6. Kết quả đạt được của luận vă n
2.3.3. Về cơ cấu nguồn vốn huy động
a. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi tiền
Bảng số 2.7 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi
Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007
Giá trị Giá trị Giá trị
Chỉ tiêu (tỷ đồng) Tỷ trọng (tỷ đồng) Tỷ trọng (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 6.749,00 100% 9.107,00 100% 10.168,00 100% 1.Ngắn hạn 4.742,00 70% 5.008,85 55% 5.897,44 58%
Trong đó: tiền gửi
không kỳ hạn là
2.189,00 32% 2.629,00 29% 3.159,00 31%
2.Trung dài hạn 2.007,00 30% 4.098,15 45% 4.270,56 42%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
Bảng 2.7 thể hiện nguồn vốn huy động tăng theo thời gian, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng so với năm trước của năm 2007 (12%) thấp hơn năm 2006 (35%).
Trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn và ổn định khoảng 30% trong tổng nguồn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động huy động vốn khi huy động được tiền gửi giá rẻ .Về qui mô tuyệt đối, tiền gửi không kỳ hạn ngày càng nhiều với tốc độ tăng trưởng hàng năm 2006 là 5%, năm 2007 là 17%.
ĐỘ THỊ TĂNG TRƯỞNG NGUỒ N VỐ N HUY
ĐỘ NG PHÂN THEO LOẠ I THỜI HẠ N GỬI
6.749 2.629 10.168 4.742 2.007 2.189 5.009 4.098 9.107 4.271 5.897 3.159 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000
Tổng vốn huy động Ngắn hạn TGKKH Trung dài hạn
Ty ̉ đ ô ̀ ng 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.1 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh phân theo lọai kỳ hạn (thời hạn) gửi, từ năm 2005-2007 .
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
b. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ
So với năm 2005, tiền gửi VND tăng cả về qui mô lẫn tỷ trọng, tiền gửi ngoại tệ giảm cả về qui mô và tỷ trọng. Trong khi nhu cầu nguồn để cho vay USD ngày càng nhiều, nguồn tiền gửi chi nhánh huy động được giảm, chi nhánh buộc phải vay thấu chi BIDV với lãi suất cao, hiệu quả kinh doanh giảm. Về tốc độ tăng trưởng, cả USD và VND đều giảm, tương ứng với xu hướng tăng trưởng nguồn vốn 2007 so với 2006 là giảm.
Bảng số 2.8: Tình hình nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ
Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị
(tỷ đồng) Tỷ trọng (tỷ đồng) Tỷ trọng (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 6.749,00 100% 9.107,00 100% 10.168,00 100% Tiền gửi VND 5.040,00 75% 7.103,46 78% 8.236,08 81% Tiền gửi ngoại tệ 1.709,00 25% 2.003,54 22% 1.931,92 19%
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của năm 2006 và 2007 lần lượt là 35% và 12%. Trong đó năm 2006, nguồn tiền gửi VND và ngoại tệ đều tăng, nhưng tốc động tăng trưởng của tiền gửi VND nhanh hơn. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ giảm so với năm 2006 là 3% trong khi nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng ngày càng tăng. Như vậy, sự tăng trưởng của nguồn và sử dụng nguồn USD chưa tương ứng, BIDV Hồ Chí Minh phải vay thấu chi USD với BIDV để có nguồn cho khách hàng vay.
ĐỘ THỊ TĂNG TRƯỞNG NGUỒ N VỐ N HUY
ĐỘ NG PHÂN THEO LOẠ I TIỀ N TỆ
6,749 8,236 1,709 9,107 10,168 7,103 5,040 2,004 1,932 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2005 2006 2007 Ty ̉ đ ô ̀ ng Tổng HĐV TG VND TG ngoạ i tệ
Biểu đồ 2.2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh phân theo lọai tiền tệ, từ năm 2005-2007
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
c. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại khách hàng
Số liệu trong bảng 2.9 cho thấy cơ cấu về nguồn tiền gửi huy động phân theo nhóm khách hàng qua các năm thể hiện sự bất cập. Đó là, cả về qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân giảm. Nhóm khách hàng mang lại nguồn tiền gửi ổn định cho NH, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn và là đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng.Việc giảm sút thể và không ổn định của nguồn tiền gửi này có thể hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh.
