Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu 218188 (Trang 34)

Chỉ tiêu huy động vốn ngoại tệ thực hiện còn thấp, do chưa có kế hoạch tập trung, thiếu quan tâm chỉđạo nên hàng năm chưa đạt chỉ tiêu giao.

Chưa xóa hết tâm lý còn ngán ngại trong CB CNVC đối với công tác huy động vốn, còn lo ngại là không thực hiện nổi chỉ tiêu giao.

Chất lượng tín dụng còn đáng lo ngại do tiềm ẩn còn nhiều rủi ro đối với những khoản nợ thuộc đối tượng có nguy cơ nợ xấu cao như: chăn nuôi cá ao hầm…

Kết quả thu dịch vụ còn thấp thường xuyên không đạt chỉ tiêu giao do còn nhiều sản phẩm dịch vụ mà chúng ta chưa giới thiệu và thực hiện khi KH có nhu cầu. Việc phát hành thẻ chưa ngang tầm với nhu cầu của KH hiện có.

Trình độ nhận thức nắm bắt tình hình của từng CB CNVC đối với những chủ

trương, những diễn biến của tình hình kinh tế thị trường, những diễn biến trong chỉ đạo của ngành còn nhiều hạn chế nhất là trong bối cảnh trong nước và thế giới phải

đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế từ lạm phát chuyển sang giảm phát dẫn đến sự suy thoái kinh tế, thất nghiệp đang gia tăng, sản xuất kinh doanh phải thu hẹp, đời sống của một đại bộ phận nhân dân phải gặp rất nhiều khó khăn, từ những tình hình trên đã gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động NH trong thời gian tới.

3.7 Định hướng hoạt động của NH trong năm 2009

Để phát huy những kết quảđã làm được trong những năm qua, năm 2009 NHNo huyện Phú Tân tiếp tục phấn đấu hết sức mình để thực hiện cho bằng được những chỉ tiêu do Ban Giám đốc NHNo Tỉnh giao.

3.7.1 Một số chỉ tiêu

- Tổng NV huy động: 180 tỷ, tăng tối thiểu là 22% (+ 33 tỷ) so với năm 2008. Tiền gửi dân cư chiếm tối thiểu là 95% trên tổng NV huy động.

Trong đó: nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ là 118.000 USD.

- Tổng dư nợ: 320 tỷ, tăng 17% (+ 48 tỷ) so với cuối năm 2008. Trong đó tỷ lệ

cho vay nông nghiệp – nông thôn chiếm tối thiểu là 60% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ dư nợ trung hạn tối đa: 21% trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ dư nợ dài hạn tối đa: 1% trên tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn phải nhỏ hơn 2% trên tổng dư nợ.

- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng tối thiểu 26% (440 triệu) so với năm 2008. - Phát hành thẻ ATM là 1.500 thẻ, nâng lũy kế lên 4.000 thẻđến cuối năm 2009.

- Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng chỉ tiêu do NHNo Tỉnh giao - Thu hồi nợ xử lý rủi ro đạt chỉ tiêu do NHNo Tỉnh giao.

3.7.2 Một số biện pháp chủ yếu.

Năm 2009 là năm mà hoạt động NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh diễn biến của việc suy thoái kinh tế, sản xuất sẽ bịđình đốn, hiệu quả kinh doanh kém, thất nghiệp gia tăng, từ những yếu tốđó sẽ dẫn đến nợ xấu của NH sẽ tăng theo. Từđó đòi hỏi NH phải thận trọng hơn trong việc quyết định cho vay, phải tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, mà đặc biệt là trước khi cho vay vì đây là yếu tố quyết định cho chất lượng tín dụng, nếu thẩm tra xơ xài sẽ dẫn đến rủi ro cao.

Đặc biệt là năm nay tình hình tài chính sẽ khó khăn hơn do chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra sẽ thu hẹp lại, cụ thể là hiện nay tất cả các khoản cho vay chúng ta đều phải điều chỉnh theo khung lãi suất cơ bản do NHNN quy định, trong khi đó lãi suất huy động chúng ta phải trả lãi suất cao cho KH hết thời hạn gửi.

