng đều biết được hát Xoan có nguồn gốc từ thời Hùng Vương (trên 60%). Trong dịp lễ hội Đền Hùng, hát Xoan là phần không thể thiếu nên người dân thấy được vị trí quan trọng của nó. Lễ hội Đền Hùng là nơi tái hiện lại nhiều những sinh hoạt văn hóa từ thời Hùng Vương. Chính vì vậy người dân hiểu được phần nào những trò diễn hay trò chơi ở đó.

Đối tượng người già thì biết nhiều hơn về các trò chơi trong dịp lễ hội Đền Hùng: đu tiên, ném còn, chơi cờ, nấu cơm thi (90%). Các đối tượng khác thì chủ yếu chọn múa rối, nấu cơm thi, chơi cờ. Người già biết nhiều các trò chơi hơn bởi có những trò chơi từ xa xưa trong lễ hội Đền Hùng nhưng ngày nay thì không còn tổ chức nữa như trò đu tiên. Vì vậy mà có nhiêu người không biết hoặc ít biết đến trò chơi đó.

Như vậy qua khảo sát cho thấy mức độ hiểu biết về các truyền thuyết và các di tích trong khu di tích lịch sử Đền Hùng cuả người dân Hy Cương là tương đối cao. Đền Hùng nằm trên địa bàn xã Hy Cương nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hy Cương. Đặc biệt là đối tượng học sinh có mức độ am hiểu về truyền thuyết và các di tích chiếm tỉ lệ rất cao so với hai đối tượng trên. Nguyên nhân là do các em được giáo dục trong nhà trường. Có rất nhiều những sự tích hay truyền thuyết được đưa vào chương trình dạy học. Từ nhỏ các em đã được đọc những truyện đó nên có những nhân vật đã in đậm trong trí nhớ các em.

Một phần của tài liệu Đền Hùng trong đời sống kinh tế và tín ngưỡng người dân Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 60)