Thông tin mẫu

Một phần của tài liệu Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12 (Trang 31)

Sau khi làm sạch, tổng số hồi đáp hợp lệ là 179 phiếu (phiếu có dự thi đại học thì các thông tin cung cấp tương đối đầy đủ, là những phiếu hợp lệ).

Mẫu được lấy bằng cách chọn ngẫu nhiên một lớp 12 ở trường THPT .

Các biến nhân khẩu học được dùng là: (1) Giới tính; (2) Quê quán; (3) Trường PTTH; (4) Kết quả học tập; (5) Nghề nghiệp cha mẹ; (6) Hoàn cảnh kinh tế gia đình. Kết quả điều tra được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nghề nghiệp Biểu đồ 3.4: Phân bố theo trường

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo vùng Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giới tính

Nữ 56% Nam 44% Thà n h phố 38% Thị trấn, thị xã 23% N ông thôn 39% Nghề khác 20% CBCNV 20% Nông dân 38% Nguyễn Hữu Cảnh 22% Long Xuyên 22% Thoại Ngọc Hầu 29% Nguyễn Khuyến 27%

Biểu đồ 3.5: Xếp loại kết quả học tập 1 77 90 11 0 20 40 60 80 100

Giỏi Khá Trung bình Yếu

3.3 Tóm tắt

Chương 3 tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quá trình nghiên cứu gồm 2 bước: (1) nghiên cứu sơ bộ: thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để hiệu chỉnh các biến trong bảng câu hỏi; (2) nghiên cứu chính thức định lượng: được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp, sau đó dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS.

Chương này cũng trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu sơ bộ, với các biến được hiệu chỉnh, tiếp theo đó là những dữ liệu ban đầu của nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu. Kết quả làm sạch dữ liệu có 179 phiếu đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích và đánh giá trong chương tiếp theo.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu

Chương 3 – đã trình bày phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu cơ bản. Chương 4 sẽ tập trung phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, nội dung chương này trình bày các phần chính sau: (1) Nhận thức về ngành thi đại học; (2) Tìm kiếm thông tin; (3) Đánh giá các tiêu chí; (4) Ra quyết định, (5) Phân tích khác biệt.

4.2 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề

Học sinh lớp 12 ngày nay có nhận thức như thế nào về nghề nghiệp của mình, các bạn nghĩ đến ngành thi đại học từ khi nào, đã cân nhắc bao nhiêu ngành nghề và đã chuẩn bị gì cho kì thi đại học sắp tới. Điều gì đã thôi thúc các bạn phải nghĩ đến nghề nghiệp, kết quả điều tra sau đây sẽ cho chúng ta biết được điều đó:

Nghĩ đến ngành thi đại học

Biểu đồ 4.1: Học sinh bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học

18% 30% 27% 25% Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Kết quả điều tra được cho thấy, các bạn học sinh có sự nhận thức về nghề nghiệp tương đối sớm. Mặt dù đa số các bạn đến lớp 12 mới nghĩ đến ngành thi đại học nhưng cũng có không ít bạn đã nghĩ đến ngành thi đại học khi mới bước vào lớp 10, có bạn còn nghĩ đến trước lớp 10. Có thể nói nghề nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định trong cuộc sống các bạn học sinh phổ thông.

Cân nhắc khi chọn ngành Biểu đồ 4.2: Cân nhắc ngành nghề 10% 44% 29% 17% 1 ngành 2 ngành 3 ngành > 3 ngành

Khi nghĩ về ngành thi đại học các bạn học sinh 12 thường cân nhắc từ 2 ngành trở lên. Bởi xã hội ngày nay luôn tạo điều kiện phát triển cho tương lai thế hệ trẻ, các bạn học sinh lớp 12 luôn có nhiều sự lựa chọn, nhiều nguyện vọng cho nghề nghiệp của mình. Rớt nguyện vọng 1, các bạn còn nhiều cơ hội ở nguyện vọng 2,3. Vì vậy, đa số học sinh 12 luôn có sự cân nhắc thận trọng và sắp xếp các ngành mình chọn phù hợp với điều kiện của nguyện vọng sao cho cơ hội đậu đại học là cao nhất.

