Nghiên cứu và phát triển (R&D)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty QVD đồng tháp (Trang 27)

Nghiên cứu và phát triển chưa phải là điểm mạnh của QVD Đồng Tháp, công ty chưa có nhiều loại sản phẩm giá trị gia tăng. Công ty đang đầu tư cho bộ phận này để tạo ra nhiều hơn các sản phẩm giá trị gia tăng vì những sản phẩm này mang lại lợi nhuận cao hơn và không thuộc đối tượng bị áp thuế chống phá giá.

4.1.6 Nhân sự

Phòng tổ chức hành chính đảm nhận công tác tuyển dụng theo nguyên tắc dựa trên năng lực chuyên môn của người lao động ( đối với những lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp), đối với công nhân thì yêu cầu biết chữ, sau khi nhận vào đưa đi đào tạo ở trường dạy nghề Đồng Tháp hoặc tại công ty . Có kế hoạch đào tạo bổ sung kiến thức cho những nhân viên thực sự có năng lực, tạo nguồn cán bộ về lâu dài cho công ty. Trình độ nhân viên của QVD Đồng Tháp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.3: Trình độ chuyên môn lực lượng lao động công ty QVD Đồng Tháp

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh công ty QVD Đồng Tháp

Có thể thấy trình độ chuyên môn của lực lượng lao động chưa cao, tổng số lao động đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm chỉ 3,5% tổng số lao động. Đây là một tỉ lệ rất thấp. Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tự đào tạo Tổng Số lượng 20 6 25 600 808 1459 Tỷ trọng 1,37% 0,41% 1,71% 41,12% 55,38% 100%

những công nhân viên có hợp đồng dài hạn (khoảng 50% công nhân) vì thế nhiều người vẫn chưa được hưởng đầy đủ các phúc lợi.

4.1.7 Hệ thống thông tin

Công tác thu thập thông tin của QVD Đồng Tháp còn nhiều hạn chế, chỉ có thị trường Mỹ là việc thu thập thông tin phản hồi của khách hàng tương đối nhanh, các thị trường khác việc thu thập thông tin phản hồi khá thụ động, còn cần nhiều sự hỗ trợ của QVD TP. HCM. Việc công bố thông tin của QVD Đồng Tháp qua các trang web còn nghèo nàn, chưa đủ nhân sự cho bộ phận thông tin của công ty.

Vận dụng chuỗi giá trị vào các yếu tố đã phân tích trên đây, ta có thể thấy chức năng quản trị của công ty khá tốt, công ty có những nhân viên quản trị nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về ngành nghề kinh doanh của công ty, điều này có tác động rất lớn đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty chưa mạnh, vì thế mà sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu của công ty vẫn là cá fillet, chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng. Trong các yếu tố cơ bản như: nhà cung cấp, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, phân phối, marketing thì yếu tố máy móc thiết bị, nhà cung cấp được công ty thực hiện khá tốt. Có thể thấy điều này qua hệ thống máy móc hiện đại của công ty, các yếu tố còn lại chưa tốt lắm, nguồn nguyên liệu bảo đảm cho công ty hoạt động công ty vẫn chưa chủ động 100%, còn phải mua thêm từ bên ngoài, kênh phân phối nội địa chưa được xây dựng, kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu chưa hoàn chỉnh, hoạt động marketing vẫn cần sự hỗ trợ của công ty mẹ. Dù vậy, những hạn chế này ảnh hưởng không quá lớn đến hoạt động của công ty, thể hiện qua tình hình tài chính và lợi nhuận của công ty, khá tốt so với những công ty trong ngành ngay trong giai đoạn đầu hoạt động, chẳng hạn chi phí phân xưởng/1 kg thành phẩm cá tra của QVD Đồng Tháp là 7.000 đồng, cao hơn 1 số công ty khác ( Agifish là 3.923,4 đồng, Afiex là 6.950 đồng) nhưng bù lại công ty có chi phí hoạt động thấp hơn nhờ có bộ máy hoạt động khá đơn giản.

TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Quản trị đạt hiệu quả tốt 0,13 4 0,52 2 Khả năng tài chính 0,12 3 0,36 3 Máy móc thiết bị hiện đại 0,1 3 0,3 4 Tổ chức sản xuất tốt, chi phí sản xuất hoạt động

hợp lý. 0,1 3 0,3 5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0,09 3 0,27 6 Công suất đáp ứng nhu cầu 0,08 3 0,24 8 Kênh phân phối chưa mạnh 0,07 2 0,14 9 Đội ngũ nhân sự chưa đủ đáp ứng 0,11 2 0,22 10 Quản lý chất lượng chưa hoàn chỉnh 0,07 2 0,14 11 Thương hiệu yếu 0,05 1 0,05 12 Hệ thống thông tin chưa đạt yêu cầu 0,08 2 0,16 Tổng cộng 1 2,7 Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,7 cho thấy môi trường nội bộ của QVD Đồng Tháp khá tốt. Những điểm mạnh quan trọng của công ty là: khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu, máy móc thiết bị, khả năng tài chính, hiệu quả quản trị. Tuy vậy, công ty cũng phải chú ý khắc phục những điểm yếu quan trọng như: kênh phân phối, quản lý chất lượng, thương hiệu, hệ thống thông tin. Như thế mới tăng được vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.

4.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp 4.2.1 khách hàng 4.2.1 khách hàng

Khách hàng của công ty hiện tại là những nhà phân phối thủy sản lớn và chuỗi các siêu thị như: H&T Seafood (Mỹ), Coop, Seafood (Châu Âu)... họ có khả năng chi phối mạnh thị trường thủy sản ở nhiều nước, họ thường mua với số lượng lớn, sản phẩm của công ty khi bán ra thị trường thường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối này, vì thế mà thương hiệu của QVD Đồng Tháp chưa được nhiều người biết đến. Các nhà phân phối này có đủ thông tin về thị trường, hơn nữa sản phẩm chủ lực của công ty là cá tra, cá basa fillet mà nhiều công ty khác cũng sản xuất được, chi phí đổi mối lại không cao, vì thế họ có khả năng gây sức ép trong thanh toán đối với công ty. Ở

doanh nghiệp còn giảm giá sản phẩm để giành khách hàng...Hiểu rõ về đối thủ là cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh, là yêu cầu tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

4.2.2.1 Xác định đối thủ cạnh tranh

Có thể phân các doanh nghiệp thành 3 nhóm:

- Nhóm a: Gồm các công ty: Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Đây là các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh.

- Nhóm b: Gồm các công ty: Afiex (An Giang), Kim Anh (Sóc Trăng), Cafatex (Hậu Giang)...Đây là những công ty có nhiều tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.

- Nhóm c: Gồm các công ty khác: Thanh Hùng (Đồng Tháp), Thuận An (An Giang), An Xuyên (An Giang)...

4.2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính

Công ty TNHH Nam Việt

Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Đông Nam Á. Công ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến thủy sản (nhà máy Nam Việt, nhà máy Thái Bình Dương và nhà máy Đại Tây Dương) với tổng công suất khoảng 1.000 tấn nguyên liệu/ngày, có thể giải quyết việc làm cho 15.000 lao động.

Các chiến lược được Nam Việt áp dụng là: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, kết hợp ngược về phía sau. Hiện nay, sản phẩm của Nam Việt đã có mặt ở 40 quốc gia. Sau vụ kiện chống phá giá cá Tra, Basa ở thị trường Mỹ, Nam Việt đã chuyển hướng sang các thị trường mới, nhất là các nước Châu Âu và Châu Á. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, Nam Việt đã thành lập câu lạc bộ thủy sản, năm 2004 cung cấp cho công ty hơn 60.000 tấn. Năm 2005 Nam Việt tiến hành xây dựng trung tâm thủy sản ở KCN Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất 45.000 tấn thành phẩm/năm.

Các điểm mạnh của Nam Việt: Thứ nhất là khả năng tài chính, vốn pháp định của Nam Việt là 198,435 tỉ đồng, lớn hơn vốn pháp định của Agifish (167,944 tỉ đồng). Thứ hai là công suất và thị phần, công suất trên 60.000 tấn thành phẩm/năm chiếm trên 25% thị phần ở thị trường xuất khẩu. Thứ ba là khả năng quản lý nguyên liệu, do nằm ở An Giang, là vùng nguyên liệu cá Tra, Ba sa lớn nhất Việt Nam, và việc thành lập câu lạc bộ thủy sản, ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với ngư dân nên Nam Việt có được nguồn nguyên liệu thường xuyên quanh năm. Thứ tư là khả năng dự trữ nguyên liệu, hiện tại với sức chứa kho lạnh của Nam Việt là 15.000 tấn, do đó Nam Việt có thể mua cá lúc giá không quá cao để dự trữ, vì thế mà giảm đáng kể chi phí mua nguyên liệu so với các công ty khác, khắc phục được nhược điểm của chi phí sản xuất khá cao. Thứ năm là khả năng thu hút nhân viên, với việc trả lương cao, và chính sách xây nhà ở cho công nhân, Nam Việt đã thu hút nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên giỏi của các công ty khác, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ.

Điểm yếu của Nam Việt là khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng sản xuất sản phẩm chế biến từ cá Tra của Nam Việt còn rất hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

của Nam Việt là cá fillet, nguyên nhân là chưa có sự đầu tư đúng mức cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Về kênh phân phối, Nam Việt chưa xây dựng được kênh phân phối ở thị trường nội địa, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Về quản lý chất lượng, tuy hệ thống quản lý chất lượng đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000...nhưng Nam Việt vẫn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh nên sản phẩm của Nam Việt có xu hướng thâm nhập mạnh hơn ở các thị trường dễ tính. Hoạt động Marketing của Nam Việt chưa được chú ý nhiều, thông tin trên trang web của Nam Việt còn quá sơ sài, chưa tham gia nhiều hội chợ, chưa có nhiều hoạt động xã hội . Một điểm nữa là chi phí sản xuất của Nam Việt khá cao, chi phí phân xưởng cho 1 kg thành phẩm cá tra là 7.000 đồng.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

Agifish là công ty đi đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Các chiến lược mà công ty đang áp dụng là: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau. Mục tiêu của Agifish là lấy lại vị trí dẫn đầu ngành chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thương hiệu ở nội địa: Mức độ nhận biết thương hiệu cao.

+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Agifish đi đầu trong phát triển sản phẩm mới, công ty hiện có trên 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra.

+ Kênh phân phối: Ở trong nước, hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn... Ở nước ngoài, thiết lập được quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn ở các thị trường Mỹ, EU.

+ Quản lý sản xuất và chi phí sản xuất: Do đã nhiều năm kinh nghiệm, Agifish có quy trình sản xuất hợp lý, tổ chức quản lý sản xuất tốt nên năng suất lao động cao, nhờ đó chi phí sản suất thấp, chi phí phân xưởng trên 1kg thành phẩm cá tra của Agifish là 3.923,4 đồng, thấp hơn nhiều công ty khác.

Điểm yếu:

+ Nhân sự: Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Trình độ lao động chưa qua đào tạo của Agifish chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 89,5% tổng số lao động của công ty. Ngoài ra, chế độ lương thưởng cho nhân viên cũng chưa thỏa đáng, nên bị mất nhiều nhân viên giỏi.

+ Quản lý nguồn nguyên liệu: Tuy đã xây dựng được câu lạc bộ AgiClup nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chỉ giải quyết được nhu 40% nhu cầu nguyên liệu của công ty,

Cũng như Agifish, Vĩnh Hoàn đang áp dụng các chiến lược: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp ngược về phía sau. Những năm gần đây, Vĩnh Hoàn được biết đến như một trong những nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam.

