2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT_AG QUA 3 NĂM 1 Phân tích doanh số cho vay
2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro , đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thểđược thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay
mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao đểđảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá , kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Ta có số liệu về doanh số theo thành phần kinh tế tại NHCT_AG như sau:
Bảng 6: Doanh Số Thu Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế
ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số % Doanhsố % Tuy ệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 351.324 60,7 345.069 55,5 490.02058,55 -6.255 -1,78 144.951 42 Ngoài quốc doanh 227.715 39,3 276.793 44,5 346.84141,45 49.078 21,55 70.048 25,31 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG
351.324 345.069 490.020 227.715 276.793 346.841 579.039 621.862 836.861 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng
Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng
Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh qua 3 năm đạt được kết quả khả quan. Năm 2002 doanh số thu nợđạt 621.862 triệu đồng tăng 42.824 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 7,4%; còn năm 2003 đạt 836.861 triệu đồng tăng 214.999 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 34,57%.
yDoanh số thu nợ khu vực quốc doanh
Doanh số thu nợở khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể như sau:
- Năm 2001: thu được 351.324 triệu đồng chiếm 60,67% / tổng doanh số thu nợ.
- Năm 2002: thu được 345.069 triệu đồng chiếm 55,49% / tổng doanh số thu nợ.
- Năm 2003: thu được 490.020 triệu đồng chiếm 58,55% / tổng doanh số thu nợ.
Về chênh lệch doanh số thu nợ giữa các năm: năm 2002 giảm 6.255 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 1,78%; năm 2003 tăng 144.951 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 42%. Trong năm 2002 doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể. Nhưng đến năm 2003 doanh số thu nợ lại tăng lên đến 42% cho thấy trong năm này một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng từđó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn, doanh số thu nợ tăng lên đáng kể.
yDoanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trong thời gian qua nhờ tích cực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 227.715 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợđạt 276.793 triệu đồng tăng 49.078 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 21,55%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợđạt 346.841 triệu đồng tăng 70.048 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 25,31%. Đây là khu vực bao gồm các đơn vị, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, trình độ
quản lý, quy mô và công nghệ ngày được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng.
Nhìn chung tình hình thu nợđối với các thành phần kinh tếđã có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh có chuyển biến theo hướng tích cực, có thểđánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợđúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể.
Qua phân tích tình hình thu nợ của NHCT_AG, trong 3 năm qua doanh số thu nợđối với các doanh nghiệp quốc doanh là khá tốt, các doanh nghiệp thực hiện trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Do đó trong công tác thu nợ chi nhánh cần tập trung vào khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt là các hộ nông dân và hộ kinh doanh cá thể, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhỡ khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợđối những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay tiếp những khách hàng có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ.
2.2.2. Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay
Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thể loại cho vay như sau:
Bảng 7: Doanh Số Thu Nợ Theo Thể Loại Cho Vay
ĐVT: triệu đồng
2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002
Chỉ tiêu Doanh
số % Doanhsố % Doanh số % Tuy ệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 544.635 94,06 579.483 93,19 785.971 93,92 34.848 6,4 206.488 35,63 Trung-dài hạn 34.404 5,94 42.379 6,81 50.890 6,08 7.975 23,18 8.511 20,08 Tổng cộng 579.039 100 621.862 100 836.861 100 42.823 7,4 214.999 34,57
544.635 579.483 785.971 785.971 34.404 42.379 50.890 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn
Đồ thị 6: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay
yDoanh số thu nợ ngắn hạn
Tình hình thu nợ ngắn hạn đạt kết quả đáng kể trong thời gian qua. Năm 2001 doanh số thu nợ đạt 544.635 triệu đồng; năm 2002 doanh số thu nợ đạt 579.483 triệu đồng tăng 34.848 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 6,4%; bước sang năm 2003 doanh số thu nợđạt 785.971 triệu đồng tăng 206.488 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 35,63%. Có được kết quả này là do trong 2 năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như: gạo, rau quảđông lạnh, thuỷ sản đông lạnh, may mặc,… tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quảđã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợđúng hạn cho ngân hàng.
yDoanh số thu nợ trung-dài hạn
Doanh số thu nợ trung-dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2002 doanh số thu nợđạt 42.379 triệu đồng tăng 7.975 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,18%; đến năm 2003 doanh số thu nợ đạt 50.890 triệu đồng tăng 8.511 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 20,08%. Do đặc điểm của loại cho vay này là năm nay cho vay sẽđịnh nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.
Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. Đối với một số ngành sản xuất mang tính thời vụ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được khi nào nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao, khi nào khách hàng có vốn nhàn rỗi để định kỳ hạn trả nợđối với cho vay vốn lưu động và trả nhiều vốn đối với cho vay vốn cốđịnh.
Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng.