L ể hội văn hóa
4.2. Định hướng phát triển du lịch
Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu phát triển trước đó, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh
Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối
phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam,
của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
mà nghị quyết Đại hội XV, Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 31/10/2006 đã đề ra, đó là: A. THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH Dự báo khách du lịch đến Khánh Hoà Hạng mục 2005(*) 2010 2015 2020 Tổng số lượt khách đến (ngàn) 902,47 1.500,00 2.300,00 3.400,00 Tổng số lượt khách (ngàn) 245,58 500,00 900,00 1.400,00 Ngày lưu trú trung bình 2,38 2,5 2,6 3,0 Khách quốc tế Tổng số ngày khách (ngàn) 591,77 1.250,00 2.340,00 4.200,00 Tổng số lượt khách (ngàn) 653,89 1.000,00 1.400,00 2.000,00 Ngày lưu trú trung bình 1,88 2,0 2,1 2,3 Khách nội địa Tổng số ngày khách (ngàn) 1.230,45 2.000,00 2.940,00 4.600,00 Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.
-Số liệu (*) năm 2005 của Sở Du lịch - Thương mại Khánh Hoà.
1. Thị trường khách du lịch
Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế giới và trong
những năm 2020 được xác định gồm hai nhóm chính: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.
1.1. Thị trường trọng điểm:
- Thị trường khách quốc tế: Là một bộ phận của du lịch Việt Nam nên thị trường
khách quốc tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hoà gồm những thị trường có lượng khách
lớn đến Việt Nam, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch Việt Nam thường xuyên, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
khá chặt chẽ với Việt Nam hoặc các thị trường khách có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ
dàng bằng các loại phương tiện giao thông như: Thị trường các nước Mỹ, Úc, Nhật
Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước ASEAN, đặc biệt là thị trường Thái Lan...
Cơ hội khai thác các thị trường khách quốc tế trên càng lớn khi sân bay Cam Ranh được nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc thông qua các
tuyến bay trực tiếp với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm
du lịch lớn của quốc gia, cảng Nha Trang thành cảng biển du lịch, ga Nha Trang được
nâng cấp.v.v...
- Thị trường khách du lịch nội địa: Thị trường khách trong nước là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn,
thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ
biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Khánh Hoà có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa.
1.2. Thị trường tiềm năng:là những thị trường khách quốc tế lớn nhưng số lượng khách đến Khánh Hoà nói chung và Nha Trang nói riêng trong giai đoạn trước mắt còn hạn chế và khả năng chi tiêu chưa cao do khả năng tiếp cận giao thông khó khăn, số lượng đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam chưa nhiều, sự trao đổi thương mại và du lịch giữa Việt Nam với những nước này chưa phát triển.v.v...Các thị trường điển hình loại này như khối Bắc Âu, Bỉ, Luxembour, Hà Lan, Niu Zi Lân, Canada...
2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch Khánh Hoà
Từ nay đến năm 2020, du lịch Khánh Hoà xác định tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển
các loại hình và sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên du lịch biển là hệ thống sản phẩm
truyền thống và thế mạnh của địa phương, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển du lịch
sinh thái núi và du lịch văn hoá để góp phần làm phong phú thêm loại hình và sản phẩm
du lịch.
Tóm lại, để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả
tiềm năng du lịch..., du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tỉnh chủ yếu gắn với tài nguyên biển, đảo. Bên cạnh đó để góp
phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách cần phát triển
các sản phẩm du lịch bổ trợ như sinh thái núi, văn hoá.v.v...Cụ thể là :
- Hướng phát triển chủ yếu: Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao
mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển...