Bắt đầu luyện thi đại học

Biểu đồ 4.3: Học sinh bắt đầu luyện thi đại học

10% 49%

24% 14%

3%

Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 không luyện

Mặc dù nghĩ đến ngành thi đại học rất sớm, nhưng tỉ lệ các bạn học sinh ôn thi đại học khi bắt đầu nghĩ đến ngành nghề không cao. Đa số là đến lớp 12 mới bắt đầu luyện thi, có một số ít các bạn không luyện thi đại học, trong số đó có thể các bạn tự tin với năng lực của mình, cũng có thể một số bạn gia đình còn khó khăn không đủ điều kiện

thức khá đơn giản về vấn đề thi đại học, tỉ lệ lớn các bạn rất tự tin, các bạn nhìn về tương lai tương đối lạc quan.

Động lực thúc đẩy chọn ngành thi đại học

Biểu đồ 4.4: Động lực thúc đẩy thi đại học

41% 40% 37% 28% 74% Nghề nghiệp vững chắc Muốn kiếm tiền Cống hiến cho xã hội Khẳng định năng lực của mình Địa vị trong xã hội

Qua biểu đồ trên ta có thể kết luận rằng động lực có tác động lớn nhất đến việc chọn ngành thi đại học của học sinh 12 là “nghề nghiệp vững chắc”. Phần lớn các học sinh mong muốn mình có được nghề nghiệp vững chắc, ổn định. Chỉ có một số ít các bạn quan tâm đến tiêu chí “địa vị xã hội” hay “muốn khẳng định năng lực của mình”.

Nhìn chung đa số các bạn học sinh lớp 12 có nhận thức rất sớm về ngành nghề, các bạn cân nhắc rất thận trọng trước khi ra quyết định chọn ngành, phần lớn các bạn cân nhắc từ 2 ngành trở lên. Đồng thời, các bạn rất tự tin khi chuẩn bị thi đại học và nhìn tương lai của mình tương đối lạc quan, phần lớn cho rằng mình có thể đậu đại học trong kỳ thi tới, trong khi các bạn lại ít quan tâm đến vấn đề luyện thi, tỉ lệ lớn học sinh đến năm 12 mới bắt đầu luyện thi đại học. Và nguyện vọng chung nhất của các bạn học sinh 12 hiện nay là mong muốn mình có nghề nghiệp vững chắc.

4.3 Tìm kiếm thông tin

Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin nói về ngành nghề, về vấn đề thi đại học của học sinh phổ thông hay các thông tin về trường đại học. Để dễ cho việc phân tích và đánh giá, nguồn thông tin sẽ được phân thành 4 phần cơ bản là: (1) Sách báo, đài truyền hình - radio, Internet, phim ảnh; (2) Giờ hướng nghiệp, tham khảo ý kiến thầy cô, trao đổi với bạn bè;(3) Cha mẹ, anh chị đi trước; (4) Tự quan sát.

Biểu đồ 4.5: Nguồn thông tin 46 57 55 28 42 59 42 26 70 7 4 12 33 0 8 33 46 53 42 59 26 28 36 23 38 5 6 7 24 7 0 50 100 150 200 Sách, báo Cha mẹ Thầy cô Bạn bè Đài truyền hình, radio Kiến thức bản thân

Giờ hướng nghiệp Internet Anh chị trong gia đình

Phim ảnh

Tần số

Tin cậy Dễ tìm Hữu ích

Trong các nguồn thông tin trên, nguồn thông tin được học sinh chọn nhiều nhất là sách báo, bởi các bạn cho rằng đây là nguồn thông tin dễ tìm, hữu ích và cũng có thể tin cậy được. Trên thực tế có rất nhiều sách báo viết về thông tin nghề nghiệp hoặc thông tin về các trường đại học, các bạn học sinh có thể tìm bất cứ ở nhà sách nào hoặc ở thư viện…nguồn thông tin này rất dễ tìm.

Bên cạnh đó, nguồn thông tin mà các bạn tin cậy nhất đó là cha mẹ. Chứng tỏ cha mẹ có một vị trí rất quan trọng trong việc chọn ngành của các bạn học sinh 12.

Nguồn thông tin mà các bạn ít tham khảo nhất là thông tin từ phim ảnh. Bởi vì trên thực tế phim ảnh không cung cấp thông tin về nghề nghiệp hoặc trường đại học nhiều. Có chăng chỉ là những kiến thức về giao tiếp, về những tấm gương vượt khó, hoặc những hình ảnh nghề nghiệp mà qua đó có thể khơi gợi lên cho các bạn nghĩ về một ngành nghề nào đó. Thường thì nó hữu ích nếu các bạn có nhận thức tích cực về nó.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nguồn thông tin từ giờ hướng nghiệp hay từ thầy cô không phải là nguồn thông tin mà các bạn chọn nhiều nhất. Điều đó đúng với kết quả nghiên cứu của Th.s La Hồng Huy (2001), giờ hướng nghiệp không phải là nơi mà các bạn học sinh đặt niềm tin tuyệt đối, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông trung học chưa đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng của mục tiêu đào tạo, chưa giải đáp một cách thoả đáng mọi thắc mắc có liên quan đến nghề nghiệp của học sinh.

