Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU (Trang 27 - 29)

1 3 Phân biệt xúc tiến thương mại với xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến bán hàng và

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Dệt may là ngành kinh tế khơng những đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người:

nhu cầu về cái mặc, mà quan trọng hơn nĩ đáp ứng nhu cầu về cái đẹp, nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của con người qua cách ăn mặc, qua các chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã thời trang,…

Với đặc điểm sản phẩm cĩ hàm lượng sức lao động cao, vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, ngành dệt may là ngành thu hút một lực lượng lao động xã hội lớn so với các ngành khác, đặc biệt là lao động nữ, với nhiều loại hình, nhiều quy mơ sản xuất. Bên cạnh đĩ, sự phát triển của ngành cịn kéo theo sự phát triển của các ngành khác, như trồng trọt, chăn nuơi trong nơng nghiệp, cơ khí chế tạo, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ,…

Tại Việt Nam, ngành dệt may đã cĩ lịch sử phát triển hơn 110 năm, từ cơng cụ sản xuất thủ cơng với cơng nghệ truyền thống đã tạo ra được những sản phẩm mang bản sắc văn hĩa riêng của người Việt Nam, nhưng đây vẫn chỉ là ngành sản xuất “thủ cơng”, “tự sản, tự tiêu”. Ngành bắt đầu mang tính chất cơng nghiệp khi một thương nhân người Hoa tên là Bá Chí Hội, lập ra một xưởng kéo sợi vào năm 1889. Đến tháng 8/1890 thì một doanh nghiệp Pháp tên Dupre’ cùng hùn vốn và lập ra cơng ty Đơng Bắc Kỳ.

Từ năm 1900 đến năm 1940, cơng ty này vừa tiến hành xây dựng các nhà máy kéo sợi, dệt vải, dệt chăn, xưởng nhuộm và nhà máy điện tại Nam Định, vừa, đồng thời, tiến hành thâu tĩm nhà máy sợi tại Hải Phịng và Hà Nội. Như vậy, khu cơng nghiệp dệt Nam Định được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và là cái nơi của cơng nghiệp nhẹ ở Đơng Dương lúc bấy giờ.

Ngay sau khi hịa bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam đã nhanh chĩng phát triển phục vụ những nhiệm vụ chính trị khác nhau theo sự nghiệp cách mạng chung của tồn dân tộc. Cĩ thể liệt kê các giai đoạn phát triển của ngành như sau:

- Giai đoạn 1954 – 1975: Giai đoạn vừa xây dựng, chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến lớn. Thời kỳ này đã đảm bảo gần 100% nhu cầu về sợi, vải, quần áo, chăn màn, bơng băng y tế để cung cấp cho nhân dân và lực lượng vũ trang.

- Giai đoạn 1976 – 1990: Thời kỳ xây dựng hịa bình và hợp tác tồn diện với các nước XHCN. Ngành dệt may đã cĩ những bước phát triển nhanh chĩng, với sản lượng thực hiện cuối năm 1990 đạt 50.000 tấn sợi và hơn 450 triệu mét vải (khổ 0,80m), sản xuất hơn 150 triệu sản phẩm may.

- Giai đoạn sau 1991: Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Trong giai đoạn này tồn ngành đã cĩ những thay đổi rất quan trọng, cả về chất lẫn về lượng. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 10%/năm, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trong nhĩm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước (sau dầu thơ), tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động, … nên vai trị của ngành ngày càng được coi trọng trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

Do đĩ, theo Thứ trưởng Bộ Cơng Nghiệp Bùi Xuân Khu thì: “Ngành Dệt – May Việt Nam cĩ vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp các

mặt hàng thiết yếu trong xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đĩng gĩp một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước…”.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)