Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 33 - 36)

Việt Nam chúng ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là một trong 8 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2006. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách du lịch, thời gian qua cac cơ sở kinh doanh du lịch đã chủ động đào tạo, tuyển chọn lực lượng lao động chuyên ngành cho cơ sở mình.

Thực trạng cho thấy dù ngành du lịch đã xác đinh phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, và việc nâng cao chất lượng phục vụ là chiến lược cơ bản để đạt được các mục tiêu phát của ngành nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất hạn chế, gần như không đáng kể. Nhu cầu đầu tư cho ngành vượt xa khả năng hiện có. Hiện nay có 740000 người làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 230000 lao động làm việc trực tiếp và 510000 lao động gián tiếp, thế nhưng đến năm 2010 nhu cầu lao động cho ngành du lịch là 1400000 người, trong đó số người trực tiếp làm việc trong ngành du lịch là 380000 người.Như vậy đội ngũ công nhân có nhu cầu được đầu tư là rất lớn trong khi đó hệ thống tổ chức đầu tư quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Hiện nay có một số dự án phát triển nguồn nhân lực được triển khai như:

1. Dự án đào tạo phiên dịch: 0,9 triệu Euro

3. Dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch: 10,8 triệu

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hiện nay thường là sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc là sự hợp tác với một tổ chức viện trợ của nước ngoài, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân cho việc đào tạo nguồn nhân lực là quá hạn hẹp, không thể trang trải hết cho nhu cầu phát triển nhân lực.

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch gần đây phải kể đến là dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” do liên minh Châu Âu tài trợ không hoàn lại với 10,8 triệu Euro trong tổng số giá trị dự án là 12 triệu Euro, bên Việt Nam 1,2 triệu Euro. Dự án này bắt đầu tư năm 2004 và dự kiến kết thúc năm 2008. Theo kế hoạch, dự án sẽ đào tạo 4000 lượt học viên thuốc 13 kỹ năng nghề trọng tâm: lễ tân, phục vụ buồng, chế biến món ăn, an ninhdu lịch, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch …Dự án gồm 6 phần được thiết kê nhằm mục đích phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ đào tạo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời nâng cấp các chuẩn nghề và chất lượng các ngành dịch vụ liên quan, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thế giới.

Ngoài dự án đầu tư trên, chính phủ Luxembourg và Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện dự án VIE/002 trong đó chính phủ Luxembourg nhận tài trợ không hoàn lại 150 triệu LuF cho dự án về đào tạo nghiệp vụ khách sạn du lịch, nhằm ba nhiệm vụ:

- Soạn thảo chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ khách sạn. - Đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt

- Nâng cấp trang thiết bị cho ba trường du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài, bắt đầu từ tháng 10- 1996 và chia làm 3 đợt. Tổng số tiền tài trợ nói trên được phân bổ như sau:

1. Thiết lập chương trình đào tạo quốc gia về nghiệp vụ Khách sạn:39 triệu LuF

2. Đào tạo giáo viên nòng côt cho 3 trường du lịch Hà Nội, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh: 10 triệu LuF

3. Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị cho ba trường :120 triệu LuF.

4. Chi phí chung: 10 triệu LuF.

Ngoài các dự án nói trên tổng cục du lịch kết hợp với một tổ chức phi chính phủ ở châu Âu thành lập 10 trường đào tạo đội ngũ nhân lực ngành du lịch ở Đà Lạt, Huế, Quảng Ngãi, Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu...v..v. Hiện nay cả nước có khoảng 50 trường đào tạo các nghiệp vụ du lịch và khoảng 30 trường đại học có đào tạo du lịch.

Ngoài hình thức đầu tư dài hạn, chuyên sâu về từng nghiệp vụ thì đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn có hình thức đầu tư ngắn hạn trong các doanh nghiệp du lịch như là đầu tư mở các khoá huấn luyện, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng cho nhân viên du lịch của doanh nghiệp mình.

Về chất lượng nguồn nhân lực, hằng năm lực lượng sinh viên ra trường từ các khoa du lịch của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp rất đông góp phần bổ sung một phần nhân lực cho ngành. Tuy nhiên giáo trình dạy học còn mang tính lý thuyết vì vậy mà khả năng nhập cuộc của sinh viên mới ra trường chưa cao,nhiều sinh viên trình độ ngoại ngữ còn yếu nên các doanh nghiệp du lịch phải mất thời gian đào tạo lại.

Chất lượng lao động du lịch phục vụ trong khách sạn phần lớn có trình độ học vấn cao(42% khách sạn có lao động trình độ đại học chiếm tỷ lệ trên

30% trong tổng số lao động hoạt động tại khách sạn đó). Thế nhưng một điều đáng nói là phần lớn những lao động tốt nghiệp đại học đều không phải tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và khách sạn, thực tế cho thấy hầu như các sinh viên tốt nghiệp từ các trường ngoại ngữ làm việc trong lĩnh vực du lịch rất nhiều. Trình độ ngoại ngữ hạn chế công với tư tưởng nhân thức của nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, bảo thủ khiến cho sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút.

Qua phân tích trên cho thấy nhu cầu vốn đào tạo nguồn nhân lực du lịch ngày càng tăng trong khi đo lượng vốn đầu tư dành cho vấn đề này còn quá ít manh mún, rải rác ở các tổ chức du lịch, các sở chuyên ngành, các dự án lớn từ trước đến nay chỉ phân bổ cho cả nước gây ra những khó khăn rất lớn về số lượng, chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch nước nhà, cản trở sự phát triển của ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 33 - 36)