Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT CỦA THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC (Trang 31 - 35)

Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức hiện nay, thông tin - tri thức khoa học, công nghệ và quản lý ngày càng đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với đời sống kinh tế con người. Kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI sẽ dựa trên trụ cột hàng

đầu là công nghệ thông tin. Vì lẽ đó, bất kỳ quốc gia nào nếu không chú trọng lĩnh vực này sẽ không thể có cơ may tham gia đầy đủ vào kinh tế tri thức và tất yếu sẽ bị đẩy tới trước thách thức nghiệt ngã của nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển. Thương mại điện tử với tính cách là hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đóng vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ cách tiếp cận này, thương mại điện tử hiện đang giành được sự quan tâm sát sao của tất cả các nước, các tổ chức quốc tế và các khối liên kết kinh tế trên mọi qui mô, góc độ: tiểu khu vực- khu vực - liên khu vực - châu lục đến toàn cầu.

Liên hiệp châu Âu (EU) và các nước OECD đã soạn vạch và tích cực thực thi các kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại phục vụ phát triển kinh tế tri thức. Tỷ lệđầu tư bình quân của OECD cho tri thức đã đạt mức 8% GDP, tương đương với đầu tư cho thiết bị vật chất. Tiếp theo Mỹ, các nước EU cũng

đã ấn định các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử cho tổ chức của mình. Theo quan điểm của EU thì tầng nền của hạ tầng cơ sở của kinh tế trên mạng là tài nguyên nhân lực bao gồm văn hoá tri thức, tiếp đó là hạ tầng cơ sở xã hội và hạ tầng cơ sở

viễn thông.

Năm 1997, APEC đã thành lập "Nhóm công tác chuyên trách về thương mại

điện tử" và năm 1998 thông qua "Chương trình hành động về thương mại điện tử". Cho đến nay, APEC đang hoàn tất chương trình hành động chung để thực hiện thương mại điện tử vào năm 2005 đối với các thành viên là các nước phát triển và vào năm 2010 đối với các thành viên là các nước đang phát triển.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) cũng đã thành lập Tiểu ban

Điều phối về thương mại điện tử nhằm xác định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt

động của lĩnh vực này của Hiệp hội. Đầu năm 2000, Tiểu ban đã được sát nhập với Nhóm Công tác về hạ tầng cơ sở thông tin để thành lập Nhóm Công tác về E- ASEAN. Sau một thời gian đàm phán, Hiệp định E- ASEAN đã được chính thức ký kết cuối tháng 11/2000 tại Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN họp tại

Singapore. Tháng 2- 2001, Malaysia đã được chọn làm địa điểm tiến hành Hội nghị

quốc tế bàn về các biện pháp thúc đẩy công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các tổ chức quốc tế, trước hết là Liên hợp quốc cũng rất coi trọng đến thương mại điện tử và đã bước đầu có những đóng góp quan trọng. Uỷ ban Liên hợp quốc về

Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã soạn thảo luật mẫu về thương mại điện tử.

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết khuyến nghị các chính phủ phổ biến rộng rãi và áp dụng luật này. Đáng chú ý là chương trình Trade Point của UNCTAD

được xây dựng nhằm giúp các công ty xuất nhập khẩu nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển tham gia nhiều hơn vào buôn bán quốc tế, trong đó, nhấn mạnh sự cần thiết hỗ trợ cho các công ty từng bước gia nhập mạng điện tử toàn cầu.

Với những nỗ lực nêu trên, các nước trên thế giới đang tích cực và rất khẩn trương triển khai, phát triển thương mại điện tử. Cho đến nay, ở hầu hết các nước phát triển, lĩnh vực này đã chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó cho thấy, bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển thương mại điện tử sẽ là một trong những xu thế kinh tế chủđạo, có sức lôi cuốn và tác động mạnh mẽđến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế và xã hội mà cả trong tương quan lực lượng cũng như ngôi vị của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Điều đó đặt ra những thách thức không nhỏđối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta - những nước mà cơ sở hạ tầng thông tin còn lạc hậu và yếu kém. Bởi vậy, chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và chủđộng tham gia kinh tế mạng trở thành vấn

đề cốt tửđối với các nước đang phát triển, nếu họ không muốn tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế.

Giờ đây, khi công nghệ thông tin phát triển, người ta đã có thể nghĩđến cảnh chỉ cần ngồi ở nhà bấm nút là mua được thứ mình muốn. Nói chính xác hơn là nhờ

công nghệ thông tin mà chúng ta sẽ có thể buôn bán hàng hóa và dịch vụ, cũng như

thực hiện tất cả các dạng hoạt động kinh tế khác trong nước và quốc tế mà không phải tốn nhiều công sức. Nhiều chuyên gia tin học dự đoán việc chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử sẽ dẫn đến những thay đổi trong các hoạt động xã hội ở

Việt Nam.

Trước năm 2002, TMĐT là một khái niệm còn mới ở Việt Nam thì giờ đây các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước bắt đầu làm quen với phương thức thương mại tiên tiến này. Đó là điều đáng mừng, song theo đánh giá của các chuyên gia, TMĐT của Việt Nam mới tồn tại ở cấp độ nhận thức.

Về cơ sở hạ tầng viễn thông, cả nước đã có ba triệu máy điện thoại thuê bao, là một trong mười nước dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển máy điện thoại. Tuy vậy, lượng kết nối Internet còn thấp, mới có 868 nghìn đăng ký thuê bao Internet. Lý do chính là giá cước được xem là cao so với mặt bằng thu nhập. Cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử, thanh toán qua mạng hầu như chưa có. Do vậy, có thể

Năm 1998, có một siêu thị điện tử đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trên

Internet để bán hàng qua mạng nhưng không thành công. Hàng hóa bày bán trong

siêu thị điện tử này ít, phương thức mua bán và thanh toán vẫn phải dựa trên cơ sở

của thương mại truyền thống. Người vào xem thường không phải do nhu cầu mua bán. Thất bại trên do nhiều lý do, chủ yếu là do hình thức mới, tâm lý mua sắm vẫn quen với lối "trông tận mắt, bắt tận tay". Để phá vỡ rào cản tâm lý này, phải mất một thời gian khá lâu. Hơn nữa, hàng hóa trên thị trường Việt Nam hiện nay vừa phong phú, quá đa dạng, lại theo nhiều tiêu chuẩn nên người tiêu dùng chỉ thật sự tin tưởng khi tự tay mua sắm. Các "thượng đế" lại có thời gian rảnh rỗi để mua.

Hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm và sử dụng lợi thế của Internet

để giới thiệu sản phẩm, tìm bạn hàng và có trên 1000 doanh nghiệp Việt Nam mở

trang web, tham gia quảng cáo trên mạng. Sự ra đời của 2 sàn giao dịch VNemart và

VNet E-Market đã kéo theo hàng ngàn Doanh nghiệp tham gia TMĐT. Thanh toán

trên mạng là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhiều ý kiến đánh giá rằng đây là một trong những rào cản cản trở TMĐT phát triển

ở Việt Nam. Trong lĩnh vực này, các ngân hàng của Việt Nam đang bắt tay vào cuộc

để chuẩn bị hệ thống cơ sở thanh toán qua mạng. Hiện nay, chín chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thử nghiệm chuyển tiền điện tử qua mạng

và ngày 20/10/2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh

Hà Nội đã khai trương hệ thống ngân hàng bán lẻ. Hệ thống này có thểđáp ứng yêu cầu của khách hàng (đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc...) tại một quầy; quản lý vốn, trả lương và chuyển tiền tựđộng. Trên cơ sở mạng hoạt động trực tuyến và quản lý dữ liệu tập trung, khách hàng có khả năng mở tài khoản ở một nơi và thực hiện giao dịch tại tất cả các chi nhánh khác của ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin về

mọi hoạt động trên tài khoản mở tại ngân hàng. Ngân hàng Cổ phần Á Châu (ACB) là vượt trội hơn cả, ngoài E-Banking, phát hành thẻ... ACB còn hợp tác với VASC Payment cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Internet và Mobile-Banking cho phép thanh toán qua hệ thống điện thoại di động. Nhưng đó chỉ giống như thử

nghiệm mà chưa đầu tư triệt để cho việc phát triển khách hàng, có lẽ cũng vì sự liên thông của các hệ thống Ngân hàng và chính sách của NH nhà nước cùng vấn đề pháp lý của các lệnh thanh toán điện tử.

