Bây giờ tôi muốn cho mọi người biết về sự phân biệt giữa “thiết lập lại giá trị” và sự “tiêu huỷ giá trị”. Nếu Enron có thể loại bỏ việc định giá cổ phần cao và giảm giá trị của nó lúc đỉnh điểm là 70 tỷ USD vào năm 1999 (theo suy đoán của tôi) xuống giá trị thực sự của nó khoảng 30 tỷ USD thì Enron đã có thể bảo vệ được 30 tỷ USD. Tôi gọi sự suy
giảm $ 40 tỷ USD trong trường hợp này là “thiết lập giá trị” chứ không phải là “phá hủy giá trị”, bởi vì đằng nào $ 40 tỷ cũng sẽ phải ra đi. Nhưng vấn đề rõ ràng là cổ đông và những người không biết về các thông tin mật mà các cấp quản lý đang sở hữu và không tiết lộ nó ra ngoài công chúng thì sẽ xem điều này như là “phá hủy giá trị”, chứ không phải là “thiết lập giá trị”, và các nhà quản lý hàng đầu có thể sẽ phải chịu những chi phí đáng kể nếu như chúng không hoàn toàn được loại bỏ.
Vậy làm thế nào một CEO và CFO thuyết phục hội đồng quản trị của họ và cổ đông rằng một sự sụt giảm $40 tỷ thực sự là “thiết lập giá trị” chứ không phải là “phá huỷ giá trị” ? Đó là câu hỏi đáng giá $ 64.000. Nó đòi hỏi mọi người phải hiểu hiện tượng này thật tốt vì vậy chúng ta mới có thể đưa nó vào để hỗ trợ trong việc quản lý các vấn đề tương tự, và tôi nghĩ rằng sẽ mất khoảng 5 năm hoặc lâu hơn để thực hiện điều này. Nhưng nếu sinh viên của chúng tôi có thể hiểu được những nguy hiểm dài hạn và chi phí liên quan đến việc định giá cổ phần quá cao này, và nếu các thành viên hội đồng quản trị biết được, các nhà phân tích và cổ đông hiểu nó, thì đó sẽ là một nền tảng vững chắc mà tại đó các vấn đề thực tiễn để làm giảm thiểu chi phí đại diện này có thể được áp dụng.
Warren Buffet là một trong những số ít CEO thường xuyên nói với các cổ đông của mình về cổ phiếu các công ty của ông, Berkshire Hathaway, đã được định giá quá cao. Ông giải thích trong bức thư năm 1988 cho các cổ đông rằng: "Chúng tôi không muốn tối đa hóa giá trị mà cổ phiếu Berkshire đang được trao đổi. Thay vào đó chúng tôi muốn họ giao dịch trong một phạm vi hẹp tại giá trị nội tại của những cổ phiếu này. Charlie Munger [đối tác làm ăn lâu dài với Warren Buffet] và tôi đang mệt mỏi nhiều bởi việc định giá quá cao cũng như việc đánh giá quá thấp”. Điều thú vị là trong khi Buffett được rất nhiều người tôn trọng, quan điểm của ông thường được xem là quá kỳ quặc để các nhà quản lý chính thống có thể làm theo. Tôi mong muốn Buffett có thể đi vào chi tiết hơn để có thể giải thích rõ ràng về các mối quan tâm của ông đối với việc định giá cổ phiếu quá cao này.
KẾT LUẬN
Hiện nay việc thành lập các tập đoàn kinh tế đã và đang được xúc tiến rất mạnh, nhưng ở nước ta, quy mô nói chung còn khiêm tốn và khả năng quản lý chưa cao… còn nhiều bất cập. Yếu tố then chốt đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động tốt là cơ chế quản lý, quan hệ giữa người trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp với chủ sở hữu lại chưa được làm rõ. Mâu thuẫn về lợi ích và mục tiêu của người chủ và người đại diên thì luôn tồn tại cùng với sự hoạt động của các doanh nghiệp có sự phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý. Chính vì thế chi phí đại diện là một tồn tại tất yếu trong các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần có quy mô lớn. Đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, đây là con số vô cùng lớn, có ảnh hưởng rõ ràng đến lợi ích quốc gia. Tình trạng lạm dụng tài sản nhà nước mưu lợi cho cá nhân còn rất phổ biến: lợi thì doanh nghiệp hưởng, thua thiệt thì nhà nước chịu.
Đề tài có ưu điểm là đã đi sâu vào hầu hết các mặt của lý thuyết chi phí đại diện, tuy nhiên vẫn chưa vận dụng được các cơ sở lý luận này để nghiên cứu về thực trạng của vấn đề chi phí đại diện hiện nay cũng như các giải pháp mới nhằm đo lường và hạn chế chi phí đại diện. Hướng mở của đề tài là sẽ ứng dụng cơ sở lý luận này nhằm hướng tới các biện pháp nhằm khác phục và đo lường chi phí đại diện trong các công ty cổ phần hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo
Các bài nghiên cứu :
- Michael C. Jensen, William H. Meckling “Theory of the Firm: Managerial Behavior,
Agency Costs and Ownership Structure” Journal of Financial Economics (JFE), Vol.
3, No. 4, 1976
- Michael C. Jensen “Agency Cost Of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers”, American Economic Review, Vol. 76, No. 2, May 1986
- Michael C. Jensen “The Agency Cost of Overvalued Equity and the Current State of Corporate Finance”, Harvard NOM Working Paper No. 04-29 October 28, 2004 - Antonio S. Mello, John E.Parsons “Measuring the Agency Cost of Debt”, The
Journal of Finance , Vol. XLVII, No.5, December 1992
- Hà Thị Thu Hằng, Luận văn thạc sĩ “ Kiểm soát và quản lý hiệu quả chi phí đại diện trong công ty cổ phần” 2007
Một số trang web - Wikipedia.com - Saga.vn