DU LỊCH MIỆT VƯỜN NAM BỘ

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 71 - 73)

6. CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI ĐIỂN HÌNH CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

DU LỊCH MIỆT VƯỜN NAM BỘ

6.6 Tuyến du lịch Rạch Giá - Hà Tiên.

Tuyến này có các loại tài nguyên du lịch sinh thái sau đây:

• Loại hình hệ sinh thái sân chim: Vườn cò Bằng Lăng có ý nghĩa khai thác du lịch cấp vùng và địa phương.

• Loại hình hang động Karst: Có đến 3 điểm gồm hang Tiền, hang Đá Dựng và Thạch Động. Đây là loại hình tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo có ý nghĩa khai thác du lịch quốc tế và nội địa mà ở vùng Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta không có.

• Loại hình văn hóa: Đình Bình Thủy, chợ nổi Phong Điền.

• Các sản phẩm du lịch sinh thái gồm có:

• Tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học: Khai thác điểm Thạch Động, đá Dựng, hòn Phụ Tử. Kết hợp nghiên cứu vết tích vỏ sò bám vào trần hang của chùa Hang.

• Thám hiểm, nghiên cứu hang động: Khai thác hang Tiền. Ở đây việc sinh viên các ngành địa chất, địa lý có dịp thực hành, nghiên cứu một hang Karst được hình thành do sóng biển. Nhưng điểm này cần được đầu tư xây dựng đường, bắc cầu từ bờ biển đến cửa hang, lập nhà nghỉ dạng bungalow. Biển ở quanh hang trong sạch, bãi cát có thể tắm biển, du thuyền.

Ngoài các sản phẩm du lịch sinh thái trên tuyến này còn có thể khai thác loại hình du thuyền trên sông Giang Thành, vùng biển Hòn Chông và loại hình tắm biển ở Mũi Nai kết hợp cho du khách tham quan quần thể lăng mộ dòng họ Mạc Cửu

6.7 Tuyến du lịch Rạch Giá - Phú Quốc.

• Loại hình hệ sinh thái sân chim: Sân chim Mỹ An (Đồng Tháp).

• Loại hình khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim (Đồng Tháp) có ý nghĩa quốc tế và quốc gia.

• Loại hình du lịch sông nước: Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh rạch trong vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười.

• Loại hình văn hóa: Bảo tàng Long An, các di chỉ văn hóa Gò Tháp, nghề nuôi ngựa Đức Hòa - Long An, di tích căn cứ Xẻo Quýt, lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Một phần của tài liệu Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 71 - 73)