(Áp dụng cho đoàn 16 người trở lên)
Bao gồm
- Vé máy bay Hà Nội - Malaysia // Singapore - Bangkok // Bangkok - Hà Nội.
- Ngủ tại khách sạn 3* trung tâm Singapore, Kua La Lumpur và Bangkok (phòng 2 - 3 người).
- Ăn các bữa theo chương trình.
- Vận chuyển băng xe hiện đại, máy lạnh. - Phí tham quan thắng cảnh.
- Hướng dẫn viên tiếng Việt suốt tuyến. - Bảo hiểm du lịch.
- Thuế sân bay các nước, Bảo hiểm hàng không, phụ thu xăng dầu.
- Hộ chiếu, chi tiêu cá nhân, điện thoại giặt là trong khách sạn, các chi phí không nêu trên...
2.2.2 Thực trạng chất lượng chương trình du lịch outbound Đông Nam Á của công ty của công ty
2.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh các chương trình Outbound Thái – Mã – Sing Mã – Sing
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh các chương trình Outbound Thái – Mã - Sing
So sánh 2006/2005 Tuyệt đối Tương đối
(%)Lượt khách lượt 927 1176 249 126,86 1459 Lượt khách lượt 927 1176 249 126,86 1459 Doanh thu tỷ đồng 7,23 10,26 3,03 141,91 14,112 Giá vốn tỷ đồng 5,61 7,68 2,07 136,89 10,45 Lãi gộp tỷ đồng 0,7953 1,2386 0,4433 155,74 1,8317 Chi phí tỷ đồng 0,5126 0,7882 0,2756 153,76 0,966 Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 0,3121 0,5532 0,2411 177,25 0,8325 Thuế phải nộp tỷ đồng 0,0874 0,155 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 0,2247 0,3982 0,1735 177,21 0,511 Tỷ suất lợi nhuận % 3,1 3,88 0,78 125,16
Nguồn: Bộ phận kế toán của công ty.
Qua bảng số liệu trên, có thể nói lượng khách đi du lịch sang các nước Thái-Mã –Sinh trong 2 năm qua đã tăng lên. Năm 2005 lượt khách mua chương trình Outbound này là 927 lượt khách, năm 2006 là 1176 lượt khách, tăng 26,86%. Đây là một trong những chương trình Outbound ngày càng thu hút nhiều khách du lịch.
2.2.2.1 Đánh giá chất lượng thiết kế chương trình2.2.2.1.1 Công tác nghiên cứu thị trường 2.2.2.1.1 Công tác nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu cầu du lịch
Khách mua các chương trình đi Thái – Mã – Sing chiếm tỉ trọng khách lớn trong tổng lượt khách Outbound của công ty và là mảng thị trường mà công ty đang tiếp tục theo đuổi và mở rộng.
Trong kinh doanh nghiên cứu thị trường luôn là một khâu không thể thiếu, góp phần quan trọng vào sự thành công của bất kỳ loại công ty nào .
Công ty nghiên cứu sự ưa thích của khách hàng về chương trình du lịch trên cơ sở dựa vào đặc tính, thói quen tiêu dùng của họ. Cụ thể nghiên cứu cầu du lịch nhằm xác định được đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mình là ai, họ có nhu cầu và mong muốn như thế nào, phong tục tập quán và thị hiếu tiêu dùng của họ, làm thế nào tác động vào họ để kinh doanh có hiệu quả hơn. Từ đó xây dựng các chương trình du lịch khác nhau cho những đối tượng khách hàng khác nhau. Khi tiến hành nghiên cứu cầu và nhu cầu du lịch của thị trường, nhà quản trị phải xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng và điều kiện đi du lịch vủa dân cư như: Quỹ thời gian và thời điểm nhàn rỗi, khả năng thanh toán dành cho hoạt động du lịch, động cơ du lịch là gì…Từ đó xác định được các thể loại du lịch và chất lượng dịch vụ mong muốn của từng nhóm khách hàng.
+ Công tác nghiên cứu cầu du lịch được công ty tiến hành thường xuyên, liên tục và được đảm nhận bởi các nhân viên phụ trách mảng Outbound Thái – Mã-Sing.
+ Nội dung nghiên cứu là những nhu cầu, sở thích, đòi hỏi, thói quen của khách đối với các tour đi Thái- Mã – Sing.
Qua kết quả nghiên cứu thì đối tượng khách mua các chương trình đi Thái- Mã- Sing của công ty là các khách trên cả nước. Họ thường lá các hộ kinh doanh buôn bán, các thương gia, các cá nhân người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam…Họ là những người có thu nhập tương đối cao, khả năng chi trả lớn, có thời gian. Khi tham gia các chương trình du lịch đi Thái- Mã- Sing thì ngoài mục đích du lịch thuần tuý họ còn kết hợp cả du lịch
công vụ và vui chơi giải trí, mua sắm. Ngoài ra đến với các tour này thì công ty có các đoàn khách là tập thể cán bộ công nhân viên của các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Những khách này thì có thời gian tham gia vào chương trình ngắn ngày nhưng có ưu điểm ở chỗ là họ được tổ chức thanh toán chi trả cho chuyến đi, số lượng đông và dễ quản lý. Mục đích chính của họ là du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử của các nơi đến kết hợp với mua sắm.
Hầu hết khách đến với công ty đều là khách hàng thân thuộc và từng mua chương trình Outbound Đông Nam Á của công ty nên việc nghiên cứu những nhu cầu sở thích của những khách này không gặp khó khăn. Đối với những khách hàng mới thì công ty thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang web, tờ gấp, phiếu điều tra,gửi mail và lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng để thiết kế chương trình phù hợp với mong muốn của khách.
