Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn quốc tế ASEAN (Trang 39 - 41)

Các chỉ tiêu đơn vị Năm thực

hiện 2003 Năm thực hiện 2004 STĐ So sánh 2004/2003± Tỷ lệ %

Tổng dthu Tỷ đồng 18,293 20,5407 2,2477 12,3 Dthu lưu trú Tỷ đồng 6,4915 8,202 1,7105 26,35 Tỷ trọng % 35,48 40 4,52 Dthu ănuống Tỷ đồng 8,053 8,391 0,338 4,2 Tỷ trọng % 44,02 40,8 - 3,22 Dthu khác Tỷ đồng 3,7485 3,9477 0,1992 5,314 Tỷ trọng % 20,5 19,2 - 1,3 Tổng chi phí Tỷ đồng 12,0186 13,2593 1,2404 10,32 Tỷ suất chi phí % 65,7 64,5 -1,2 Csuất buồng % 63 67 4 Tổng lao động Người 130 140 10 7,7 Lđộng gián tiếp Người 15 17 2 13,3 Tỷ trọng % 11,54 12,14 0,6 Lđộng trực tiếp Người 115 123 8 6,95 Tỷ trọng % 88,46 87,86 -0,6 Tổng quỹ lương Tỷ đồng 2,4359 2,9578 0,5219 21,42 Tiền lương bquân Triệu đồng 1,25 1,5 0,25 20 Ln trước thuế Tỷ đồng 6,4812 7,3095 0,8283 12,78 Thuế t.nhập dthu Tỷ đồng 1,68 2,044 0,364 21,67 Ln sau thuế Tỷ đồng 4,3075 5,2569 0,9494 22 Tình hình đón khách năm 2004. ( đơn vị tính : %, người)

Loại khách Lượt khách Tỷ lệ chiếm

dụng từng loại

đạt so với kế hoạch

Tỷ lệ chiếm dụng chung

1.khách dlịch 13420 79,4 114,3 32,2

2.khách thgia 3429 20,2 66,6 8,2

3.khách khác 60 0,4 0,6

4.tổng 16909 100 41

Phân tích:

Năm 2004 khách sạn đã đi vào hoạt động được 8 năm, các mặt quản lý đã đi vào ổn định. Tuy nhiên đây là năm có nhiều khó khăn do : dịch bệnh cúm gia cầm nên lượng khách vào Việt Nam giảm, mặt khác khách sạn lại phải cạnh tranh với những đơn vị kinh doanh khác trên khu vực. Trong năm 2004 này thì một số dịch vụ bổ sung của khách sạn mới được đưa vào hoạt động như bể bơi, sân tennis, chăm sóc sắc đẹp,…cho nên chưa được nhiều khách hàng biết đến. Tuy khó khăn xong khách sạn đã cố gắng rất nhiều và đạt được các chỉ tiêu chính đề ra.

Khách sạn đã đón 16909 lượt khách, tăng 20% so với năm 2003. trong đó khách quốc tế chiêm 70% mà chủ yếu là khách Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bnả,…

Tổng doanh thu toàn khách sạn đạt 20,5407 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2003.

Thanh toán đầy đủ nghĩa vụ về thuế với Nhà nước, trích khấu hao đầy đủ, đảm bảo trả đầy đủ cả gốc và lãi cho bên Ngân hàng cổ phần thương mại quân đội bởi ngân hàng đã tạo dựng một nguồn vốn lớn và một nguồn khách lâu năm cho khách sạn trong năm 2004.

Trong đó:

Dịch vụ ăn uống đạt 8,391 tỷ đồng chiếm 40,8% doanh thu của khách sạn. Doanh thu phòng ngủ và văn phòng cho thuê đạt 8,202 tỷ đồng, đạt 40% doanh thu của khách sạn.

Kết quả kinh doanh của khách sạn chủ yếu dựa vào 2 lĩnh vực kinh doanh chính là phòng ngủ và dịch vụ ăn uống. Hai mảng này luôn bổ trợ cho nhau, đưa doanh thu bình quân hàng tháng đều đạt hơn 1,4 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Với tăng trưởng 20,13% hay 1,8 tỷ đồng góp phần lớn vào mức tăng doanh thu của khách sạn. Điều này có được nhờ công suất cho thuê phòng ngủ tăng từ 63% lên 67% làm tăng đáng kể tỷ trọng của doanh thu lưu trú trong tổng doanh thu của khách sạn. Bên cạnh đó, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống cũng đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ là 4,2% và các dịch vụ khác là 5,314%.

Việc tăng doanh thu, giảm được tỷ suất chi phí từ 65,7% xuống còn 64,5% làm cho lợi nhuận của khách sạn tăng lên 0,8283 tỷ đồng hay 12,78% so với năm 2003.

Mức thu nhập bình quân của nhân viên cũng tăng 0,25 triệu đồng hay tăng 20% so với năm 2003.

Để đạt được kết quả như trên, trong năm vừa qua khách sạn đã không ngừng đổi mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng phục vụ. Thường xuyên cử cán bộ ra các cơ quan khác học hỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, mời giáo viên và các chuyên gia về đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên, cử các cán bộ đi học tại các trường đào tạo chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng nhân viên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn quốc tế ASEAN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w