- Các loại hình và sản phẩm bổ trợ: Du lịch sinh thái núi; Du lịch văn hoá; Du lịch
B. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH
Trên cơ sở những kết qủa của quy hoạch cũ, để khắc phục những hạn chế trong việc đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, điều chỉnh quy hoạch du lịch Khánh Hoà đến năm 2020 tiếp tục xác định hướng phát triển không gian du lịch gắn liền với hướng phát
triển không gian kinh tế - xã hội đã được điều chỉnh trên địa bàn tỉnh và mối quan hệ du
lịch với các tỉnh trong vùng từ đó tổ chức lãnh thổ du lịch Khánh Hoà thành các không gian du lịch, các trung tâm du lịch, hệ thống các điểm du lịch quốc gia và địa phương,
hệ thống tuyến du lịch liên vùng và nội tỉnh...
Căn cứ vào sự phân bố và đặc điểm của hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh Khánh
Hoà, quy hoạch 1995 đã có những định hướng phát triển không gian lãnh thổ du lịch, điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 tiếp tục tổ chức không gian du lịch Khánh Hoà thành các không gian du lịch, các trung tâm và hệ thống tuyến điểm du lịch.
1. Không gian du lịch
- Không gian du lịch biển đảo
- Không gian du lịch sinh thái núi
- Không gian du lịch văn hoá.
2. Tổ chức cụm, trung tâm và điểm du lịch
Cụm du lịch là khu vực tập trung tài nguyên bên cạnh hạt nhân là điểm dân cư tập
trung (thành phố hoặc thị xã) tạo thành địa bàn phát triển du lịch có liên quan mật thiết
với nhau, hỗ trợ nhau. Căn cứ vào tính chất đó, trên cơ sở định hướng không gian của
quy hoạch cũ, lãnh thổ du lịch Khánh Hoà tiếp tục tổ chức thành ba cụm: Cụm thành phố Nha Trang và phụ cận; Cụm thị xã Cam Ranh và phụ cận; Cụm Dốc Lết và vịnh
Vân Phong.
C. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và những định hướng
phát triển ngành, phát triển không gian lãnh thổ; Trên cơ sở các định hướng đầu tư đã
được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 1996 - 2010, công tác đầu tư phát triển giai
đoạn đến năm 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho du lịch Khánh Hoà môi trường thuận lợi để phát triển tương xứng vai trò là một cực quan trọng của trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, và là một đỉnh của tam giác du lịch trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang.
1. Những mục tiêu chính
- Đầu tư phát triển thành phố Nha Trang thành đô thị du lịch, xứng đáng là một
trong những trung tâm du lịch của Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung.
- Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hoà nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Khánh Hoà thực
2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư
a.Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch.
b.Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch-cơ sở lưu trú.
c. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản
lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch.
d. Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch.
Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm
vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững.
Như vậy, để hoạt động du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư
thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các định hướng phát triển
của ngành du lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trư-
ờng tài nguyên cũng chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư cũng như tất cả các du khách coi đó là nhiệm vụ của mình.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. CÁC KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển của du lịch tỉnh Khánh
Hòa thời kỳ 1996 - 2010 và định hướng đến năm 2020, có thể rút ra một số kết luận cơ
bản sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển của du lịch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 1996-2010
được thực hiện trong điều kiện khởi đầu khá thuận lợi và giữ vai trò quan trọng trong
việc quản lý phát triển du lịch địa phương thời gian qua, tạo tiền đề để du lịch Khánh
Hòa phát triển mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội nhất định.
Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa theo quy hoạch đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điều này được thể hiện qua tất cả các chỉ
tiêu hiện trạng phát triển ngành trong những năm qua như số lượng khách du lịch, thu
nhập du lịch, GDP Du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành...
Ngoài những đóng góp về kinh tế, sự phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa qua
cũng đã đem lại những hiệu quả xã hội tích cực. Du lịch đã thu hút lực lượng lao động đáng kể, góp phần đem lại hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Thông qua du lịch, trình độ dân trí của người dân địa phương trong việc giao lưu với khách quốc tế được nâng cao, bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về con người và đất đai
Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Du lịch tỉnh Khánh Hòa ngày càng khẳng định vị trí là một trong những trung tâm
du lịch lớn của du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
2. Tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đổi đòi hỏi có những quan điểm và mục tiêu phát triển mới đối với du lịch cả nước. Trước
tình hình đó du lịch tỉnh Khánh Hòa cần phải có những bổ sung, điều chỉnh để phát
triển phù hợp với tình hình chung, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là bước cụ thể hóa chiến lược và điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Phương hướng phát triển du lịch
miền Trung Tây Nguyên, các chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Nhà
nước về việc phát triển du lịch đến năm 2010 là phấn đấu đưa du lịch Khánh Hòa thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thế mạnh về du lịch của tỉnh, làm
động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế khác, xứng đáng là một trong
những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho việc điều chỉnh các quy hoạch cụ
thể, các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà phù hợp với
yêu cầu và nhiệm vụ mới.