Để có bước chủ động cho năm 2009 NHNo huyện Phú Tân sẽđề ra một số biện pháp chủ yếu sau:

- Trong chỉ đạo điều hành phải thờng xuyên theo dõi diễn biến của lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra để có giải pháp kịp thời nhầm có bước khắc phục đểđảm bảo cho tình hình tài chính của NH ở từng tháng, từng quý…đủ quỹ lương theo quy

định.

- Công tác huy động vốn là phải đặc biệt xem trọng cho năm 2009 vì hiện nay với mức lãi suất này không còn hấp dẫn người gửi tiền, do đó khi đến hạn họ sẽ

không còn tiếp tục gửi cho chúng ta nữa mà sẽ chuyển sang đầu tư cho lĩnh vực khác. Do đó, từng CB CNVC NHNo huyện Phú Tân là phải ý thức hơn nữa nhiệm vụ này và phải luôn ghi nhớ phương châm “Không có NV huy động lớn thì không có một NH mạnh”. Từ những khó khăn này đòi hỏi từng CB CNVC phải nhận thức cho được và phải quyết tâm giữ cho được số dư cuối năm 2008 và phải thực hiện tăng tối thiểu là 22% so với năm 2008.

- NHNo huyện Phú Tân luôn xem chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu để

quyết định cho hiệu quả kinh doanh của đơn vị, cho nên năm 2009 dự báo tình hình khó khăn của nền kinh tế, sản xuất sẽ gặp khó khăn, rủi ro trong hoạt động tín dụng

sẽ tăng cao. Trong tình hình này trách nhiệm của từng CBTD là hết sức quan trọng, phải có lương tâm và trách nhiệm không thẩm tra qua loa, hình thức, nhất là khâu thẩm tra trước khi cho vay, vì khâu này quyết định cho chất lượng tín dụng, những rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở khâu này.

- Năm 2009 tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, tập trung cho các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương, những dự án phương án có hiệu quả, ưu tiên tập trung vốn cho khu vực nông nghiệp nông thôn; hộ sản xuất nông, thủy sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục thực hiện cho vay có chọn lọc (đối tượng cho vay, khách hàng vay, thể loại cho vay). Công tác tín dụng NHNo huyện Phú Tân luôn khẳng định phương châm trong chỉ đạo điều hành là “Chất lượng và hiệu quả tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của từng chi nhánh”.

- Phòng kế hoạch kinh doanh hàng tháng phải duy trì hợp lệ tín dụng để có chỉ đạo kịp thời những chủ trương mới trong chỉđạo điều hành của Ban giám đốc.

- Công tác kế toán ngân quỹ NHNo huyện Phú Tân nghiêm túc thực hiện tốt công tác kho quỹ, chấp hành tốt theo định mức tồn quỹ.

- Tập trung cho công tác phát hành thẻ ATM để từng bước nâng số lượng KH sử

dụng dịch vụ của NH, làm cơ sở cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ nâng tỷ lệ thu ngoài tín dụng theo định hướng chung của Ban giám đốc NHNo Tỉnh.

- Năm 2009 NHNo huyện Phú Tân sẽ thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi phí, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bình thường, để ổn định cho tình hình tài chính trong điều kiện khó khăn như hiện nay.

- Trang bị phương tiện làm việc cho phù hợp với điều kiện hiện nay, nhằm tạo ra sự thoải mái cho CB CNVC khi làm việc và nâng cao tính cạnh tranh đối với các tổ

chức tín dụng khác.

- NHNo huyện Phú Tân nghiêm túc chấp hành theo sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc NHNo Tỉnh.

- Định hướng và có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nằm trong quy hoạch để đảm bảo đủ tiêu chuẩn và trình độ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụđược giao và đảm bảo cho đội ngũ kế thừa.

- Ban giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua trong toàn thể cơ quan tập trung cho 02 mục tiêu chủ yếu là huy

Chương IV

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CHI NHÁNH

4.1 Phân tích doanh số cho vay

Phú Tân, một trong những huyện có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp: Huyện có diện tích tự nhiên khoảng 307,17 km2 , là một huyện cù lao nổi, địa hình có tính chất của vùng cồn bãi; huyện được bao quanh bởi sông Tiền và sông Hậu, lượng nước từ 2 con sông này đã tạo điều kiện tốt cho phát triển ngành nông nghiệp: hiện trong toàn huyện có khoảng 37.397 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 70% tổng hộ gia đình trong huyện nên việc cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoạt

động chính của NH.

