Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 38 - 41)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi sự thay đổi của chi phí đều làm cho lợi nhuận thay đổi theo. Vì thế việc tăng giảm của chi phí đều làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Dưới đây là bảng biểu hiện chi phí của công ty trong giai đoạn 2007-2009.

Bảng 4.7 : Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2007 - 2009

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) GVHB 2.482.976 2.966.075 1.891.391 483.099 19,46 -1.074.684 -36,23 CPBH 276.741 301.315 121.249 24.574 8,88 -180.066 -59.76 CPQLDN 44.885 50.928 57.727 6.043 13,46 6.799 13,35 CPHĐTC 41.518 167.386 34.915 125.868 303,2 -132.471 -79,14 CP khác 16.647 2.766 1.288 -13.881 -83,38 -1.478 -53,43 TỔNG 2.862.767 3.488.470 2.106.570 625.703 21,85 -1.381.900 -39,61 Nguồn: Phòng kế toán ¾ Giá vốn hàng bán: là các khoản chi phí để có được thành phẩm bán ra thị trường, chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, chi phí GVHB có sự tăng giảm không ổn định trong giai đoạn này, năm 2008 tăng 19,46% so với năm 2007 tăng khoảng 483.099 triệu đồng, năm 2009 giảm 36,23% so với năm 2008 giảm khoảng 1.074.684 triệu đồng. Trong cơ cấu của tổng chi phí GVHB luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2007 chiếm 85%, năm 2008 chiếm 84%, năm 2009 chiếm 89%, điều này cho ta thấy GVHB là loại chi phí quan trọng trong tổng chi phí

và sự thay đổi hay biến động tăng giảm của GVHB đều ảnh hưởng đến tổng chi phí. Theo phân tích ở trên về doanh thu ta thấy doanh thu năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008, vì thế sự giảm về giá vốn cũng là điều mà ta dễ nhận thấy trong giai đoạn này.

Như ta đã biết GVHB cũng là một loại chi phí vì thế sự tăng hay giảm của GVHB đều có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân của sự

tăng giảm không ổn định của GVHB là do sự tăng giảm không ổn định về giá do những tác động của nền kinh tế; mặt khác, sự tăng giảm của GVHB còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó tình hình về nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty không ổn định cũng làm cho GVHB biến động. Ta thấy, năm 2009 GVHB đã giảm so với năm 2008, sự sụt giảm này một phần do nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu đều giảm nên việc giảm của GVHB là tất yếu, mặt khác trong năm này công ty có chính sách cắt giảm bớt công nhân (cắt giảm khoảng 5000 công nhân) chỉ

tuyển chọn các công nhân lành nghề giúp tiết kiệm chi phí nhân công. Bên cạnh đó, việc giá các yếu tố sản xuất tăng cao như tăng giá xăng dầu, giá điện, tăng lương theo quyết định của Chính phủ…làm cho GVHB tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ lại giảm đáng kể cũng là nguyên nhân làm GVHB biến động.

¾ Chi phí bán hàng: bao gồm các khoản chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khác bằng tiền, chi phí vật liệu bao bì…Chi phí bán hàng là khoản chi phí ngoài sản xuất nhưng lại liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm,

đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trong tổng chi phí tương đối nhỏ cụ thể năm 2007 chiếm 8,88%, năm 2008 chiếm 8,5%, năm 2009 chiếm 5,7%. Tốc độ tăng trưởng của chi phí bán hàng không ổn định qua các năm, năm 2008 tăng 9% tăng khoảng 24.574 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 lại giảm mạnh giảm 59,76% giảm khoảng 180.066 triệu đồng so với năm 2008. Chi phí và doanh thu là chỉ tiêu gắn liền với nhau, để có được doanh thu ta phải bỏ ra khoản chi phí tương ứng, vì vậy khi doanh thu tăng thì chi phí tăng theo là điều tất yếu. Năm 2008 tổng doanh thu tăng 11% thì CPBH tăng theo là điều ta dễ nhận thấy, đến năm 2009 doanh thu giảm nên chi phí BH cũng giảm theo. Trong giai đoạn này công ty có hướng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sang nhiều quốc gia đưa sản phẩm các tra cá basa của Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng để làm được việc đó công ty cần phải tìm hiểu về thị trường, nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng…để có được sản phẩm xuất hiện trên một thị trường mới đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí về tài lực và nhân lực mà những chi phí ấy chính là chi phí để đưa sản phẩm đến khách hàng hay đó chính là chi phí bán hàng. Ngày nay, thị trường cạnh tranh gay gắt có cả những cạnh tranh không lành mạnh nên việc đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng là một quá trình khó khăn, bên cạnh đó việc vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được mọi người chú trọng và quan tâm thì công ty cần có những chính sách và sách lượt lâu dài xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm an toàn cho công ty, tạo

được lòng tin cho người tiêu dùng.