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” xin có một số kiến
nghị đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương, Chính quyền địa phương như sau:
1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương
- Tiếp tục cấp vốn quy hoạch cho khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh như khu du
lịch Vịnh Nha Trang gắn với đảo Hòn Mun, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, và một
số khu du lịch khác...;
- Ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam
thắng cảnh đã được đánh giá để phát triển du lịch dọc các tuyến du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn Khánh Hoà;
- Cho phép lập quy hoạch phát triển thành phố Nha Trang theo hướng đô thị du lịch
biển hiện đại của Việt Nam, một trong những trung tâm hội nghị hội thảo, vui chơi giải
trí của cả nước và khu vực;
- Chuyển chức năng cảng biển Nha Trang thành cảng du lịch; Nâng cấp sân bay
Cam Ranh thành sân bay Quốc tế; Chuyển chức năng ga xe lửa Nha Trang chỉ phục vụ
vận chuyển khách, đưa sân ga hàng hoá ra ngoại vi khu vực thành phố để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đón khách du lịch;
- Cho phép tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu phát triển loại hình dịch vụ casino nhằm thu
hút khách du lịch cao cấp;
- Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng
các khu du lịch trên địa bàn, đặc biệt là đối với các khu du lịch Quốc gia.
2. Đối với chính quyền địa phương
Kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chỉ đạo các
ngành, các cấp chính quyền tiếp tục triển khai điều chỉnh các quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư, quản lý chặt chẽ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng điều chỉnh quy
hoạch đã đề ra, cụ thể là:
- Hạn chế các hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch (đặc biệt là dịch vụ lưu trú) kém
chất lượng tại khu vực ven biển của tỉnh;
- Có giải pháp điều hoà cân đối sự phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác (đặc
biệt là ngành công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) tại các địa bàn trọng điểm du lịch như
Dốc Lết, Nha Trang và Cam Ranh... để giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa lý du lịch – Nhiều tác giả - NXB Tp. Hồ Chí Minh.
2. Xứ Trầm Hương - Quách Tấn - NXB Khánh Hòa.
3. Nha Trang trong sách Non nước Việt - NXB Giao thông vận tải. 4. Báo du lịch – Nha Trang.
5. Danh thắng Miền Trung – Quách Tấn – NXB Thanh Niên.
6. Việt Nam non xanh nước biếc – Hoàng Thiếu Sơn, Tạ Kim Bảo – NXB
Kim Đồng.
7. Địa danh du lịch Việt Nam – Nguyễn Thị Thu Hiền – NXB Tự điển Bách
Khoa.
8. http://www.google.com.vn
9. http://www.wikipedia.com.vn
10.http://www.thanhnien.com.vn
74 PHẦN I: MỘT SỐ HÌNH ẢNH DU LỊCH KHÁNH HOÀ Đường và bãi biển Trần Phú Vịnh Vân Phong Vịnh Cam Ranh Đầm Nha Phu
75
Khu du lịch Vinpearl Land
Cáp treo Vinpearl Land
Vũ trường Exotica Vinpearl Land
Đảo Yến – Hòn Nội
Thuỷ cung Trí Nguyên
Bãi biễn Dốc Lết
Chợ Đầm Nha Trang
Suối Hoa Lan
Nhà thờ Núi
PHẦN II: CÁC TOUR DU LỊCH KHÁNH HOÀ TIÊU BIỂU
Chương trình du lịch 01