Một số định hướng phát triển gia vị của Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gia vi tai VN.doc (Trang 29 - 31)

Những tháng đầu năm 2003 hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam đã có phần chững lại do các nước Trung đông và các tiểu Vương quốc Ả rập có nhiều biến động do cuộc chiến I-rắc. Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế trong khu vực sau chiến tranh, mặt hàng gia vị vẫn có nhiều cơ hội để thâm nhập và mở rộng thị phần tới các thị trường này. Mặt khác xu hướng dùng nhóm hàng gia vị này trong chế biến dược phẩm đang lan nhanh sang các nước châu Mỹ. Ngay tại thị trường trong nước, gừng, nghệ, quế, hồi hiện không đủ cung cho cầu. Theo hội Dược Việt Nam, hiện các nhà sản xuất thuốc đông dược Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu từ Trung Quốc hàng nghìn tấn gừng và hoa hồi. Đây là cơ sở để có thể phát triển sản xuất và xuất khẩu gia vị trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với thực tế sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng này trong những năm qua, Chính phủ cùng ngành gia vị cần có những định hướng, biện pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu hàng gia vị.

I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA VỊ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. GIAN TỚI.

1. Trong sản xuất.

Diện tích cây trồng phải có định hướng rõ ràng và ổn định. Việc phát triển diện tích các loại cây gia vị, đặc biệt là hồ tiêu cần xoay quanh hạt nhân quan trọng nhất đó là nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế (mặt bằng, chủng loại, số lượng, chất lượng). Không để tình trạng hiện nay là chạy theo số lượng dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, gây áp lực hạ giá hoặc gieo trồng một cách tự phát, để khi giá xuống thì chặt tiêu trồng cây khác, khi thấy giá lên bỏ cây khác trồng tiêu.

Giải quyết vấn đề giống: Việc phát triển hồ tiêu trong những năm tới phải gắn với nhu cầu thị trường, giữ được chữ tín đối với khách hàng. Khách hàng nào cũng đòi hỏi chất lượng cao, ổn định. Giống tốt là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hàng hoá.

Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: kỹ thuật canh tác, giống, phòng dịch bệnh, bảo vệ môi trường… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho gia vị xuất khẩu.

2. Trong chế biến, bảo quản.

Phát triển công nghệ sau thu hoạch: Sản phẩm gia vị xuất khẩu của

Việt Nam hiện nay chưa có tác động của công nghệ sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản, phân loại, sơ chế, chế biến, bao bì, đóng gói). Vì vậy, tỷ lệ hao hụt cao, chất lượng không đều, giá cả thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh của loại sản phẩm này, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp cần quan tâm cả về chính sách, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và cán bộ khoa học kỹ thuật cho các hoạt động này.

Đầu tư khâu chế biến sản phẩm: Phát triển công nghiệp chế biến bao

gồm cả công nghệ hiện đại và giản đơn là yêu cầu cấp thiết để nâng cao giá trị gia tăng và sức ép tiêu thụ theo mùa vụ. Đồng thời xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; Triển khai chương trình chế biến hồ tiêu sạch, giảm thiểu việc xuất khẩu hạt thô. Có chính sách hỗ trợ người sản xuất mua máy móc thiết bị sấy, bảo quản và chế biến quy mô nhỏ.

Xây dựng kho bảo quản, chế biến hàng gia vị: Cải tạo và xây dựng

mới hệ thống kho bảo quản, nâng công suất kho chứa đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng gắn liền với diện tích trồng. Tạo điều kiện cao hơn trong việc vay vốn tín dụng, ưu đãi về giá thuê đất là nhà xưởng chế biến các mặt hàng gia vị khác nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia lưu thông nhóm hành này trong nước và xuất khẩu.

3. Trong xuất khẩu.

Đa dạng hoá sản phẩm gia vị xuất khẩu theo nhu cầu thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu gia vị của khách hàng về chủng loại, phẩm cấp, quy mô… Ngoài ra, cần chú ý sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gia vị có giá trị cao.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để có những định hướng cụ thể cho người sản xuất gia vị. Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên quy mô quốc gia nhằm tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Tăng cường hội nhập thị trường thế giới, tiếp thu các thông lệ buôn bán quốc tế của ngành hàng, duy trì sự có mặt thường trực trên thị trường, tăng thị phần gia

vị của Việt Nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến mở rộng thị trường hạt tiêu.

Trên cơ sở các hiệp định song phương và đa phương được ký giữa Chính phủ Việt Nam với các nước Mỹ, Trung Quốc. Chính phủ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam cần có những đối sách khai thác triệt để các thị trường này. Đồng thời phát triển xuất khẩu sang những thị trường tiêu thụ gia vị lớn như EU, Nhật Bản…

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gia vi tai VN.doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w