PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA CÔNGTY DỆT MAY HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội (Trang 55 - 59)

NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1- Xu hướng phát triển của ngành Dệt - may việt nam

- Với phương châm phát triển theo hướng kết hợp giữa hướng về xuất khẩu với thay thế nhập khẩu, trong đó ưu tiên cho hướng về xuất khẩu, sản xuất của ngành công nghiệp Dệt may Việt nam trong thời gian tới cần phải hướng mạnh hơn nữa ra thị trường nước ngoài, bên cạnh đó luôn coi trọng thị trường trong nước. Muốn vậy, phải tập trung đầu tư để tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, trước hết là sản phẩm đang có thế mạnh như khăn bông, vải bò, quần áo dệt kim ...kể cả các sản phẩm có tính độc đáo, mang ấn tượng Việt nam, trong đó, khâu quan trọng nhất là giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai ngành Dệt và May. Cần tập trung đầu tư có trọng điểm cho khâu dệt, tuỳ từng khu vực, lựa chọn khâu đột phá (có thể là kéo sợi hoặc dệt vải hay nhuộm hoàn tất) để tạo ra các loại vải đáp ứng được nhu cầu của may xuất khẩu. Trong thời gian tới cần có bước đi thích hợp để tạo ra được sự phát triển tăng tốc, đạt mức tăng trưỏng cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả ngành công nghiệp. Tranh thủ cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sau năm 2006, khi hiệp định CEPT có hiệu lực, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường các nước ASEAN bị xoá bỏ. Khi đó hàng hoá của Việt nam nói chung và hàng dệt may nói riêng sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá của các nước trong khu vực. Do vậy, việc phải tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường trong khu vực là rất cần thiết và cần làm ngay. Một mặt tập chung để duy trì và mở rộng thị trường hiện có như các thị trường EU,

56 Nhật Bản, SNG.... Đồng thời tranh thủ cơ hội để xâm nhập thị trường Bắc mỹ, chuẩn bị các điều kiện để thăm dò các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, Mỹ la tinh.

- Ngành công nghiệp Dệt may Việt nam được phát triển trên cơ sở có lợi thế so sánh về giá nhân công và khả năng cung cấp một phần nguyên phụ liệu cho sản xuất, vì vậy cần nhanh chóng dịch chuyển các khâu, những công đoạn của sản xuất không đòi hỏi phải tổ chức tập trung về các vùng nông thôn để tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực vốn đang rất dồi dào, đồng thời địa bàn này cũng là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Trong thời gian tới, Ngành cần đẩy mạnh sự chuyển dịch về các vùng đô thị khác, kể cả các vùng nông thôn khi có đủ điều kiện (chủ yếu là cơ sở hạ tầng như giao thông , hệ thống điện, bến cảng ...) Làm được như vậy Ngành sẽ củng cố được lợi thế so sánh của mình, đẩy mạnh được sự xâm nhập vào thị trường quốc tế.

- Hiện tại, nhu cầu tiêu dùng hàng Dệt may ở Việt Nam. kể cả ở thị trường quốc tế, có nhiều cấp chất lượng khác nhau. Vì vậy, cần xây dựng mô hình công nghiệp có nhiều tầng công nghệ. Công nghiệp ở các tầng công nghệ này sẽ bổ trợ cho nhau, giải quyết cụ thể các vấn đề về số lượng và chất lượng cho từng loại mặt hàng. Đặc biệt, cần đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu để có đủ khả năng tạo ra các sản phẩm mới từ các chất liệu cũ và các mặt hàng mới từ các chất liệu mới , đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá mẫu mốt để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt nam cần phải trên cơ sở đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế. Chú trọng tập trung phát triển theo vùng lãnh thổ, hình thành nên các vùng trọng điểm dệt may. Tranh thủ mọi cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời tận dụng nội lực của ngành, của đất nước để cùng nhau phát triển. Trong thời gian tới, cần tổ chức sản xuất theo hướng đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác, tăng cường chuyên môn hoá và phát triển liên kết dọc ở những khu vực thích hợp. Phối

hợp tốt giữa quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương, giữa các thành phần kinh tế với nhau để tiến tới hình thành một tập đoàn mạnh với qui mô cả nước.

Đẩy mạnh sự liên kết và hợp tác quốc tế, vừa trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng có lợi, vừa tiến tới sự phân công thị trường khi ranh giới giữa thị trường các nước ASEAN bị xoá bỏ. Đồng thời hợp tác để có thể vươn ra các thị trường quốc tế ngoài khu vực.

2- Phương hướng phát triển của công ty dệt may Hà nội

Thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành Dệt may Việt nam thời kỳ 2001-2005. Công ty Dệt may Hà nội đề ra mục tiêu:

+ Doanh thu trên 1200 tỷ đồng + Giá trị SXCN trên 900 tỷ đồng

Qua thực tế về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Công ty luôn xác định mặt hàng kinh doanh chính của công ty là sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim. Các loại sản phẩm này sẽ làm lợi cho Công ty, nếu đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Điều cơ bản để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ là chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. Công ty đã có một số phương hướng cơ bản cho thời gian tới như sau:

- Xây dựng chiến lược khai thác triệt để thế mạnh của các loại sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim taọ nên việc tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với ưu thế tốt về năng lực thiết bị máy móc, nguồn nhân lực dồi dào, qui mô sản xuất lớn ....Công ty cần tập trung vào sản xuất các loại sản phẩm sợi để bán ở thị trường trong nước mà đặc biệt là thị trường TP Hồ Chí Minh và Hà nội, bên cạnh đó phải xâm nhập thị trường sợi nước ngoài. Đối với sản phẩm dệt kim thì Công ty cần phải giữ vững thị trường ở một số nước đã có quan hệ mua bán với Công ty, đồng thời phải phát triển thị trường sang một số nước khác như: các nước trong khối ASEAN, thị trường Bắc mỹ, Mỹ la tinh....Đối với sản phẩm dệt kim, Công ty cần phải

58 mở rộng và phát triển hơn nữa ở ngay thị trường trong nước, vì đây là thị trường tiềm năng của công ty trong những năm tới khi trình độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đang ngày một gia tăng

- Tiếp tục thực hiện chương trình đầu tư khép kín đổi mới công nghệ nâng cao năng lực của các nhà máy Sợi, Dệt nhuộm, May hiện có.

- Đầu tư xây dựng mới một nhà máy kéo sợi một nhà máy dệt vải Denim tại cụm công nghiệp Dệt may Phố nối (Hưng yên).

- Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2001 –2005 dự tính 550 tỷ đồng

- Thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành , tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước, khai thác sức mua của dân cư vùng ngoại thành, nông thôn.

- Cùng với chương trình đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ, Công ty phải hết sức chú trọng đầu tư nguồn nhân lực. Thực hiện qui hoạch đào tạo cán bộ, công nhân.Đặc biệt nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới, tiến theo lộ trình hội nhập quốc tế .

Đẩy mạnh hoạt động cải tiến kỹ thuật, phát huy nội lực chất xám nhằm khai thác năng lực thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm và các mục tiêu đổi mới doanh nghiệp.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy vai trò tham gia quản lý của các đoàn thể quần chúng, nâng cao ý thức làm chủ tập thể cuả cán bộ công nhân viên. Sắp xếp lao động hợp lý, tinh giảm bộ máy gián tiếp bảo đảm điều hành trực tuyến nhanh nhạy.

- Mở rộng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.

II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty Dệt may Hà Nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)