Công tác huy động vốn đã khó, nhưng để sử dụng NV có hiệu quả lại càng khó hơn. Chính vì thế đòi hỏi CBTD của NH phải có trình độ, năng lực, chuyên môn cao trong khâu tìm kiếm KH. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm khách hàng mới thì NH cũng phải giữ

lại KH cũ. NV huy động tăng thì NH đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nông nghiệp.

Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ, nhu cầu sử

dụng vốn của các hộ vay vốn cũng tăng giảm theo mùa vụ. Vào thời gian chuẩn bị gieo trồng thì nhu cầu sử dụng nguồn vốn để trang bị thêm thiết bị máy móc, chọn nguồn giống, mua vật tư, các nguyên liệu cần thiết để phục vụ sản xuất… Vì vậy, các hộ nông dân rất cần có NV.

Bảng 4.1 Doanh số cho vay qua 3 năm

ĐVT: triệu đồng 2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Trồng trọt 536 490 2.546 -46 -8,58 2.056 419,59 Cho vay ngắn hạn 536 490 2.546 -46 -8,58 2.056 419,59 Chăn nuôi 98.135 139.811 145.981 41.676 42,47 6.170 4,41 Cho vay ngắn hạn 97.315 139.441 145.566 42.126 43,29 6.125 4,39 Cho vay trung hạn 820 370 415 -450 -54,88 45 12,16 Tổng 98.671 140.301 148.527 41.630 42,19 8.226 5,86

(Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân)

4.1.1 Doanh số cho vay ngành trồng trọt

NHNo Huyện Phú Tân tập trung đầu tư cho nông dân vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính. Do đặc thù của ngành trồng trọt ở huyện Phú Tân là trồng loại cây ngắn ngày như lúa, nếp. Vì thế, NH chỉ giải quyết cho hộ nông dân vay trong thời gian ngắn. Khi kết thúc vụ mùa thì các hộ thanh toán hợp đồng vay vốn và

chuẩn bị vay lại nếu cần thiết. Do đó, kết quả cho vay với mục đích trồng trọt như

sau:

Biểu đồ 4.1.1 Doanh số cho vay ngành trồng trọt

536 490 2.546 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2006 2007 2008 năm triệu đồng Cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay năm 2007 đã giảm 46 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm (8,58%) so với năm 2006. Doanh số cho vay bị giảm trong năm 2007 là do trong năm này, tình hình kinh tế của huyện phát triển, giá cả hàng nông sản cao, hộ sản xuất đạt hiệu quả, có nhiều lợi nhuận trang trải được khoản chi phí nên họ không cần phải đi vay thêm. Hơn nữa, tâm lý của người dân là rất sợ nợ nên sẽ không đi vay nếu không cần thiết. Nhưng đến năm 2008 thì doanh số tăng lên vượt bậc so với năm 2007. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 2.546 triệu đồng tăng 2.056 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 419,59%. Doanh số tăng vượt bậc là do thắng lợi trong năm trước, các hộ nông dân muốn đầu tư thêm cho việc sản xuất, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nông nghiệp… để năng suất nông sản tăng cao. Nhưng NV hiện có không đủ nên họ phải đi vay thêm. Vì thế, doanh số cho vay trong năm này tăng cao.

Tóm lại, doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2008 cho thấy các hộ nông dân luôn cần NV đểđầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng trồng trọt trên diện rộng. Từđó, ngành trồng trọt trong huyện luôn tăng về sản lượng và diện tích, làm cho đời sống người dân trong huyện được nâng cao, góp phần giải quyết được phần lớn việc làm cho người lao động.

