SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

3.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.

Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đòng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Rừng ngập mặn Cần Giờ được che phủ dày trên diện tích hơn 40000 ha. Các loài cây rừng chịu mặn, chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia, Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đong Nam Bộ. Trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ đuongef thủy yếu hầu của Sài Gòn. Nhân dân và bộ đội đặc công rừng Sác anh hung là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược. Từ đó chúng cho rằng: Còn rừng Sác thì Sài Gòn không ổn định. Cho nên với phương châm chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác. Từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuông khu rừng này 1017515 galons chất khai hoang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng đất trở nên cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc mặn. Sau ngày đất nước giải phóng, cấc nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận mắt

khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ sinh thái Cần Giờ. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 20 năm với biết bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được chương trình Con Người và Sinh Quyển_ MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã đến thăm và không khỏi thán phục : Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng trồng được chăm sóc tốt nhất trên thế giới. nó không chỉ là tài sản của nhân dân Việt Nam mà đã trở thành tài sản của nhân loại trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w