Tỉ lệ học sinh không tham khảo thông tin từ các nguồn trên cũng tương đối cao (33%). Điều này có thể lí giải là có thể số học sinh am hiểu về nghề nghiệp tương đối nhiều, có sự nhận thức tốt về ngành nghề và khi quyết định chọn ngành các bạn không cần tìm kiếm thông tin tham khảo. Tuy nhiên, cũng có thể các bạn không quan tâm đến

việc thi đại học “thi cho biết”, nên chỉ làm thủ tục dự thi mà không có sự cân nhắc hay tìm hiểu thông tin về ngành nghề mình chọn thi.

Qua kết quả nghiên cứu được ở trên cho thấy phần lớn các bạn tìm hiểu thông tin nghề nghiệp từ sách báo; cha mẹ; từ thầy cô; bạn bè. Bởi vì đây là những nguồn thông tin rất cần thiết cho các bạn học sinh 12, nó vừa dễ tìm lại vừa hữu ích.

Mặt khác, học sinh 12 có sự nhận định về các nguồn thông tin như sau: Cụ thể là đối với nguồn thông tin từ sách báo, phần lớn các bạn cho rằng thông tin này dễ tìm, còn với nguồn thông tin từ cha mẹ hoặc thầy cô thì các bạn cho là tin cậy hay nguồn thông tin từ phim ảnh phần lớn các bạn không chọn nguồn thông tin này. Bởi nó không cung cấp thông tin gì cho việc chọn ngành của các bạn.

4.4 Đánh giá các tiêu chí4.4.1 Tiêu chí chọn ngành 4.4.1 Tiêu chí chọn ngành

Tiêu chí này sẽ được đánh giá qua 4 mức đô: (1) Quan trọng; (2) Tương đối quan trọng; (3) Tương đối không quan trọng; (4) Không quan trọng.

Biểu đồ 4.6: Tiêu chí chọn ngành 111 99 95 72 49 49 19 45 33 46 38 29 56 27 38 16 5 3 6 20 26 36 17 19 15 6 11 5 0 50 100 150 200 Phù hợp với năng lực học tập Khả năng có việc làm cao Phù hợp với sở thích Khả năng trúng tuyển cao Mức học phí thấp Có thu nhập cao khi ra trường

Có vị trí xã hội cao

Tần số

Quan trọng Tương đối quan trọng

Tương đối không quan trọng Không quan trọng

Tiêu chí quan trọng được chọn với tần số cao nhất là “Phù hợp với năng lực học tập” (62%). Điều này phản ánh một thực tế là nhiều học sinh có sự cân nhắc giữa năng lực học tập với ngành dự thi đại học, các bạn không chạy theo bạn bè hay địa vị xã hội, mà đã “biết mình biết ta” và thận trọng hơn trong việc chọn ngành thi. Biết cân bằng năng lực học tập của mình các bạn sẽ dễ dàng thi đậu vào ngành mà mình chọn.

Tiêu chí có số lượng học sinh đề cập ở mức kế cận là “khả năng có việc làm cao” (55,3%). Qua đó cho thấy phần lớn các học sinh kỳ vọng vào ngành nghề mình đã chọn và mong muốn có được việc làm ổn định sau khi ra trường.

Một tiêu chí nữa được các bạn đánh giá là quan trọng với tần số tương đối cao là “phù hợp với sở thích” (53%). Điều này chứng tỏ còn nhiều bạn học sinh vẫn hướng đến cái mình yêu thích, có bạn thích nghiên cứu những môn học mà mình đã say mê, có bạn thích nghiên cứu về lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích cho con người, cho xã hội…dù nội dung ý thích đó là gì, rõ ràng nó có tác động tích cực đến quá trình đào tạo cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh.

Tiêu chí có tần số chọn thấp nhất về mức độ quan trọng là “ngành có vị trí xã hội cao” (10,6%). Điều này phản ánh thực trạng chung của đa số học sinh ngày nay ít quan tâm đến địa vị cao trong xã hội, bởi xã hội ngày nay có quá nhiều sự cạnh tranh trong công việc, lao động dư thừa, ngành đào tạo ra không có việc làm. Chính vì thế mà các bạn học sinh 12 chỉ mong muốn mình có một nghề nghiệp vững chắc phù hợp với năng lực và sở thích của mình.

