2.1.5.1 Tỷ số thanh toán hiện thời:
Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Nó cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Công thức tính:
2.1.5.2 Tỷ số thanh toán nhanh:
Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này lớn hơn 0,5 là tốt.
(LNR + KH + Mức trả lãi vay cốđịnh)(năm t) DSCR =
Kế họach trả nợ vay (gốc và lãi)
Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện thời =
Tài sản lưu động – hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tổng số nợ
Tỷ số số nợ trên tài sản =
Tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =
Tổng giá trị tài sản bình quân Công thức tính:
2.1.5.3 Vòng quay hàng tồn kho:
Tỷ số này nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp với thị trường hay không, số vòng quay càng cao thì càng tốt.
Công thức tính:
2.1.5.4 Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, phụ thuộc vào chỉ tiêu giữa các ngành khác nhau.
2.1.5.5 Tỷ số nợ trên tài sản:
Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần vay trong tổng nguồn vốn, đo lường cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trên từng cổ phiếu. Hệ số này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Thông thường thì
đi vay nợ tốt hơn cho các cổđông. Tuy nhiên, tỷ số nợ càng lớn thì nguy cơ phá sản của công ty dễ xảy ra.
Công thức tính:
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Tổng số nợ Tỷ số số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng vốn CSH Lợi nhuận ròng ROE = Vốn CSH 2.1.5.6 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số này dung để so sánh nợ vay và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp, ổn
định hoạt động và kinh doanh có lãi thì hệ số này càng cao hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, trong trường hợp, khối lượng hoạt động bị
giảm và kinh doanh thua lỗ thì hệ số này càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo. Thông thường RE không lớn hơn 1, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước.
Công thức tính:
2.1.5.7 Lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở
doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho ta biết một
đồng doanh thu tọa ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Công thức tính:
2.1.5.8 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết rrong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Công thức tính:
2.2.5.9 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổđông vì nó gắn liền với hiệu quảđầu tư.
Công thức tính:
Lợi nhuận ròng ROS =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng ROA =
2.1.6 Nội dung thẩm dự án:
2.1.6.1 Thẩm định về phương diện pháp lý:
Tư cách pháp nhân.
Đơn xin thành lập công ty.
Điều lệ công ty.
Các văn bản pháp lý khác.
2.1.6.2 Thẩm định về phương diện thị trường
a. Thẩm định nhu cầu:
Kiểm tra những số liệu về nhu cầu quá khứ.
Xác định lại tính hợp lý của phương pháp dự trù nhu cầu dự án. So sánh, phân tích nhu cầu dự trù.
b. Thẩm định thị phần của dự án:
Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động.
c. Thẩm định giá bán dự trù của sản phẩm dự án dự kiến:
Chi phí sản xuất ước tính của dự án.
Đối với thị trường trong nước, cần phải so sánh những lợi thế và bất lợi về chi phí các yếu tốđầu vào của dự án so với nhà cạnh tranh.
Đối với thị trường nước ngoài ( nếu sản phẩm dự án có triển vọng lớn đối với thị trường nước ngoài) đòi hỏi phẩi đánh giá lỹ lưỡng lợi thế và bất lợi về chi phí sản xuất trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa.
Tìm hiểu giá bán hiện tại của các nhà cạnh tranh trên thị trường hiện tại và dự
báo trong tương lai.
d.Thẩm định trương trình tiếp thị:
Các chương trình quảng cáo, chào hàng.
Các kênh phân phối trên từng loại thị trường cụ thểm đặc biệt với những thị
trường mới.
2.1.6.3 Về phương diện kỹ thuật:
a. Thẩm định phương pháp sản xuất:
So sánh các phương pháp sản xuất hiện có, rút ra mặt ưu nhược điểm của từng phương pháp trong môi trường đầu tư cụ thể, qua đó xác định phương pháp được lựa chọn của dự án đã hợp lý và tốt nhất hay chưa.
b. Xác minh về mặt kỹ thuật các yếu tốđầu vào:
Thẩm tra về mặt kỹ thuật đối với nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phương tiện chuyên chở và khả năng cung ứng của các nguồn nguyên liệu.
c. Máy móc thiết bị:
Kiểm tra tính đồng bộ về số lượng và chất lượng thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế.
Kiểm tra lại giá bán của máy móc thiết bị.
d. Quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án:
Xác định hợp lý quy mô mà dự án đã chọn.
Đánh giá khả năng mở rộng trong tương lai.
e. Quy mô công nghệ:
Thẩm định cách bố trí hệ thống dây chuyền, thiết bị máy móc đã hợp lý chưa, có phù hợp với các thông số kỹ thuật hay không.
f. Địa điểm xây dựng công trình dự án:
Nguyên vật liệu và chi phí chuyên chở nguyên vật liệu. Nhiên liệu và chi phí chuyên chở nhiên liệu.
Điện năng.
Nguồn nhân công.
Cước phí chuyên chở thành phẩm đến nơi tiêu thụ. Hệ thống xử lý chất thảy.
2.1.6.4 Về môi trường:
Nên xem xét mức độảnh hưởng môi trường của dự án. Cách thức sử dụng các phế phẩm.
Phương pháp xử lý chất thảy, kết quả sau khi xử lý. Môi trường trước và sau khi dự án hoạt động.