ĐỘ THỊ TĂNG TRƯỞNG NGUỒ N VỐ N HUY
ĐỘ NG PHÂN THEO LOẠ I KHÁ CH HÀ NG
2.644 10.168 9.107 6.749 2.289 3.305 7.524 6.102 4.460 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2004 2005 2006 2007 2008 Ty ̉ đ ô ̀ ng
Tổng HĐV TG cá nhân TG tổ chức
Biểu đồ 2.3 : Đồ thị biễu diễn cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Hồ Chí Minh theo phân lọai khách hàng
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng. Như vậy, đây là một thách thức với BIDV Hồ Chí Minh trong bối cảnh nhiều kênh huy động tiền gửi cá nhân ra đời. BIDV Hồ Chí Minh cần phải lưu ý tìm ra giải pháp hợp lý để giữ chân khách hàng cá nhân và thu hút thêm khách hàng mới.
Bảng số 2.9 : Tình hình nguồn vốn huy động phân theo lọai khách hàng
Năm 2005 Năm 2006 Tháng 9/2007
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị
(tỷ) Tỷ trọng (tỷ) Tỷ trọng (tỷ) Tỷ trọng Tổng vốn huy động 6.749,00 100 9.107,00 100 10.168,00 100
Tiền gửi cá nhân 2.289,00 43 3.305,31 33 2.643,68 26 Tiền gửi tổ chức 4.460,00 57 6.101,69 67 7.524,32 74
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hồ Chí Minh năm 2005, 2006, 9 tháng 2007[3]
2.3.4. Ý kiến đánh giá của khách hàng có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh việc đánh giá về họat động dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh thông qua phân tích các kết quả họat động qua các năm, luận văn cũng đã thực hiện điều tra thăm dò ý kiến khách quan của một số khách hàng cá nhân ngẫu nhiên khác nhau hiện đang có giao dịch dịch vụ huy động vốn tại BIDV Hồ Chí Minh (khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thu nhập, lọai hình tiền gửi giao dịch, thời gian giao dịch với chi nhánh…). Qua đó, phần nào nắm bắt được ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh. Kết quả thăm dò tại bảng 2.11 (hoặc tại Biểu đồ 2.8-Phụ lục 2) cho thấy đa số khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh. Thể hiện qua tỷ lệ 73,070% khách hàng hài lòng, 23,53% khách hàng thấy bình thường đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi do BIDV Hồ Chí Minh cung cấp.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khách hàng chưa hài lòng với dịch vụ (khoảng 0,69% trong tổng số khách hàng được thăm dò ý kiến). Nguyên nhân nằm ở chỗ thời gian giao dịch của NH còn chưa nhanh (chỉ 57,79% khách hàng hài lòng với thời gian giao dịch; 40,83% khách hàng cho là thời gian giao dịch dịch vụ huy động vốn là bình thường; và 0,69% cho là chưa nhanh). Bên cạnh đó, thái độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch chưa làm hài lòng 100% khách hàng, thể hiện qua kết quả là 83,04% khách hàng hài lòng với thái độ của nhân
viên giao dịch tiền gửi; 80,62% khách hàng hài lòng với tính chuyên nghiệp của nhân viên giao dịch tiền gửi.
Bảng số 2.10 : Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh
Ý kiến khách hàng
lòng/TốtHài thường/KháBình lòng/Kém Chưa hài Không ý kiến Thời gian giao dịch tiền gửi 57,79% 40,83% 0,69% 0,69% Thái độ nhân viên trong giao dịch
tiền gửi 83,04% 14,88% 0,35% 1,73%
Tính chuyên nghiệp của nhân viên
giao dịch 80,62% 15,57% 0,69% 3,11%
Mức độ hài lòng về chất lượng
dịch vụ tiền gửi 73,70% 23,53% 0,69% 2,08%
Thủ tục 50,87% 43,94% 4,50% 0,69%
Nguồn: Báo cáo thăm dò khách hàng đợt 2 năm 2007 của BIDV Hồ Chí Minh [4]
Ngoài ra, thủ tục giao dịch trong dịch vụ huy động vốn của chi nhánh cũng chưa làm hài lòng tất cả khách hàng, thể hiện qua 4,5% khách hàng đã đánh giá họ chưa hài lòng về thủ tục giao dịch của BIDV Hồ Chí Minh, và chỉ có 50,87% khách hàng cảm thấy hài lòng với thủ tục giao dịch này.