- Điểm mạnh:

+ Khả năng nghiên cứu và phát triển: nhờ có nhiều chuyên viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, Vĩnh Hoàn hiện đã có hơn 40 sản phẩm giá trị gia tăng.

+ Kênh phân phối ở thị trường nội địa: sản phẩm có mặt ở khắp các hệ thống siêu thị cả 2 miền Nam - Bắc.

+ Khả năng cạnh tranh về giá: nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, và có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất từ Agifish nên Vĩnh Hoàn có chi phí phân xưởng thấp hơn một số công ty khác.

- Điểm yếu:

+ Công suất và thị phần: Công suất của Vĩnh Hoàn chỉ bằng khoảng ¼ của Nam Việt với 16.000 tấn thành phẩm /năm, do đó thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn chưa chiếm tỉ trọng cao trong tổng thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

+ Khả năng quản lý chất lượng: cũng như Nam Việt, Vĩnh Hoàn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh.

+ Hoạt động Marketing: chưa được đẩy mạnh, chỉ mới tham gia vài hội chợ thủy sản, chưa có nhiều hoạt động xã hội, tài trợ...

+ Mức độ nhận biết thương hiệu chưa cao, chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu.

Sơ đồ nhóm chiến lược sau đây sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vị trí cạnh tranh của các công ty trong ngành:

Bảng 4.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của QVD Đồng Tháp

Nhận xét:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Nam Việt ( tổng số điểm quan trọng là 2,9) và Agifish (tổng cộng điểm là 2,85) là hai đối thủ rất mạnh, trong khi đó Vĩnh Hoàn (số điểm tổng cộng là 2,65) cũng là đối thủ khá mạnh của QVD Đồng Tháp . Trong xây dựng chiến lược, QVD Đồng Tháp cần chú ý khai thác triệt để các điểm mạnh là am hiểu về thị trường và khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chú ý khắc phục các điểm yếu về thương hiệu, kênh phân phối... và đặc biệt là không nên chọn yếu tố công suất làm ưu thế cạnh tranh vì công suất của các đối thủ là rất lớn.

4.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Do tiềm năng của ngành sản xuất và chế biến cá tra, cá basa ở ĐBSCL còn rất lớn, tính hấp dẫn của ngành là rất cao, rào cản xâm nhập ngành lại thấp, có thể dễ dàng tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu, có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng, tính khác biệt của sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chưa cao, chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành, vì thế trong tương lai có thể xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh tham gia ngành.

Mặt khác có nhiều công ty muốn tham gia ngành còn là do một số công ty đang kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm khác, công nghệ chế biến của các mặt hàng này là gần giống nhau, họ đã có sẵn kênh phân phối nên muốn tận dụng điểm mạnh của hệ thống phân phối. Hơn nữa, khả năng trả đũa của các công ty trong ngành là không cao vì ngành đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, sự xâm nhập của các đối thủ mới có thể không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số của các công ty hiện tại.

Ngoài ra, sự tăng trưởng ngày càng nhanh của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là ở thị trường Mỹ cũng là vấn đề mà công ty phải hết sức chú ý, Trung Quốc là nước có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực này. Họ có ưu thế về giá lao động rẻ, có nhiều người gốc Trung Quốc làm chủ các nhà phân phối lớn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới , người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao trong kinh doanh.

4.2.4 Sản phẩm thay thế

Có nhiều loại sản phẩm có khả năng thay thế cá tra, cá basa như: tôm, gia cầm, bò...Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, vì thế người dân có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Gần đây, do tác động của dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới và ảnh hưởng của vụ kiện chống phá giá cá tra, cá basa làm cho người dân trên toàn thế giới muốn dùng thử cá tra, basa và họ thấy thích nên đã làm cho nhu cầu tăng mạnh. Chính phủ nhiều nước cũng có những biện pháp hạn chế khai thác

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty QVD đồng tháp (Trang 27)