2.1.6.5 Về phương diện tổ chức quản trị:
Ngày khởi công, triển khai dự án. Hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Tư cách cổđông trong công ty cổ phần. Cấp lãnh đạo.
Cơ cấu tổ chức của dự án.
Các hợp đồng và tư cách pháp nhân của các bản ký hợp đồng.
2.1.6.6 Về phương diện tài chính – tài trợ:
a. Thẩm định về nhu cầu vốn của dự án
Vốn đầu tư cho tài sản cốđịnh. Vốn lưu động.
Những chi phí trước khi sản xuất.
b. Thẩm định chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
So sánh những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn, trị giá thuần, tỷ suất doanh lợi nội bộ giữa dự án với số
liệu thực tếđạt được ở những công ty trong và ngoài nước cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự.
Về phương diện tài trợ, phải biết mục đích tài trợ của các tổ chức tài trợ, xem xét các nguồn tài trợ.
Kiểm tra độ an toàn về mặt tài chính, tính khả thi của các chỉ tiêu tài chính thông qua các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ, thời gian hòa vốn, hiện giá thuần ( NPV ), tỷ suất sinh lời nội bộ ( IRR )…
2.1.6.7 Về phương diện kinh tế - xã hội:
Xác định mức đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước thông qua sự so sánh với các dự án khác nhau trên các mặt: Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước, số ngoại tệ tiết kiệm hoặc thu được, số nhân công và số việc làm do dự án mang lại.
Xác định lợi ích về phương diện xã hội: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước trước và sau khi dự án được hình thành.
2.1.7 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng: 1. Xác định các thông số quan trọng trong dự án 2. Kiểm tra độ tin cậy các thông số quan trọng trong dự án 4. Kiểm tra cơ sở khoa học và tính thực tiễn trong phương pháp lập dự án Đánh giá các bảng kết quả theo mức lạc quan Xây dựng độ nhạy theo các thông số chủ yếu trong các tình huống Bảng nhận định kết quả tổng hợp theo độ nhạy 3. Xây dựng các thông số quan trọng trong các dự án có độ tin cậy 5. Xây dựng lại các phương pháp khoa học, phù hợp thực tiễn để tính toán Đề nghị bác dự án KẾT LUẬN RA QUYẾT ĐỊNH Không tin cậy Tin cậy Không phù hợp Phù hợp Kết quả xấu Kết quả tốt Hình 1: Quy trình thẩm định tín dụng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu về dự án và thông tin về ngân hàng được thu thập từ các phòng, ban tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hậu Giang đặc biệt là phòng thẩm định và quản lý tín dụng.
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng tại ngân hàng.
Đồng thời thu thập một số thông tin từ tạp chí, báo và internet để phục vụ
thêm cho việc phân tích.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê – tổng hợp số liệu: Sau khi đã có những số liệu, thông tin thì tập hợp lại số liệu, sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống
để phân tích.
Phương pháp so sánh:
Giúp ta đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến
động của chỉ tiêu. Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ
sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà có thể sử
dụng kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tính hiệu quả của dự án về phương diện tài chính.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG.
3.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Invesment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ: Tháp A, tòa nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà TRưng, Hà Nội.
Điện thoại: 04 2200422.
Fax: 04 2200399.
Website: www.bidv.com.vn.
Email: bidv@hn.vnn.vn.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ. Hơn 50 năm qua ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển đã có những tên gọi:
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiết Thiết Việt Nam. Ngày 24/06/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam. Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụđầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển không ngừng mở rộng quan hệđại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới.
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của
các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Qua các thời kỳ họat động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để ghi nhận sự đóng góp đó của ngân hàng thì Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng BIDV Việt Nam nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ mới; Huân chương Hồ Chí Minh…
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tếĐất nước.Với phương châm hoạt động: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” BIDV luôn là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
3.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẬU GIANG. 3.2.1 Giới thiệu về BIDV Hậu Giang.
Tên đơn vị: Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Hậu Giang. Tên giao dịch: Bank for Investment and Development of Vietnam, Haugiang Branch.
Tên viết tắt: BIDV – HAUGIANG BRANCH.
Trụ sở giao dịch: Số 30 đường 1/5 phường 1 TX.Vị Thanh Hậu Giang.
Điện thoại: (0711) 878673;
Fax: 878647.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 5362/QĐ – HĐQT ngày 25/12/2003 của hội đồng quản trị
ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Ngoài ra còn căn cứ vào các quyết
+ Căn cứ vào nghị quyết số 5266/NQ- HĐQT ngày 23/12/2003 về việc mở chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Hậu Giang của hội đồng quản trị
ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
+ Căn cứ vào văn bản số 1428/NHNN-CNH ngày 25/12/2003 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc mở chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tại các tỉnh Lai Châu, Đăk Nông, Hậu Giang.
Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong điều lệ (theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của NHNN Việt Nam).
3.2.2 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ tại BIDV Hậu Giang.
Cơ cấu tổ chức của BIDV Hậu Giang nói riêng và cả hệ thống BIDV nói chung kể từ ngày 01/10/2008 sẽ vận hành theo mô hình tổ chức mới (TA2) theo Quyết định số 681/QĐ-TCCB2 ngày 03/09/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo mô hình tổ chức này thì tổ chức của ngân hàng chia làm 4 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ. Trong đó, khối quan hệ khách hàng gồm 1 phòng là phòng quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro gồm 1 phòng là phòng quản lý rủi