V.I.Lênin phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học thế kỷ XIX docx (Trang 26 - 28)

II. giai đoạn V.I.Lênin kế thừa và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học 1 Sơ lược về Lênin

2.V.I.Lênin phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

Từ 1893 đến 1924 là thời kỳ Lênin bảo vệ và phát triển CNXHKH gắn liền với thực tiễn chính trị sôi động ở nước Nga và trên phạm vi quốc tế trong điều kiện CNTB đã chuyển sang CNĐQ.

Lênin đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh lý luận về xây dựng một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, về quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới với cách mạng XHCN; về liên minh GCCN với giai cấp nông dân; về chiến lược và sách lược cách mạng trong cách mạng XHCN; về xây dựng nhà nước vô sản. Lênin đã xây dựng lý luận mới, hoàn chỉnh về cách mạng XHCN, đã chứng minh khả năng CNXH có thể thắng lợi ở một nước riêng lẻ.

Lênin đã giúp nhân dân lao động đang rên xiết dưới áp bức của CNĐQ hiểu một cách sâu sắc hơn những quy luật phát triển của xã hội, những đòi hỏi và những điều kiện khách quan của đấu tranh chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng vô sản, của toàn phong trào giải phóng. Người đã cho họ vũ khí tuyệt diệu trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, lý luận và sách lược của chủ nghĩa Bônsêvic...

Tên tuổi của Lênin, học thuyết của Người gắn liền với mọi thắng lợi của phê phán hoà bình và dân chủ kéo dài từ sông Enbơ đến Thái Bình Dương từ Bắc cực đến vùng nhiệt đới. Vì vậy, tất cả những người bị áp bức và những người bất hạnh đều coi ngọn cờ của Lênin đang được người cộng sản tất cả các nước gương cao, là tượng trưng cho lòng tin và đuốc sáng của hy vọng.

Chân lý cụ thể cách mạng là sáng tạo. Trong khi bảo vệ và phát triển CNXHKH, Lênin xuất phát từ hiện thực khách quan, phát hiện quy luật, phán đoán về xu hướng phát triển của quá trình cách mạng và tin vào sức sáng tạo của GCCN và nhân dân lao động. Người viết "Chúng ta không có kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể con đường tiến lên CNXH như thế là phi lý. Chúng ta chi biết phương hướng của con đường đó, còn như về cụ thể trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động". Bằng hoạt động lý luận thực tiễn cách mạng, Lênin đã góp phần thúc đẩy quá trình cách mạng của GCVS, đưa tới thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại.

Thời kỳ cách mạng tháng Mười, Lênin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng. Thông qua đó những vấn đề lý luận CNXHKH được Lênin phát triển: ý nghĩa quốc tế cách mạng tháng Mười, vạch rõ nội dung, tính chất, đặc điểm của thời đại mới; các quy luậ và động lực cách mạng của quá trình cách mạng thế giới, bản chất, nội dung và đặc điểm của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH; về quan hệ giữa kinh tế và chính trị, các quy luật phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tạo

nông nghiệp theo hướng XHCN; tiến hành cách mạng văn hoá; vấn đề dân tộc và quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN; sử dụng nhà nước kiểu mới, kiện toàn phát triển, bảo đảm cho n lao động giám sát bộ máy nhà nước và đấu tranh chống mọi nguy hiểm của chủ nghĩa quan liêu, xây dựng nền dân chủ XHCN; về xây dựng Đảng.

Công lao vĩ đại của Lênin không chỉ bảo vệ phát triển sáng tạo lý luận CNXHKH mà còn biến lý luận tứng bước trở thành hiện thực. Sự ra đời và tồn tại của CNXH hiện thực chứng minh tính tất yếu lịch sử, thể hiện quy luật khách quan của xã hội loài ng được C.Mác và Ph.Ăngghen trước đây đã tiên đoán: CNXH sẽ thay thế CNTB.

Tóm lại, sự phát triển lý luận CNXHKH đã thành chủ nghĩa Lênin. Chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Do đó, chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự phát triển đó đã làm rõ những nguyên lý quan trọng nhất về chủ nghĩa đế quốc và lý luận cách mạng XHCN trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Xác định những nhiệm vụ gần của GCVS và phương pháp đấu tranh của nó. Do đó, đã đem lại phương pháp hoạt động cho các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc, vũ trang cho các đảng ấy hiểu biết về các biện pháp, phương tiện và phương pháp đấu tranh cho thiết lập chuyên chính vô sản, đấu tranh chống các quan điểm phi vô sản...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học thế kỷ XIX docx (Trang 26 - 28)