+ Công ty du lịch và thể thao việt nam có một đội ngũ nhân viên thị trường trẻ,đa số tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại các trường đại học như Kinh tế quốc dân nên rất am hiểu về kiến thức thị trường du lịch, cùng với sự năng nổ nhiệt tình, phản xạ nhanh trong công việc nên công ty cũng khá thành công trong việc thu hút, thuyết phục khách hàng lựa chọn các chương trình đi các nước Thái-Mã- Sing của công ty.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung chương trình du lịch
Công ty nghiên cứu mối quan hệ này với mục đích nhằm bảo đảm tính khả thi của chương trình du lịch. Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là giá trị tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch.
Công việc này do ban lãnh đạo công ty hoặc phòng điều Outbound hành đảm nhận dựa trên những cơ sở nghiên cứu các nội dung:
+ Nghiên cứu khả năng cung ứng như tài nguyên du lich khả năng sẵn sàng đón tiếp khách, cơ sở vật chất, các dịch vụ… tại các nơi đến là các nước Đông Nam Á. Đối với các chương trình du lịch Outbound Thái – Mã – Sing
thì chủ yếu là do công ty lữ hành tại Thái Lan, Malayxia, Singapore cung cấp. Và đối với mỗi quốc gia này thì công ty đã có liên kết ít nhât từ 1 đên 2 công ty lứ hành đối tác. Tại Thái Lan công ty có mối liên hệ với đối tác lữ hành là : Donna Travel; Thong thai travel; 333 tours; tại Singapore là Bestlink travel, Golden; tại Malayxia là LC travel và Options tour…
• Ưu đãi Vietrantour dành cho đối tác: Trong mối tương quan giữa parter trong cùng một thị trường, công ty lữ hành là đối tác với công ty có sản phẩm dịch vụ tốt, đương nhiên tần suất hợp tác sẽ cao hơn. Vi dụ: Cùng một thị trường Thailand để đảm bảo yếu tố chất lượng tours và yếu tố cạnh tranh về giá. Vietrantour sẽ cùng hợp tác song song voi 02 đối tác, nếu đối tác nào có chất lượng tốt hơn, đương nhiên sẽ nhận được nhiều hợp đồng hơn.
• Quy trình các bước Vietrantour thiết lập mối quan hệ với các đối tác tại Thái Lan, Malayxia, Singapore:
1. Tìm hiểu thị trường: Nhu cầu đi du lịch của khách Việt Nam Vietrantour phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin...
2. Phân tích môi trường kinh doanh tại điểm đến: khó khăn: Do về mặt địa lý, phải đi khảo sát ... chi phí ...
3. Tìm đối tác: phải tìm hiểu, lựa chọn...
4. Thương lượng với đối tác:Giá:??? cam kết:??? 5. Hợp tác thực hiện:
6. Kiểm tra: Kiểm tra qua hướng dẫn viên, survey...
+ Nghiên cứu khả năng cung ứng về các dịch vụ vận chuyển
Để phục vụ các chuyến đi du lịch sang các nước Thái, Mã, Sing, công ty du lịch và thể thao Việt Nam đã có mối quan hệ làm ăn chặt chẽ với các đại lý máy bay của các hãng hàng không như Thaiairways, Singapoairline, Vietnam Airlines…Việc thiết lập mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình du lịch của công ty. Ví dụ như khi số ghế ngồi trên máy bay không đủ đáp ứng số lượng vé đã bán cho một chuyến bay thì phòng
bán vé ưu tiên cho đoàn du lịch của công ty, hay bán với mức giá ưu đãi…Đối với các phương tiện vận chuyển đường bộ để đưa khách ra sân bay thì công ty thường liên kết với một số công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển như: đội xe Minh Việt, đội xe ABC..đây gần như là nguồn thuê xe chủ yếu của công ty. Việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng thì giám đốc công ty sẽ là người trực tiếp thiết lập mối quan hệ với các đối tác thông qua các chuyến đi khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ các đối tác. Ngoài ra công ty còn yêu cầu các công ty lữ hành tại Thái, Mã, Sing thường xuyên gửi cho công ty một số chương trình mới của họ, từ đó phòng phụ trách các mảng Thái- Mã- Sing có trách nhiệm chọn lọc và thiết kế lại sao cho phù hợp.
+ Với nguồn vốn còn hạn chế nên việc nghiên cứu thị trường tại các quốc gia nơi đến của khách quốc tế đi còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy công ty thường tận dụng các chuyến đi tổ chức cho khách kết hợp với việc người dẫn đoàn là người điều hành của công ty để họ có điều kiện sang quốc gia nơi đến khảo sát trực tiếp các dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong những chương trình du lich mới.
2.2.2.1.2 Công tác thiết kế chương trình
Công việc thiết kế chương trình do phòng điều hành kết hợp với phòng thị trường của công ty thực hiện. Nhu cầu khách hàng rất phong phú đa dạng, chương trình du lịch mà công ty thiết kế chưa chắc đã làm thoả mãn khách hàng. Chính vì vậy mà công ty chỉ thiết kế các chương trình mẫu nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm của công ty. Khi khách hàng yêu cầu thay đổi các thành phần của chương trình như mức chất lượng dịch vụ, bổ sung thêm điểm đến, thời gian khởi hành…Công ty luôn cố gắng sẵn sàng đáp ứng. Công việc thiết kế chương trình bao gồm: