Về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 25 - 31)

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch bao gồm cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng ,các cơ sở vui chơi giải trí….

Hiện trạng đầu tư vào cơ sở lưu trú

Về nguồn vốn đầu tư vào khách sạn chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài hoặc là vốn liên doanh với nước ngoài. Nhìn chung lượng vốn đầu tư vào khách sạn qua các năm tăng nhưng nhưng tỷ lệ tăng vốn qua các năm thì lại giảm, tuy nhiên nó vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển du lịch. Điều này thể hiện qua bảng 4:

Bảng 5: Thể hiện lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực khách sạn du lịch. ( Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng vốn đầu tư cho khách sạn- nhà hàng

4453 2975 3837 4095 4800 6400

Tuy tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực khách sạn du lịch giảm qua các năm nhưng lượng vốn dành cho việc phát triển các nhà hàng khách sạn quốc tế lại tăng. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 6: Thể hiện vốn đầu tư cho khách sạn quốc tế

(Đơn vị triệu USD)

Loại khác h sạn

Năm 2000 Năm 2005 Dự đoán năm2010

Số phòng cần có thêm Số vốn cần đầu tư Số phòng cần có thêm Số vốn cần đầu tư Số phòng cần có thêm Số vốn cần đầu tư 5 sao 2 260 1.7 221 1.9 247 4 sao 3.1 310 2.4 240 2.7 270 3 sao 3.5 262.5 2.4 180 1.9 217.5 2 sao 3 180 2 120 2.2 132 1 sao 3.43 137.2 1.91 76.4 2.13 85.2 Cộng 15.03 1149.7 10.41 837.4 10.83 951.7

( Nguồn Bộ Kế hoạch- Đầu tư) Từ bảng số liệu cho thấy xu hướng đầu tư vào khách sạn 5 sao ngày càng tăng thể hiện qua số vốn đầu tư vào, điều này chứng tỏ rằng chúng ta còn thiếu rất nhiều khách sạn cao cấp với kỹ thuật hiện đại và những dịch vụ bổ trợ như giặt là,sửa chữa một số đồ dùng của khách. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có hướng đầu tư phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú tăng doanh thu cho du lịch nước nhà

Về số lượng các khách sạn du lịch được đầu tư xây dựng, số lượng các khách sạn ngày càng tăng nhưng tại một số khách sạn vẫn xây ra tình trạng thiếu phòng, một số khách sạn xẩy ra tình trạng thừa phòng. Sở dĩ như vậy vì

số khách sạn từ 3-5 sao ở nước ta quá ít so với nhu cầu sử dụng phòng của khách. Hiện nay cả nước có hơn 500 khách sạn từ 1-5 sao, trong đó số khách sạn từ 3-5 sao chỉ khoảng 175 khách sạn (chiếm 35%tổng số khách sạn được xếp hạng sao) chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng thiếu phòng chất lượng cao thừa phòng chất lượng thấp xẩy ra rất nhiều. Điều này không những gây thịêt hại cho các công ty lữ hành mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch của Việt Nam. Một lý do lớn gây ra hiện tượng trên đó là việc quy hoạch xây dựng các khách sạn không cụ thể, lượng vốn đầu tư còn rải rác, không tập trung.

Xét về kiến trúc trong đầu tư xây dựng các khách sạn ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Thời gian qua có nhiều nhà hàng khách sạn được đầu tư xây dựng ồ ạt trong đó một số dự án chưa hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hoá địa phương. Ví du như ở thành phố Huế hay ở Hà Nội có hàng loạt khách sạn tư nhân với kiến trúc tuỳ tiện, không phải là sự kết hợp giữa kiến trúc Á, Âu mà là sự lai căng giữa nhiều phong cách kiến trúc khác nhau không phù hợp với một đô thị nghiêng về bề dày văn hoá gây phản cảm cho mỹ quan đô thị rất nhiều.