4.4.2 Tiêu chí chọn trường

Giống như tiêu chí chọn ngành, tiêu chí chọn trường cũng được đánh giá qua 4 mức độ từ (1) Quan trọng…… (4) không quan trọng.

Biểu đồ 4.7: Tiêu chí chọn trường

92 58 49 31 15 42 43 32 45 36 17 30 25 33 35 16 16 40 27 44 0 50 100 150 200

Khả năng tài chính gia đình

Tỷ lệ chọi thấp Trường gần nhà Có nhiều ngành nghề Trường có danh tiếng

Tần số

Quan trọng Tương đối quan trọng Tương đối không quan trọng Không quan trọng

Trong tất cả các tiêu chí chọn trường, tiêu chí được các bạn cho là quan trọng nhiều nhất là “Khả năng tài chính của gia đình” (51,4%). Điều đó cho thấy phần lớn các bạn học sinh có ý thức rất tốt, trước khi quyết định chọn trường thi đại học các bạn luôn cân nhắc về tài chính gia đình, ít quan tâm đến danh tiếng của trường hay trường có nhiều ngành nghề. Có thể đa số các bạn phải chấp nhận chọn thi những trường không phù hợp với sở thích nguyện vọng và năng lực thật sự của mình vì còn phải chọn trường phù hợp

Nhìn chung phần lớn các bạn học sinh phổ thông ngày nay có sự cân nhắc rất thận trọng khi chọn ngành thi đại học và chọn trường để dự thi. Các bạn chọn những ngành phù hợp với năng lực học tập và sở thích của mình, đồng thời cũng có nhiều bạn chọn ngành phù hợp với nhu cầu của xã hội, một ngành có nhiều cơ hội về việc làm sau khi ra trường. Bên cạnh đó các bạn học sinh còn cân nhắc khi lựa chọn trường đại học dự thi, sao cho phù hợp với khả năng tài chính gia đình. Điều đó cho thấy đa số các bạn học sinh ngày nay có nhận thức rất tốt về nghề nghiệp, có ý thức về bản thân và gia đình “biết mình biết ta”.

4.5 Ra quyết định

Tham khảo ý kiến khi chọn ngành

Ra quyết định chọn ngành không phải là vấn đề đơn giản, có liên quan đến cuộc sống, tương lai của những con người cụ thể. Vì thế các bạn học sinh 12 không những tìm hiểu các thông tin có liên quan, chọn lựa, cân nhắc các tiêu chí trước khi ra quyết định chọn ngành mà các bạn còn mong muốn có những ý kiến đóng góp của người thân và gia đình.

Biểu đồ 4.8: Tham khảo ý kiến

48% 32%

10% 9%

Cha mẹ, anh em trong gia đình Tự quyết định Bạn bè, thầy cô Anh chị đi trước

Tỉ lệ

Biểu đồ trên cho thấy, đa số các bạn học sinh tham khảo ý kiến cha mẹ, anh chị trong gia đình khi quyết định chọn ngành thi đại học. Điều đó chứng tỏ, cha mẹ, anh chị em trong gia đình không những có tác động lớn đến nhận thức nhu cầu ngành nghề, tìm kiếm thông tin mà còn có một vị trí quan trọng trong quá trình ra quyết định chọn ngành của học sinh 12.

Tuy nhiên cũng có không ít gia đình cho con cái toàn quyền quyết định tương lai của nó, họ không có ý kiến gì, chỉ có bổn phận chu cấp tài chính. Và kết quả thu được có 57 bạn tự quyết định nghề nghiệp của mình, không tham khảo ý kiến ai (chiếm tỉ lệ 32%). Chứng tỏ giới trẻ ngày nay có xu hướng thích sống độc lập hơn, muốn tự mình quyết định mọi thứ về bản thân, kể cả tương lai sự nghiệp chính mình, không muốn phụ thuộc nhiều vào gia đình.

Như đã trình bày ở trên, mặc dù trước khi ra quyết định chọn ngành, các bạn học sinh 12 tham khảo ý kiến của nhiều người xung quanh. Nhưng ý kiến của cha mẹ, người thân trong gia đình là có giá trị nhất đối với đa số các bạn.

Một phần của tài liệu Hành vi chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)