Từ nhận thức đến nền kinh tế thương mại điện tử thật sự còn một khoảng cách mà yếu tố quyết định là cơ sở pháp lý. Để phù hợp với những cam kết của Việt Nam

trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, nước ta đã tham gia "Chương trình hành

động chung" của APEC phấn đấu thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào năm 2010; Tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã ký Hiệp định khung e- ASEAN, cam kết tạo thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT nước ta và các nước ASEAN trong những năm tới.

Để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển và thực sự trở thành một phương thức

đem lại nhiều lợi ích phải có một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch điều chỉnh

Campuchia và Myanma) và nhiều nước trên thế giới đã có hệ thống khuôn khổ pháp lý về thương mại điện tử, nước ta mới chỉ có một số quy định liên quan đến máy tính, tin học rải rác trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành. Đây cũng chính là rào cản khó thúc đẩy được việc tham gia TMĐT của doanh nghiệp.

Trong điều kiện khó khăn và có nhiều thách thức như kinh tế thế giới phục hồi chậm, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh Iraq, bệnh SARS, hạn hán và lũ lụt gây thiệt hại không nhỏ ở nhiều vùng, nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2003 vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vượt kế hoạch mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Chính phủ Việt Nam ngày càng có nhiều chính sách phù hợp nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Coi trọng nguồn lực trong nước là chính với nhiều biện pháp thích hợp để phát huy các nguồn lực đó; đồng thời hết sức tranh thủ

các nguồn ngoại lực để tăng không ngừng cho đầu tư phát triển.

Ðể thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủđã vận dụng tổng hợp các biện pháp, chính sách kinh tế trong điều hành vĩ mô bao gồm kế hoạch, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Thông qua các biện pháp kế hoạch bảo đảm sự cân bằng kinh tế, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu, thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệổn định là động lực quan trọng tạo điều kiện cho nền kinh tếổn định và tăng trưởng với tốc độ cao.

Thực hiện có hiệu quả những biện pháp kích cầu, nhất là kích cầu trong đầu tư phát triển mạnh thị trường trong nước cùng với việc mở rộng thị trường ngoài nước, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế năm 2003 vẫn chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế còn thấp; các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh còn cao, làm cho nhiều sản phẩm giá thành cao, chất lượng thấp so với hàng nước ngoài. Hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp. Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập, do chưa tạo đủ khung pháp lý về thể chế kinh tế thị trường. Công tác quản lý trong xây dựng cơ bản còn nhiều yếu kém, thất thoát lớn và chậm được khắc phục. Nguồn thu ngân sách nhà nước còn thiếu vững chắc và hoạt động tín dụng chưa thật sự lành mạnh. Các ngành dịch vụ tăng chậm hơn tốc độ

tăng GDP không phù hợp xu hướng phát triển của kinh tế thế giới. Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn của hai năm còn lại của kế hoạch 5 năm (2001-2005) rất nặng nề. Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2004 là phải có bước phát triển mới của sự tăng trưởng kinh tế cả về nhịp độ, chất lượng và tính bền vững. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế

là nhiệm vụ hàng đầu. Bước phát triển mới đòi hỏi phát triển kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; thực hiện sự tiến bộ công bằng xã hội trong

từng bước tăng trưởng kinh tế; tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng cho mọi hoạt động kinh tếđối với mọi thành phần kinh tế.

Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các định hướng mới giúp các doanh nghiệp của Việt Nam mở

rộng thị trường cũng nhưđịnh hướng phát triển kinh doanh ra tầm quốc tế. Một trong những chủ trương đổi mới của Chính phủ hiện nay là tập trung phát triển mở rộng hướng kinh doanh dựa trên công nghệ mới, đặc biệt là hình thức "Thương mại điện tử".

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ VÀ XÚC TIẾN TMĐT CỦA THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)