Nhóm giải pháp tạo ra nguồn hàng, sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo tiền đề cho hoạt động XTTMDL:

Một phần của tài liệu Phân tích, dự báo thị trường và nhu cầu XTTMDL của các doanh nghiệp Thương mại du lịch năm 2010 (Trang 43 - 45)

V- Các phương án XTTMDL giai đoạn 2007–2010:

1-Nhóm giải pháp tạo ra nguồn hàng, sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh trên thị trường tạo tiền đề cho hoạt động XTTMDL:

tranh trên thị trường tạo tiền đề cho hoạt động XTTMDL:

1.1- Giải pháp phía Nhà nước:

Về tạo nguồn hàng xuất khẩu:

- Tăng cường đầu tư tăng thêm diện tích nuôi thủy sản, trồng dừa, quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái, có chính sách cho vay vốn, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

- Hoàn chỉnh môi trường đầu tư (các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cảng sông - biển, điện, nước, ngân hàng, tín dụng, bưu chính, viển thông…) Khuyến khích và thu hút đầu tư trong ngoài nước đầu tư chế biến các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chế biến, xuất khẩu thủy sản, dừa đã cổ phần hóa. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

Về tạo môi trường phát triển du lịch:

Để đảm bảo cho du lịch Bến Tre phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả cao, cần phải đầu tư một cách đồng bộ các lĩnh vực cơ bản sau đây:

- Quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm, các dự án con của quy hoạch để làm căn cứ quản lý và kêu gọi đầu tư;

- Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm theo quy hoạch (đường giao thông, điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và môi trường…);

- Đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa;

- Đầu tư tôn tạo, bảo vệ và phục hồi các giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững.

1.2- Giải pháp phía các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp thương mại:

Để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh trên thị trường tạo điều kiện thực hiện tốt công tác XTTM đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần

- Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, bằng biện pháp: xác lập hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp, phân tích, dự báo thị trường và đối thủ cạnh tranh; phân tích, đánh giá đúng thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT; nhằm lựa chọn được cơ hội có khả năng dẫn đến thành công; lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp với hoàn cảnh môi trường và thị trường cũng như điều kiện thực hiện của doanh nghiệp. Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, chuyển từ quản trị tác nghiệp sang quản trị chiến lược. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh, tăng cường liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh để có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai để tăng năng suất, giảm chi phí, phát triển mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao: Hiện nay, công nghệ sản xuất, chế biến một số nhà máy chế biến thủy sản, dừa đã lạc hậu so với trình độ tiên tiến trên thế giới, do đó mà chất lượng sản phẩm sản xuất ra không cao, chi phí nguyên liệu và năng lượng lớn, đã dẫn tới giá thành của sản phẩm cao hơn so với sản xuất ở các nước khác. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư cải tiến, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu.

- Chú trọng đến việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, xem đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp còn chưa có thương hiệu và vì vậy, tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm không cao. Nhiều trường hợp, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng không thua kém gì so với sản phẩm của nước ngoài nhưng do không có thương hiệu nên phải bán với giá thấp hơn và tên tuổi của doanh nghiệp, sản phẩm không được người tiêu dùng trong nước, ngoài nước biết đến, đồng thời gây khó khăn trong hoạt động XTTM và phát triển các sản phẩm mới. Từ đó đặt ra vấn đề rất cấp bách là các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, từng bước xây dựng, đăng ký các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ISO, HACCP, GMP… cải tiến bao bì nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng, nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực: Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nguồn nhân lực có trình độ quản lý, nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao. Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đó là đào tạo các kỹ năng và kỷ luật, tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân, nâng cao năng suất lao động để

góp phần hạ thấp giá thành của sản phẩm. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có chính sách thoả đáng để thu hút các nhân tài về làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp du lịch:

- Các doanh nghiệp du lịch nên chú trọng đầu tư các khu, điểm du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch chung của toàn tỉnh phải tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho doanh nghiệp, hấp dẫn và không trùng lắp với các doanh nghiệp khác, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác các tài nguyên du lịch đồng thời phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững,

- Chú động đến việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong các loại hình hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn: cử người đi học dài hạn tại các trường, trung tâm dạy nghề của ngành hoặc đào tạo tại chỗ. Phối hợp với các tỉnh lân cận và mời giáo viên chuyên nghiệp đến giảng dạy, đây là mô hình hiệu quả vì có điều kiện và thời gian thực hành nghiệp vụ. Các doanh nghiệp nếu có khả năng, cử người có trình độ và năng lực sang các nước phát triển để đào tạo.

Một phần của tài liệu Phân tích, dự báo thị trường và nhu cầu XTTMDL của các doanh nghiệp Thương mại du lịch năm 2010 (Trang 43 - 45)