4.1.2 Doanh số cho vay ngành chăn nuôi

Vốn có diện tích đất rộng, người dân thực hiện chăn nuôi trong huyện chủ yếu là

đào ao nuôi cá. Bên cạnh việc cho vay trồng trọt thì nhu cầu sử dụng vốn để chăn nuôi của các người dân cũng tăng. Vì thế, doanh số cho vay chăn nuôi luôn đạt kết quả khả quan qua các năm. Năm 2006 là 98.135 triệu đồng thì năm 2007 là 139.811 triệu đồng, tăng 41.676 triệu đồng, tốc độ tăng là 42,47%. Doanh số cho vay năm này tăng cao như vậy là do giá cả năm 2006 tăng cao, nguồn tiêu thụ dễ dàng, cung nhỏ hơn cầu nên người dân thu được nhiều lợi nhuận và hợp đồng bao tiêu cá sau khi thu hoạch của các công ty nên họ đào ao nuôi cá, mở rộng quy mô chăn nuôi trên diện rộng, vì thế làm cho doanh số cho vay ngành trồng trọt giảm. Và đến năm

2008 thì doanh số cho vay vẫn tăng so với năm 2007 là 6.170 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,41%. Do ngành chăn nuôi đang thu về lợi nhuận cho người dân. Người nuôi vẫn tiếp tục vay vốn ở ngân hàng để đẩy mạnh chăn nuôi trên diện rộng, làm cho doanh số cho vay tiếp tục tăng.

Biểu đồ 4.1.2 Doanh số cho vay ngành chăn nuôi qua 3 năm

97.315 139.441 145.566 820 370 415 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2006 2007 2008 năm triệu đồng

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung

Qua biểu đồ trên ta thấy, tình hình cho vay ngắn hạn của NH tăng nhanh cụ thể: năm 2006 là 97.315 triệu đồng đến năm 2007 là 139.441 triệu đồng, tăng 42.126 triệu đồng với tỷ lệ 43,29%. Năm 2008 tiếp tục tăng so với năm 2007 là 6.125 triệu

đồng, tỷ lệ tăng 4,39%. Do người dân tập trung mở rộng quy mô nuôi trồng. Bên cạnh đó thì lĩnh vực cho vay trung hạn giảm; nếu năm 2006 cho vay là 820 triệu

đồng thì năm 2007 con số này giảm còn 370 triệu đồng, giảm 450 triệu đồng, tốc độ

giảm (54,88%). Do người dân tập trung vào việc nuôi để bán lại khi cá còn nhỏ, một số hộ thì bán cá bột nên không phải nuôi trong thời gian dài. Thế nhưng, năm 2008 doanh số cho vay lại tăng 45 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 12,16%, do giá cá thịt tăng trong năm trước nên người nuôi tiến hành nuôi trong dài hạn, không bán khi cá chưa đạt tiêu chuẩn.

Tóm lại, bên cạnh việc tập trung vốn cho vay trồng trọt thì lĩnh vực cho vay chăn nuôi cũng được NH quan tâm. Doanh số cho vay luôn tăng qua các năm cho thấy NH luôn tạo điều kiện cho những người cần vốn được mở rộng sản xuất.

Qua phân tích tình hình cho vay sản xuất nông nghiệp ở NHNo huyện Phú Tân: doanh số cho vay luôn tăng qua các năm cho thấy qui mô tín dụng của NH ngày càng được mở rộng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế huyện nhà. Tuy nhiên, với mức độ cho vay tăng như vậy thì hoạt động NH lại có thêm thử thách mới đó là trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nhất là CBTD phải có kinh nghiệm trong công tác thẩm định, hiểu biết về pháp luật để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

4.2 Phân tích doanh số thu nợ

Khi ngân hàng đi vay thì tất nhiên sẽ hoàn trả vốn và lãi khi đáo hạn. Còn NV mà NH cho vay lại có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn, cũng có khả năng không thu hồi được. Vì thế, chỉ tiêu thu nợ là rất quan trọng, thông qua nó sẽ biết được khả năng phân tích, kiểm tra đánh giá KH vay của NH có chặt chẽ không. Việc thu nợđúng hạn cho thấy hoạt động đầu tư của NH có hiệu quả.

Bảng 4.2: Doanh số thu nợ ĐVT: triệu đồng 2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Trồng trọt 1.020 494 1.221 -526 -51,57 727 147,17 Thu nợ ngắn hạn 1.020 494 1.221 -526 -51,57 727 147,17

Một phần của tài liệu 218188 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)