Bên cạnh việc tập hợp được ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ huy động vốn của BIDV Hồ Chí Minh, kết quả của cuộc thăm dò cũng đã vẽ ra được bức tranh về cơ cấu khách hàng giao dịch dịch vụ huy động vốn tại chi nhánh, thể hiện nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm và chính sách liên quan đến dịch vụ huy động vốn, đồng thời cũng minh chứng nguy cơ cạnh tranh trong dịch vụ huy động vốn khi các kênh đầu tư khác được khách hàng chọn lựa nhiều (Các kết quả thăm dò được thể hiện trong Phụ lục 2 và được phân tích trong phụ lục 2(bis)). Để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển họat động huy động vốn, BIDV Hồ Chí Minh cần lưu ý đến các phân tích này khi đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
2.3.5. Tình hình phát triển “Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn” 2.3.5.1 Về các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn 2.3.5.1 Về các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn
- Dịch vụ ATM: BIDV là một trong các NHTM Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ
ATM đầu tiên, bắt đầu từ năm 2001. Thời gian đầu, do dịch vụ vẫn còn xa lạ với thị trường trong nước, nên BIDV nói chung và BIDV Hồ Chí Minh nói riêng rất khó thuyết phục được khách hàng tham gia sản phẩm dịch vụ thẻ BIDV-ATM. Đến nay, sản phẩm thẻ ATM đã trở nên quen thuộc với nhiều khách hàng nên việc tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ dễ thành công hơn. Dịch vụ thẻ ATM không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng của BIDV trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán..), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi đáng kể cho BIDV Hồ Chí Minh với “giá rẻ”. Vì khi mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thẻ ATM, khách hàng thường phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tài khoản. Khi đã quen và thấy được lợi ích (được hưởng lãi tiền gửi) và sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ tại ngân hàng, khách hàng sẽ duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn tại NH ngày càng nhiều. Khi cần, họ dùng thẻ ATM để rút tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán chi phí, dịch vụ mà họ sử dụng. (Trước đây khách hàng luôn phải mang theo tiền mặt bên mình để sẵn sàng chi tiêu hoặc để tiền nhàn tạm thời rỗi tại nhà, rất không an toàn và không được hưởng lãi)
Để mang lại sự tiện ích cho khách hàng, đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ và để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 BIDV đã triển khai dịch vụ giao dịch rút tiền và chuyển tiền qua hệ thống các máy cà thẻ (POS). Với thẻ BIDV-ATM, ngoài có thể giao dịch tại các máy ATM, khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch như ứng tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hoá, chi phí dịch vụ cho các nhà cung cấp tại điểm bán hàng (còn gọi là đơn vị chấp nhận thẻ) bằng cách thực hiện giao dịch chuyển khoản cho nhà cung cấp qua máy cà thẻ (POS), thay vì trả tiền mặt như trước đây. Như vậy, cùng
với các máy BIDV-ATM, việc đưa hệ thống máy cà thẻ (POS) vào thị trường đã mang lại kênh phân phối tiện lợi cho khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi chấp nhận cho BIDV Hồ Chí Minh lắp đặt máy cà thẻ để tăng kênh thanh toán cho khách hàng, các đơn vị chấp nhận thẻ phải mở tài khoản thanh toán (tài khoản chuyên thu tiền hàng) tại BIDV Hồ Chí Minh để nhận tiền do khách hàng chuyển khoản. Như vậy, việc phát triển mạng lưới máy cà thẻ một mặt làm tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng BIDV-ATM, tăng thu phí dịch vụ, mặt khác làm tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho BIDV Hồ Chí Minh.
Tính đến tháng 9/2007, BIDV Hồ Chí Minh đã triển khai và lắp đặt thành công gần 50 máy cà thẻ (POS).