¾ Chi phí quản lý doanh nghiệp: cũng là khoản chi phí ngoài sản xuất, không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất nhưng lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí QLDN bao gồm các khoản chi phí như: nhân viên, đồ dùng văn phòng, vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh ở bộ phận văn phòng… Tỷ trọng của chi phí QLDN trong tổng chi phí chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ như năm 2007 và năm 2008

chỉ chiếm 1.5 %, năm 2009 chiếm 2,7%. Trong giai đoạn này thì chi phí QLDN có sự

tăng trưởng đều nhau năm sau tăng cao hơn năm trước 13%, chiếm tỷ lệ cao trong chi phí QLDN là chi phí nhân viên, nguồn nhân lực của công ty. Sự tăng trưởng đều này cho ta thấy công ty chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên, và các công cụ hỗ

trợ nhân viên làm việc cũng như các phúc lợi xã hội cho họ có thể làm việc một cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cho công ty. Công ty cũng đã xây dựng một khu nhà tập thể dành cho nhân viên văn phòng và quản lý của công ty giúp những người ở

xa có điều kiện làm việc tại công ty. Chi phí QLDN là những chi phí phát sinh trong nội bộ công ty và hầu như không chịu ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài nếu có thì những ảnh hưởng này cũng rất ít, vì thế việc tăng trưởng đều qua các năm cho thấy sự ổn định về nhân sự cũng như về các khoản chi phí khác có liên quan.

¾ Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác: cũng là một bộ phận của tổng chi phí nên nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí tài chính là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ như chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán cũng như đánh giá lại số dư cuối kỳ của khoản mục tiền tệ. Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra thu nhập khác như thanh lý tài sản. Hai loại chi phí này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Nhìn chung các khoản chi phí này điều giảm chỉ riêng chi phí tài chính trong năm 2008 tăng quá cao so với năm 2007 tăng 303%, sự tăng trưởng mạnh này có nguyên nhân do trong năm 2008 nợ ngắn hạn tăng cao trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng trong năm này lại cao dẫn đến chi phí lãi vay ngắn hạn tăng cao. Ta thấy, chi phí khác và chi chi phí tài chính là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất mà nó là những khoản chi phí phát sinh do những hoạt động bất thường không thường xuyên, mặc khác lại chiếm tỷ trọng nhỏ nên sự thay đổi của nó hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nếu có thì sựảnh hưởng này cũng không nhiều; nhưng sự giảm của hai loại chi phí trong giai đoạn này cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của công ty như các chi phí khác giảm đáng kể nghĩa là công ty đã có những đầu tư cho trang thiết bị nên ít có tài sản phải thanh lý, nhượng bán.

Từ những biến động của từng loại chi phí dẫn đến tổng chi phí trong giai đoạn này cũng tăng giảm không ổn định, từ đó cho thấy trong giai đoạn này công ty không kiểm soát tốt các loại chi phí, hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao. Mặc dù, các ảnh huởng đến chi phí có những nguyên nhân khách quan nhưng nếu công ty có những dự toán chi phí sản xuất kịp thời cho từng giai đoạn khác nhau có thể giúp công ty điều chỉnh các loại chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

4.4 Phân tích li nhun:

Lợi nhuận là khoản thu nhập của công ty sau thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, nó còn thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để biết được công ty có hoạt động hiệu quả hay không ta tiến hành phân tích lợi nhuận của công ty trong giai

Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2007 – 2009 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Lợi nhuận sau thuế 378.671 141.379 -256.497 -237.292 -62,66 -397.876 -281,43 Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này đều giảm, năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty không sinh lời. So với kế hoạch đề ra của công ty thì trong giai đoạn này đều không đạt chỉ tiêu, chỉ tiêu năm 2007 là 430.000 triệu đồng, năm 2008 là 380.000 triệu đồng, năm 2009 là 91.000 triệu đồng. Ta thấy, lợi nhuận của công ty giảm đáng kể như năm 2008 giảm 62,66% so với năm 2007, năm 2009 giảm 281,43% so với năm 2008 việc giảm mạnh của lợi nhuận đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã tăng cao đểđảm bảo hoạt động sản xuất. Và

để hiểu rõ hơn về lợi nhuận của công ty, xem xét lợi nhuận hay khoản lỗ phát sinh nhiều ở

những hoạt động nào, ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)