Thực tế hiện nay cho thấy, trừ những khách sạn được liên doanh với nước ngoài thì hầu hết các khách sạn ở Việt Nam thường được phát triển từ nhà hàng, nhà nghỉ phục vụ nội bộ sang kinh doanh khách sạn vì thế mà quy mô nhỏ và chưa có sự đồng bộ về trang thiết bị tiện nghi. Nhiều khách sạn uy tín được trang bị tịên nghi tương đối đồng bộ và hiện đại nhưng hệ thống dịch vụ bổ sung thì rất nghèo nàn, đơn điệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách. Ngoài các khách sạn lớn thì phần đa các khách sạn ở nước ta chỉ đáp ứng nhu cầu ăn và ngủ của khách du lịch.

Thấy được những điểm yếu trong vấn đề lưu trú của nước ta, có rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng khách sạn trong thời gian gần đây.

Tại thành phố Hồ Chí Minh một tổ hợp khách sạn-căn hộ-trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư 200 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc làm chủ đầu tư cũng dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng. Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD.

Nếu trước đây chỉ có sự đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì nay ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Cách đây vài tháng, Quỹ VinaCapital đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Trước đó, Quĩ VinaLand cũng đã mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội.

Ngoài đầu tư vào nhà hàng, khách sạn một cách riêng lẻ những năm gần đây khi lượng khách theo hình thức MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị) từ các nước trên thế giới đến Viết Nam ngày càng đông thì các dự án đầu tư vào khách sạn kết hợp khu vui chơi giải trí hoặc các khu vui chơi giải trí ngày càng tăng. Du lịch điểm hẹn - MICE đang là thị trường mới. Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa làm việc, thương thảo với giải trí, nghỉ ngơi và khám phá. MICE là 4 chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh: Meeting - Incentive - Convention - Exhabition. Đó là những hoạt động giao lưu, gặp gỡ hay hội nhập (Meeting); là nơi vinh danh, khen thưởng hay phát động (Incentive); là nơi hội thảo, hội nghị hay hội họp (Convention/ Conference); và là nơi triển lãm, trình bày hay trình diễn (Exhabition). Du khách MICE thường kết hợp làm việc, hội họp và kinh doanh, với việc tham quan thắng cảnh, tìm hiểu về văn hoá, lịch sử và dân tộc. Về phong cảnh tự nhiên, đất nước ta nổi tiếng với 2 di sản thiên nhiên, 3 di sản văn hoá và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới.

Hiện nước ta có hai sân bay quốc tế lớn, hàng loạt sân bay và hệ thống giao thông nội địa do đó đầu tư vào loại hình du lịch MICE đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Nó không những giúp chúng ta trực tiếp thu ngoại tệ mà còn giúp chúng ta cải thiện hình ảnh của ngành du lịch nước nhà trong mắt du khách về khả năng đáp ứng các nhu cầu.

Hiện trạng đầu tư vào các cơ sở vui chơi, giải trí.

Nói đến các cơ sở vui chơi giải trí chúng ta phải nói đến hệ thống các công viên. Có thể nói nước ta hiện nay số công viên dành cho vui chơi không phải là quá thiếu. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng các công viên hầu như chưa hấp dẫn được khách du lịch.

Tình trạng các công viên, các điểm chơi trong công viên xuống cấp, phát sinh nhiều tệ nạn là một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều công viên đẹp ở thủ đô Hà Nội- một thủ đô được mệnh danh là điểm đến an toàn đang đối mặt với tình trạng mại dâm, nghiên hút diễn ra công khai. Hay ở các công viên tại các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng tình trạng quán các quán cafe trong công viên kinh doanh không lành mạnh đã làm mất đi mỹ quan vốn có của nơi công cộng.

