Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phân Phương Nam (Trang 57)

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.

- Nhận biết rủi ro:

Bước đầu tiên để có một chương quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH.

Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến, ta thấy đồng EUR, USD, AUD, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn.

- Định lượng rủi ro:

Bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như sau:

Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá

Bảng 5.2 : Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị

ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,7215 2.582 1.200.000 3.099 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,2041 1.975 1.200.000 2.370 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,0083 18 2.000.000 36 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0,7111 1.432 800.000 1.146 CAD/USD 1.000.000 0,1128 0,8527 962 800.000 769 CHF/USD 1.000.000 0,1885 0,7599 1.432 800.000 1.146 SGB/USD 1.000.000 0,0785 0,6172 485 800.000 388 THB/USD 1.000.000 0,1430 0,0245 35 800.000 28 Tổng 8.921 8.981

Nguồn : Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ và tổng hợp từ tác

giả

GBP/USD, EUR/USD, JPY/USD là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng lên từ 1.000.000 đến 1.200.000 đối với đồng yết giá là cần thiết. Qua đó nhằm giúp cho NH đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngoại tệ và đạt được mục tiêu đề ra. Việc nới lỏng hạn mức này sẽ làm cho lỗ dự kiến cho mỗi giao dịch sẽ tăng lên : GBP/USD tăng từ 2.582 USD lên 3.099 USD, EUR/ USD tăng từ 1.975 USD lên 2.370 USD và JPY/ USD tăng từ 18 USD lên 36 USD. Nhưng các khoản lỗ dự kiến mới này vẫn nằm trong giới hạn cho một giao dịch mà NH cho phép là 3.000 USD. Để bù đắp cho khoản lỗ dự kiến tăng lên này NH nên giảm khoản lỗ dự kiến của các cặp đồng tiền AUD/USD, CAD/USD, CHF/USD, SGP/USD và THB/USD bằng cách giảm hạn mức giao dịch trong ngày từ 1.000.000 xuống còn 800.000 đối với các đồng yết giá.

Việc thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày đối với các cặp đồng tiền có điểm lợi là tổng lỗ dự kiến trước ( 8.921 USD) và sau ( 8.981 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đáng kể. Điều đó cũng có nghĩa là rủi ro tỷ giá mà NH phải đối mặt không tăng lên khi ta thay đổi các hạn mức. Nhưng quan trọng một điều là qua sự thay đổi hạn mức này NH có thể giao dịch đối với cặp ngoại tệ GBP/USD, EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doanh ngoại tệ sẽ chủ động hơn

Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá

trong nhiều giao dịch lớn với khách hàng từ đó sẽ giúp NH tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Theo dõi rủi ro:

Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp nó tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản quản lí tốt trạng thái mở của chúng. Giả sử NH đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với hạn mức đã đề ra, rủi ro mà NH phải đối mặt là khoản dự kiến 3.100 USD. Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà NH cho phép là 7.000 USD. Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn được mở trạng thái đối với bất kỳ cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 3.900 USD ( 7.000 – 3.100). Chẳng hạn nhân viên kinh doanh tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ EUR/USD, AUD/USD và CAD/USD. Để tính được số tiền mà nhà kinh doanh tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền này là bao nhiêu sao cho đảm bảo tổng rủi ro tỷ giá trong một ngày không tăng lên, ta tính toán như sau:

Bảng 5.3: Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ

ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Trạng thái mở Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (31/3/2006, USD) Lỗ dự kiến (USD) GBP/USD 1.200.000 0,1500 1,7215 3.100 EUR/USD 1.200.000 0,1640 1,2041 2.370 AUD/USD 800.000 0,2014 0,7111 1.146 CAD/USD ? 0,1128 0,8527 ? Nguồn : tổng hợp từ tác giả Vì để tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép, từ đó ta suy ra được lỗ dự kiến của ngoại tệ CAD/USD là 386 USD ( 3.900 – 2.370 -1.146 ). Sau khi biết được lỗ dự kiến thì ta sẽ tính được trạng thái mở :

386 0,1128 x 0,8527

Như vậy, sau khi nhà kinh doanh ngoại tệ đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD thì chỉ có thể tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền EUR/USD là 1.200.000, AUD/USD là 800.000 và CAD/USD là 401.215. Nếu NH không tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ trên thì có thể chọn cặp ngoại tệ khác nhưng phải đảm bảo sao cho tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. Việc tính toán này khá đơn giản, chỉ cần sử dụng bảng excel là nhà kinh doanh có thể theo dõi, kiểm soát được rủi ro tỷ giá của NH.

- Kiểm soát rủi ro:

Theo yêu cầu của NHPN, thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo = 401.215 USD

Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá

là các giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tự quản lí và không được kiểm soát từ phía NH. Để kiểm soát rủi ro của NH đạt được hiệu quả hơn thì NH nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà NH đã đề ra.

5.2 Dự báo tỷ giá bằng phân tích cơ bản:

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá. Vì vậy các kỹ thuật dự báo tỷ giá là rất cần thiết đối với NH và qua đó có thể giúp cho NH phòng ngừa được rủi ro tỷ giá.

