CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 60 - 64)

- Về địa bàn đầu tư:

3. Định hướng về đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịchvà nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:

2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP.

NGÀNH DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP.

Như chúng ta biết, Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và đã gia nhập vào tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh WTO. Có thể nói rằng trong quá trình toàn cầu hoá như hiện nay, khoảng cách giữa các quốc gia dường như được rút ngắn. Mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này đều có những cơ hội và thách thức nhất định. Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ, với mức tăng trưởng trên 8% năm 2006 đất nước ta đã và đang có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành dịch vụ mà nổi bật là lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch nước ta trong hội nhập có rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các

cấp,các ngành phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển ngành một cách có hiệu quả.

2.2.1.Những cơ hội đối với du lịch Việt Nam

Về cơ hội kinh tế: Đó là sự phát triển kinh tế nước ta: từ nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu nước ta đang chuyển mình trở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính điều này làm tăng lượng thương nhân, những nhà đầu tư, những nhà tiếp thị đến với Việt Nam. Các vị khách này sẽ mua các dịch vụ của ngành du lịch như dịch vụ lưu trú, đi lại, tham quan… Như vậy, Cơ hội đầu tiên và rõ nhất chính là sự tăng trưởng mạnh của du khách quốc tế. Điều này dễ nhận thấy qua con số hơn 3,6 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006.

Về cơ hội văn hoá, chính trị, khoa học giáo dục...

Đây là nguồn lực phát triển du lịch. Bỏi lẽ một quốc gia có nền chính trị vững chắc, có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả các nước… Có một nền văn hoá lâu đời với nhiều phong tục tập quán hấp dẫn sẽ thu hút được sự chú ý của cac chính khách, các nghệ sỹ, nhà khoa học, nhà báo, nhà thể thao…tạo ra những cuọc hội thảo, các cuộc thi thể tha mang tầm cơ khu vực, quóc tế…Từ đó sẽ tạo thêm nguồn khách du lịch và du lịch có điều kiện tuyên truyền quảng cáo. Chúng ta có thể quảng bá rộng rãi hình ảnh của đất nước mình ra thế giới, nhờ đó đất nước có thể thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư vào nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Điều này được minh chứng rõ nét sau hội nghị thưởng đỉnh APEC tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2006. Lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng đột biến, doanh thu du lịch tăng cao và có khá nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài xin được cấp phép, trong đó các dự án về khách sạn- nhà hàng chiếm khoảng 30%.

Như vậy trong các nguồn lực phát triển du lịch như:nguồn lực nhân văn, nguồn lực thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuât- thiết bị hạ tâng, đường lối chinh sách đều đó các cơ hội.

Ngoài những nguồn lực chủ yếu trên chúng ta còn có nguồn lực bên ngoài, trong hội nhập WTO chúng ta được tiếp xúc với các nền kinh tế tiến bộ, năng động do đó chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và tổ chức nhằm hoàn thiện mình hơn. Bởi lẽ khi hội nhập sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho thị trường qua vấn đề tranh thủ vốn, chuyển giao công nghệ du lịch và tổ chức hoạt đông du lịch bằng con đường hợp tác đâu tư, trao đổi, liên doanh… và điều này khiến các doanh nghiệp trong nước trưởng thành hơn trong môi trường trong nước

Cơ hội tiếp theo sau khi chúng ta gia nhập WTO chính là được giao lưu với các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, học hỏi những nét đẹp truyền thống của họ. Điều đó một mặt nhằm bổ sung cho nền văn hoá của nước nhà ngày càng đa dạng, phong phú hơn, một mặt giúp các nhà quản lý du lịch hiểu rõ hơn phong tục tập quán của nhiều quốc gia, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách với nhiều quốc tích khác nhau, tạo cơ hội để mở rộng thị trường và thu hút thêm nhiều khách du lich.

2.2.2.Những thách thức đối với du lịch Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội to lớn đó, chúng ta còn đứng trước muôn vàn khó khăn.Thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết: có tới 85% số du khách quốc tế không muốn trở lại Việt Nam lần thứ hai. Đây là một con số rất đáng suy nghĩ cho ngành du lịch nước ta, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy tiến trình hội nhập ngành kinh tế quan trọng này với thế giới.

Những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng khá nhanh. cứ 2 năm chúng ta tăng được 1 triệu khách quốc tế. Năm ngoái, du

lịch Việt Nam đón 3,4 triệu khách quốc tế. Năm nay dự kiến đón từ 3,6 đến 3,8 triệu khách và đến năm 2010 sẽ đón 6 triệu khách quốc tế.

Chỉ nhìn vào tăng trưởng của những con số, có thể chúng ta thấy điều đáng mừng. Số lượng khách tăng nhanh. Nhưng nếu nhìn vào thống kê số lượng khách quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 trở lên, thì thật đáng giật mình: chỉ có từ 10 đến 15%! Có nghĩa là cứ 10 vị khách quốc tế đến du lịch Việt Nam thì chỉ có 1-2 người quay trở lại. Điều này cho thấy: sự hấp dẫn của thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam chỉ mới mời gọi được du khách đến thăm. Còn chất lượng dịch vụ du lịch thì chưa chinh phục được du khách, khiến cho họ chỉ đến một lần rồi thôi, đa số “một đi không trở lại”! Phần lớn những du khách được hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam đều cho biết họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam… nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch. Nói tóm lại, du lịch nước ta còn thiếu tính chuyên nghiệp trong các khâu. Chính vì thế, việc

du khách không quay trở lại là điều dễ hiểu.

Thực tế này đang đẩy ngành du lịch nước ta đứng trước những thách

thức lớn.

Thứ nhất: phải tăng chi phí quảng bá để mời gọi những người chưa biết Việt Nam là gì, đến với Việt Nam.

Thứ hai: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng giảm, do chi tiêu của khách tại Việt Nam là rất thấp.

Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam sẽ bị huy động quá mức cho mục tiêu chào đón khách, không có điều kiện tái đầu tư, không được bảo vệ để phát triển bền vững.

Thứ tư: năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng suy yếu, trong khi các điểm đến ở các quốc gia xung quanh ta ngày càng toả sáng, trở nên hấp dẫn du khách và sẽ “hút” khách về phía họ. Đó là chưa kể đến lúc, Việt Nam bị mất

lợi thế là một điểm đến mới, khi đó chi phí để kéo được một du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn phải tăng lên nhiều hơn. Chưa kể khi hội nhập với kinh tế toàn cầu, ngành du lịch nước ta sớm muộn cũng sẽ phải đương đầu với cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nếu không sớm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hiện nay trong quản lý và kinh doanh du lịch, sẽ đến lúc xảy ra cảnh ngang trái: tài nguyên của chúng ta, thiên nhiên của chúng ta, văn hoá của chúng ta nhưng lại do người nước ngoài khai thác, và lợi nhuận lại đem về nước họ

Để khắc phục những hạn chế nói trên, không chỉ trông vào nỗ lực của một mình ngành du lịch mà rất cần sự phối hợp thực hiện của rất nhiều ngành. Nhưng đáng buồn thay, ở nước ta, khả năng phối hợp liên ngành vì một mục tiêu chung lại rất hạn chế. Vì vậy, du lịch Việt Nam vẫn còn phải đương đầu nhiều thách thức, và chưa biết khi nào mới vượt được qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w