LƢỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch sinh thái (Trang 50 - 52)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.4 LƢỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU

Lƣợng khách du lịch Trekking

Cùng với sự gia tăng của lượng khách du lịch trên đị bàn huyện Sapa thì các điểm du lịch tại VQG luôn là những điểm đến số một đối với du khách yêu Trekking. Cụ thể như năm 2009 toàn Sapa đón được 122.350 lượt khách Trekking thì có 97.051 lượt khách đi theo các tuyến trong VQG Hoàng Liên, chiếm 79,32%.

So với con số 223.045 lượt khách đến VQG Hoàng Liên năm 2009 thì khách du lịch Trekking đạt được tỷ lệ 43,51%. Như vậy, hiện nay du lịch Trekking đang chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong du lịch VQG Hoàng Liên.

Hoàng Thị Thủy – VH1002 51 Bảng 3.2: Số lượt khách theo các tuyến Trekking

Năm 2006 2007 2008 2009

Khách quốc tế 66410 70977 76146 78925

Khách nội địa 8280 10958 15020 18126

Tổng 74690 81935 91166 97051

(Nguồn: Phòng Văn hóa –Thông tin –Du lịch và chi cục thuế huyện Sapa)

Hình 3.1: Biểu đồ biểu thể hiện lượt khách theo các tuyến Trekking

Lượng khách du lịch Trekking tới Vườn những năm gần đây liên tục gia tăng. Từ năm 2006 đến năm 2009 khách du lịch từ 74.690 lượt khách lên 97.051 lượt khách (tăng 22.361 lượt) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,98%. Tuy giai đoạn này cả nước đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế thế giới lượng khách Trekking vẫn tăng trưởng khá cao. Kết quả này đã phần nào thể hiện được sự hiệu quả trong chính sách khuyến khích phát triển của chính quyền địa phương.

 Hoạt động khai thác, kinh doanh và doanh thu từ du lịch Trekking

Hiện nay, hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch Trekking tại VQG Hoàng Liên đã khá đa dạng. Tham gia cung ứng dịch vụ có cơ sở chuyên kinh doanh

Hoàng Thị Thủy – VH1002 52

Trekking, các cơ sở kinh doanh tổng hợp và văn phòng tour tại địa phương. Một số đã quan tâm đến các nguyên tắc phát triển bền vững, các vấn đề bảo tồn, bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi cải thiện cuộc sống CĐ. Dân cư địa phương có thể tham gia vào hoạt động khai thác du lịch Trekking rất hữu hiệu và có lợi cho họ như làm HDV, khuân vác đồ, nấu ăn, cho thuê nhà nghỉ, bán hàng thủ công cho khách...

Đa số các đơn vị kinh doanh du lịch Trekking trực tiếp đều xuất phát từ các đơn vị kinh doanh lưu trú tại thị trấn Sapa (chủ yếu là những khách đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú của mình). Tới nay có 18 công ty, chi nhánh, văn phòng tour đủ điều kiện kinh doanh lữ hành. Các đơn vị đã có những chiến lược trong quảng cáo, chào bán các tour lồng ghép, xen kẽ loại hình đáp ứng một phần nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Nổi bật trong số đó mô hình hợp tác với hãng chuyên kinh doanh du lịch Trekking quốc tế nhằm chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh du lịch Trekking của công ty Phú Thịnh và hãng Topas (Đan Mạch).

Về doanh thu từ du lịch Trekking những năm gần đây cũng tăng trưởng nhanh cùng với sự gia tăng của số lượng khách du lịch. Doanh thu đạt được, được phân chia cho các thành phần tham gia như đơn vị kinh doanh, chính quyền địa phuơng và người dân địa phương. Năm 2009, riêng doanh thu từ vé du lịch trong các tuyến Trekking đã thu được hơn 1.8 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hoạt động du lịch Trekking tại vườn quốc gia Hoàng Liên theo quan điểm du lịch sinh thái (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)