Phân tích cơ bản:

Công cụ chủ yếu được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện nay là phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà kinh doanh dự đoán được xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trả lời cho hai câu hỏi giá hiện nay như thế nào và biến động trong quá khứ ra sao. Giá là kết quả cuối cùng của trận chiến giữa cung và cầu. Còn để biết được xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn và trả lời cho câu hỏi tại sao giá lại biến động như thế thì NH nên sử dụng phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản là dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với tỷ giá hối đoái. Dựa trên giá trị hiện tại của các biến số này cùng với tác động lịch sử của chúng đối với tỷ giá. Phân tích cơ bản có thể hổ trợ cho phân tích kỹ thuật mà NH đang áp dụng hiện nay, giúp cho NH cái nhìn tổng quát hơn về xu hướng biến động của tỷ giá để từ đó NH có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn.

5.3 Một số giải pháp khác:

5.3.1 Giải pháp về tổ chức và nhân sự:

Theo cơ cấu tổ chức của NHPN hiện nay thì phòng kinh doanh tiền tệ có 3 bộ phận:

- Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối. - Bộ phận kinh doanh trên thị trường tiền tệ. - Bộ phận quản lí nguồn vốn.

Trong bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối gồm có một nhà kinh doanh ngoại hối (Dealer) trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá các loại ngoại tệ, kinh doanh đầu cơ mua thấp bán cao. Sau khi giao dịch này được xác nhận, Dealer sẽ ghi lại các giao dịch và chuyển cho Back Office đảm nhận các thủ tục còn lại. Sau khi đã soạn thảo xong hợp đồng và trình ban giám đốc ký duyệt thì Back Office sẽ chuyển một bản cho phòng kế toán. Phòng kế toán là bộ phận có trách nhiệm về thanh toán cho NH đối tác cho mỗi giao dịch đã thực hiện tại bộ phận kinh doanh tiền tệ. Họ cũng trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức, hạch toán các bút toán cần thiết.

Còn bộ phận quản lí nguồn vốn là bộ phận có trách nhiệm theo dõi trạng thái ngoại hối, lãi lỗ trong kinh doanh ngoại tệ.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xóa bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các NH Mỹ sẽ được thành lập các NH liên doanh với số vốn từ 30-49%, tới năm 2010 được thành lập với số vốn 100% của Mỹ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các NH đối tác, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ và qua đó cũng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá NH nên tổ chức bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối theo mô hình chuẩn quốc tế như sau:

Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá

Bộ phận kinh doanh trên thị trường ngoại hối bao gồm:

Các nhà kinh doanh tiền tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thông thường trong bộ phận này gồm hai nhân viên kinh doanh chính:

+ Nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (Dealer) có nhiệm vụ sau:

• Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá cần thiết.

• Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của NH, tức là hổ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá.

• Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình.

+ Nhà kinh doanh ngoại hối chịu hoàn toàn về một vị thế của NH (Trader) sẽ có nhiệm vụ:

• Trả lời các câu hỏi về yết giá của các Dealer.

• Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao.

• Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng.

5.5.2 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh:

- NH cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác như mua bán quyền chọn, hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam.

- Phải có định hướng kế hoạch để tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của NH ra thị trường nước ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế cần nhanh chóng nghiên cứu các thị trường khu vực, đồng thời nghiên cứu triển khai việc thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, … Mở rộng thị trường sẽ giúp cho NH đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, có điều kiện học hỏi thêm để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, mặc khác sẽ góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận từng bước phát triển và hội nhập với NH quốc tế.

Kiến nghị và kết luận

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kiến nghị:

1.1 Đối với NHNN:

Để giám sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ NHNN đã yêu cầu các tổ chức được phép phải báo cáo cho NHNN về trạng thái ngoại tệ cuối ngày. Việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN. Nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ trong thời gian tới kiến nghị NHNN nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái tại thời điểm cuối ngày sang quản lí ngoại hối thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào.

1.2 Đối với NHPN:

Chú trọng việc thường xuyên mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để tranh thủ ý kiến, bài nói hoặc lời khuyên cho cán bộ chủ chốt của NH theo từng chuyên đề, từng thời kỳ và bối cảnh của nền kinh tế thị trường.

Mọi sự thành công của một NH hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều xuất phát từ yếu tố con người. Do đó NH cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp cho các nhân viên nhất là nhân viên kinh doanh ngoại tệ do công việc kinh doanh của họ rất căng thẳng và chịu áp lực rất cao, từ đó mới động viên được tinh thần làm việc của họ.

2. Kết luận:

Thị trường ngoại hối diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào và khó có thể dự đoán được. Chính những sự biến động tỷ giá này đã tạo ra không ít cơ hội và rủi ro cho nhà kinh doanh ngoại tệ của NH. Nhìn chung, trong thời gian qua NH đã tận dụng được không ít cơ hội từ những biến động của tỷ giá trên thị trường để kinh doanh kiếm lãi đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của NH. Đồng thời bên cạnh những khoản đóng góp đó, nhà kinh doanh cũng gặp khá nhiều rủi ro từ sự biến động của tỷ giá gây ra. Kinh doanh ngoại hối bao giờ cũng đi kèm với rủi ro. Do vậy bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì NH cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được.

Phụ lục

 

1. Hình 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD 2. Hình 2: Diễn biến tỷ giá AUD/USD 3. Hình 3: Diễn biến tỷ giá USD/CAD 4. Hình 4: Diễn biến tỷ giá NZD/USD 5. Hình 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD 6. Hình 6: Diễn biến tỷ giá USD/CHF 7. Hình 7: Diễn biến tỷ giá USD/JPY

8. Bảng 1: Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2003 9. Bảng 2: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2004 10. Bảng 3: : Doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi USD năm 2005

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phân Phương Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)