Tiếp theo là các công viên kết hợp với khu vui chơi giải trí do các doanh nghiệp quản lý như: công viên Đầm Sen( thành phố Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư lên tới 40 triệu USD, đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm quan trong ngày, công viên này đã đầu tư rất nhiều trò chơi hấp dẫn như tàu đụng, tàu đu, các trò cảm giác mạnh lên tới hàng triệu USD, đặc biệt là việc xây dựng biển nhân tạo phục vụ cho du khách nội địa không có thời gian đi chơi biển ngắn ngày rất thu hút được khách, công viên nước Hồ Tây với diện tích 6,4ha, vốn đầu tư 150 tỷ đồng do côg ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội- là chủ đầu tư, quản lý nhiều trò chơi mới lạ thu hút nhiều khách, có ngày lên tới 30000 người tới đây làm phát sinh tình trạng quá tải, thế nhưng vẫn có

những ngày công viên này không có một người khách. Và còn nhiều công viên nữa đang hoạt động khắp trên 64 tỉnh, thành phố. Nhìn chung, các công viên này tuy đã phát huy được môt phần ý nghĩa của công viên thế những vẫn chưa được đầu tư một cách có hiệu quả để thu hút du khách. Các khu vui chơi giả trí chất lượng cao còn quá ít, thiết bị vui chơi còn nghèo nàn, triển khai chưa đẹp, độ bền chưa cao, chưa có mô hình quản lý chúng, hiện đang phân tán, khó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân địa phương và khách du lịch.

Xây dựng các khu vui chơi giải trí chất lượng là rất quan trong trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, thế nhưng thường xuyên cải tạo, nâng cấp để các khu vui chơi giải trí đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ còn quan trọng hơn. Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 đã nêu rõ phải tăng cường hơn nữa đầu tư phát triển các khu vui chơi, giải trí với hai mục đích quan trọng: Thứ nhất, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hoá xã hội của nhân dân nhất là những ngày nghỉ cuối tuần, khách du lịch trong và ngoài nước, Thứ hai, việc phát triển các khu vui chơi này tạo điều kiện thuận lợi cho các daonh nghiệp du lịch xây dựng các tour, các chương trình du lịch đặc sắc liên kết giữa các tỉnh với nhau.

Ngoài xây dựng các công viên giải trí thì các dịch vụ vui chơi gắn liền với khách sạn cũng được ngày càng phát triển ở các tỉnh có tiềm năng du lịch. Hàng loạt các dự án du lịch được xây dựng thiết kế theo mô hình khách sạn kết hợp với khu vui chơi giải trí ra đời như khu du lịch Hòn Ngọc Việt- ở Nha Trang đây là khu vui chơi với hơn 4 dự án lớn nhỏ, tổng số vốn đầu tư cho khu nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng cầu cảng lên tới 1755 tỷ đồng; dự án khu du lịch và giải trí quốc tế liên doanh giữa Công ty Silver Shores (Mỹ) và Công ty Hoàng Đạt (Việt Nam) tại Đà Nẵng với tổng

vốn đầu tư 86 triệu USD . Dự án này sẽ xây dựng trên bãi biển Bắc Mỹ An khách sạn 600 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao kết hợp với trung tâm hội nghị quốc tế; xây dựng 50 biệt thự cao cấp đạt tiêu chuẩn năm sao. Dự án sẽ được phép tổ chức khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài với các trò chơi điện tử theo hình thức chia bài qua bàn như black jack, bacarat và tài xỉu.

Có thể nhận thấy rằng hầu hết các dự án đầu tư cho các cơ sở vui chơi, giải trí thường là các dự án với 100% vốn nước ngoài hoặc là sử dụng vốn liên doanh, còn các dự án sử dụng vốn trong nước liên quan đến du lịch hình như không chú trọng đầu tư vào dịch vụ bổ sung cho du lịch, nếu có đầu tư thì cũng với quy mô nhỏ, nội dung chưa phong phú, gía lại cao nên chỉ thu hút một phần những người có thu nhập cao.

Nói chung công tác đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch trong những năm gần đây được tiếp tục phát triển theo hướng đảm bảo chất lượng cao và nâng cao hiệu quả đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực khách sạn- nhà hàng, tuy nhiên việc đầu tư thực hiện còn có nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w