CHƯƠNG 6: SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản (Trang 86 - 90)

THỦY SẢN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ

6.1. Sự cố công trình xử lý nước thải thủy sản và khắc phục sự cố. phục sự cố.

6.1.1. Quản lý:

Trong bắt cứ công trình xử lý nước thải nào khâu quản lý là quan trọng nhất chúng là chìa khóa sự thành bại của một công trình xử lý nước thải. Nếu mô hình quản lý không tốt thì dù cho công nghệ có tiên tiến đến đâu, thiết bị đắt tiền thì cũng không có kết quả cao.

Trong các tài liệu về hệ thống xử lý nước trong nước và cũng như ngoài nước cho thấy sự quản lý phù hợp là yếu tố then chốt giúp đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt.

Thông thường trong công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản việc lựa chọn công nghệ cũng như là nhân lực vận hành nhà may là một bài toán phức tạp. Vì vậy đồi hỏi công tác giám sát và quản lý phải thực sự tốt.

Về phần nhân viên vận hành nhà máy thì phải hiểu rỏ kiến thức về công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp hóa lý cũng như là biện pháp sinh học để việc vận hành đạt hiểu quả cao.

6.1.2.Vận hành công trình:

Vận hành bao gồm điều chỉnh lưu lượng và chất lượng nước trong dòng vào của hệ thống. Tùy thuộc vào chất lượng nước trong dòng vào,khả năng tự làm sạch và yêu cầu về chất lượng nước xả, đối với các công ty chế biến thủy sản lớn hoặc các khu công nghiệp mà có lẩn các nước tạp vào thì cần xem xét và phân tích nguồn nước để tránh hiện tượng sự cố công trình.

Đối với các công trình xử lý bằng thủy sinh thì phải hết sức quan tâm đến các yếu tố ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của tảo.

Nếu nước thải dòng vào hợp lý và công tác vận hành đúng cách thì nước thải dòng ra sẽ đạt yêu cầu xả thải.

Nếu hệ thống xử lý gặp sự cố, công tác vận hành không được thực hiện dung quy tắc thì nước dòng ra cần được xử lý bổ sung trước khi xả thải.

Đối với việc xử lý nước thải chế biến thủy sản cũng vậy công tác vận hành phải hết sức chú trọng đến tải lượng ô nhiểm của dòng vào và các dầu mở thải ra trong quá trình sản xuất.

Nếu nước thải đầu ra không đạt chúng ta cấn kiểm tra các vần đề như sau: -Tải lượng hữu cơ nước thải đầu vào.

-Kiểm tra quá trình hoạt động của hệ thống.

-Đậc biệt quan trọng là ở bể sinh học thường xuyên bị sự cố do chất lượng nước dòng vào ảnh hưởng.

-Kiểm tra các hệ thống cấp khí, bơm hóa chất, các chất dinh dưỡng bổ sung vào bể sinh học.

-Nếu là hệ thống tự động thì phải thường xuyên kiểm tra các hệ thống tiếp nước ở các bể. 6.1.3. sự cố công trình và cách khắc phục sự cố: STT SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC 1 - Bể chứa bùn bị đầy, lượng bùn tồn đọng trong bể lắng quá nhiều ( do không thể bơm qua bể chưa bùn) gây ra hiện tượng kị khí làm bùn nổi lên tràn qua bể sinh học gây ảnh hưởng xấu đến vi sinh.

- Bể chứa bùn bị tràn, lượng bùn tràn vào hố thu làm tăng chỉ số COD đột ngột dẫn đến vi sinh vật trong bể sinh học bị sốc máy ép bùn với công suất nhỏ và hoạt động không hiệu quả.

- Hiện nay đã đầu tư xây dựng sân phơi bùn để giảm tải cho máy ép. - Ngoài ra, cũng có thể đầu tư thêm máy ép với công suất lớn. - Thường xuyên rút bùn ở bể lắng. 2 Vi sinh vật ở bể sinh học bị chết. Chất lượng nước đầu vào không đạt, tải lượng ô nhiểm cao.

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ở hố thu để có biện pháp ứng phó kịp thời ( có thể kiểm tra sơ bộ: màu, mùi, pH của nước thải)

- Nếu gặp sự cố nên tăng thời gian sục khí ở mỗi mẻ, giảm lượng nước vào đồng thời dưỡng vi sinh bằng cám gạo, phân NPK hay các loại hóa chất dinh dưỡng khác.

3

Nước mưa chảy tràn làm ngập hố thu và hồ hoàn thiện khiến trạm phải dừng việc xử lý.

Do trạm xử lý nằm ở khu vực thấp, trũng .

Đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thoát nước mưa.

4

Bơm hóa chất thường xuyên bị nghẹt gây khó khăn trong công tác vận hành và bảo trì. Do trạm sử dụng loại bơm màng để bơm hóa chất. Do hóa chất có lẫn nhiều tạp chất.

- Thay bơm hóa chất mới. - Cẩn thận hơn trong việc châm hóa chất tránh không cho tạp chất lọt vào.

- Khi bơm bị nghẹt, hóa chất không bơm lên bể keo tụ được làm cho hàm lượng SS cao. Vì vậy cần tăng thời gian xử lý ở bể sinh học. 5 Bơm bùn bị nghẹt, không thể bơm bùn về máy ép nên bùn bị tràn về hố thu - Do bơm hỏng. - Bùn đặc

Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và nhanh chóng khắc phục sự cố. Vệ sinh bơm thường xuyên, bảo quản bơm tốt.

6

Thùng thu dầu bị tràn Đường dẫn từ ngăn chứa dầu ở bể tuyển nổi và thùng thu dầu thường bị nghẹt

Do thùng thu dầu không có mái che khi mưa xuống, nước mưa chảy vào hòa cùng với dầu.

- Cần bố trí mái che ở thùng thu dầu để tránh nước mưa tràn vào.

- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn dầu.

7

Vi sinh vật bị chết do các sự cố khác nên không lắng được theo van xả ở bể SBR ra ngoài. - Máy ép bùn hoạt động không hiệu quả, lượng bùn đưa về hố thu nhiều làm sốc vi sinh.

Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ở hố thu.

8 Các sự cố về điện

Mất pha,

không ổn

định….

9 Chất lượng nước đầu ra không đạt

Bể SBR làm việc không hiệu quả hay hiệu quả kém do nhiều ảnh hưởng có thể là: Chỉ tiêu dầu mỡ, nồng độ bùn hoạt tính trong bể, pH, DO…

- Tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời:

+ Kiểm tra nồng độ kim loại nặng nếu có nghi ngờ. + Kiểm tra hệ thống máy thổi khí.

+ Nồng độ bùn trong bể SBR, dư thì xả bỏ bớt + Kiểm tra hoạt động của bể tách dầu, nếu cần thì vệ sinh.

+ Kiểm lại thiết bị đo pH

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w