- Dịch vụ thanh toán định kỳ (tiền điện)
Dịch vụ thanh toán tiền điện qua NH là sản phẩm dịch vụ mới của BIDV Hồ Chí Minh, bắt đầu được triển khai trong năm 2006. Mặc dù là sản phẩm mới nhưng cũng mang lại lợi ích nhất định cho BIDV Hồ Chí Minh trong hai năm qua vì ngoài phí dịch vụ thu hộ thu được Công ty Điện Lực TP.HCM (EVN-HCMC) trả, BIDV Hồ Chí Minh còn duy trì được số dư TGKKH nhất định do EVN-HCMC mở tài khoản chuyên thu tiền điện tại BIDV Hồ Chí Minh để thực hiện dịch vụ này. Theo số liệu thống kê, so với tổng doanh số tiền điện mà BIDV Hồ Chí Minh thu hộ cho EVN-HCMC hàng tháng, số dư bình quân EVN-HCMC duy trì trên tài khỏan chuyên thu tại BIDV Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60%. Đây là một con số hết sức có ý nghĩa, vì doanh số tiền điện của EVN-HCMC thu hàng tháng rất lớn, nếu BIDV Hồ Chí Minh phát triển tốt dịch vụ thu hộ tiền điện, mở rộng dịch vụ đến càng nhiều khách hàng, thì số dư tiền gửi không kỳ hạn của EVN-HCMC càng cao, BIDV Hồ Chí Minh càng thu được nhiều lãi (chênh lệch lãi).
- Dịch vụ chi hộ lương: Đây là một trong những dịch vụ mà BIDV Hồ Chí Minh có thế mạnh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ được hạch toán tự
động, nhanh chóng nên được thị trường đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, do BIDV đã kết nối trực tuyến trên toàn hệ thống, và kết nối song phương với một số ngân hàng như NH Công Thương VN, NH Nông Nghiệp và phát Triển Nông Thôn, Citibank...nên việc chi hộ lương của BIDV Hồ Chí Minh đáp ứng đến tất cả tài khoản nhận lương thuộc trong và ngoài hệ thống BIDV, đảm bảo chuyển tiền đến tài khoản cho khách hàng trong ngày trả lương.
Hiện nay, trung bình hàng tháng, BIDV Hồ Chí Minh hạch toán chi hộ lương, các loại thu nhập được trả như phí hoa hồng của đại lý khai thác bảo hiểm, hoa hồng cộng tác viên của các công ty thu cước viễn thông...với tổng số trên 20.000 tài khoản nhận lương (hoặc hoa hồng phí). Phát triển tốt dịch vụ này, ngoài việc tăng thu phí dịch vụ (phí chi hộ lương) cho BIDV Hồ Chí Minh, tiền gửi không kỳ hạn của BIDV Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội tăng do khách hàng nhận lương (hoa hồng phí) bao giờ cũng duy trì số dư nhất định trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Kết quả khảo sát mức độ duy trì số dư trên tài khỏan nhận lương của khách hàng (qua BIDV Hồ Chí Minh) cho thấy so với tổng số tiền lương được nhận hàng tháng, khách hàng của BIDV Hồ Chí Minh duy trì số dư trên tài khỏan với tỷ lệ trung bình khoảng 29,2%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số khách hàng nhận lương của BIDV Hồ Chí Minh, mức lương bình quân một khách hàng nhận được khoảng trên 5,6 triệu đồng một tháng, và số tiền duy trì bình quân trên tài khoản là hơn 1,62 triệu đồng. Như vậy, nếu càng phát triển dịch vụ chi hộ lương, BIDV Hồ Chí Minh càng có cơ hội tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn.
- Dịch vụ chứng minh khả năng tài chính để làm thủ tục du học/xuất cảnh:
Với dịch vụ này, khi khách hàng có tài sản thế chấp, BIDV Hồ Chí Minh sẽ cấp cho khách hàng một khoản tín dụng theo nhu cầu của họ, tuy nhiên khoản tín dụng này khách hàng không rút tiền ra mà sẽ được giữ lại BIDV Hồ