Bảng 4.20: Nhóm chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 GVHB Triệu đồng 54.567,74 68.242,73 62.051,81 CPBH Triệu đồng 3.233,45 4.235,50 4.948,58 CP QLDN Triệu đồng 1.785,65 2.328,57 4.062,09 1. Tỷ suất GVHB trên DTT % 83,45 83,28 75,96 2. Tỷ suất CPBH trên DTT % 2,73 2,84 4,97 3. Tỷ suất CP QLDN trên DTT % 4,94 5,17 6,06
* Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần
Hình 4.6: Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Nhà máy giảm nhẹ trong năm 2007 nhưng lại giảm rất mạnh trong năm 2008. Cụ thể là trong tổng số doanh thu thuần Nhà máy thu được thì giá vốn hàng bán đã chiếm 83,45% hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì Nhà máy phải bỏ ra 83,45 đồng giá vốn hàng bán. Năm 2007 trị giá vốn hàng bán giảm 0,17% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 thì giá vốn hàng bán chỉ chiếm 75,96%, chứng tỏđể thu về 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy chỉ phải chi ra 75,96 đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy Nhà máy đã quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán của Nhà máy trong năm 2008 tốt hơn hai năm trước đó.
4,97% 4,94% 5,17% 6,06% 2,84% 2,73% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất CPBH trên DTT Tỷ suất CP QLDN trên DTT
* Tỷ suất CPBH và CP QLDN trên doanh thu thuần
Hình 4.7: Tỷ suất CPBH trên DTT và tỷ suất CP QLDN trên DTT
Nhìn vào hình 4.7 ta thấy:
Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm chứng tỏ
hiệu quả quản lý các khoản chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Nhà máy chưa tốt.
Năm 2006 để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy chỉ cần bỏ ra 4,94 đồng chi phí bán hàng và 2,73 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng qua năm 2007 thì
để có được 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy phải chi ra số tiền về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhiều hơn lần lượt là 5,17 đồng và 2,84 đồng. Càng về sau thì số tiền chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Nhà máy phải chi ra càng nhiều và trong năm 2008 số tiền đó là 6,06 đồng chi phí bán hàng và 4,97 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
¬ Qua các chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm dần qua các năm, chứng tỏ Nhà máy đã có thể dựđoán được xu hướng gia tăng của các nguyên liệu cần thiết cho sản xuất và đưa ra kế hoạch dự trữ
hợp lý. Ngược lại, tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại tăng, đây là một kết quả không tốt đối với lợi nhuận, nếu Nhà máy có thể cải thiện các chi phí này thì sẽ thu được nhiều doanh thu thuần hơn.
Bảng 4.21: Nhóm chỉ số phản ánh kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
DTT Triệu đồng 65.391,45 81.943,72 81.684,88 Tổng tài sản Triệu đồng 60.607,11 51.452,04 54.135,55 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 11.429,16 12.113,46 13.113,01 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1. Tỷ suất sinh lợi trên DTT % 2,40 4,12 6,36 2. Tỷ suất sinh lợi trên TTS % 2,59 6,56 9,60 3. Tỷ suất sinh lợi trên VCSH % 13,73 27,85 39,63
6,36% 4,12% 2,4% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 2006 2007 2008
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
9,60% 6,56% 2,59% 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 2006 2007 2008
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
* Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Hình 4.8: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần của Nhà máy tăng đều qua các năm và năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước. Ta có thể nói Nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả qua các năm vì cứ 100 đồng doanh thu thuần được 4,12 đồng trong năm 2007 và
được 6,36 đồng trong năm 2008.
* Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Hình 4.9: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Nhìn vào hình 4.9 ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Nhà máy tăng lên qua các năm, năm 2007 cao hơn 3,97% so với năm 2006 và năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3,04%. Suất sinh lời trên tổng tài sản tăng thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đang gia tăng, Nhà máy kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên một
đồng tài sản mà không phân biệt tài sản đó được hình thành từ vốn vay hay vốn chủ sở
39,63% 27,85% 13,73% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu * Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Hình 4.10: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Nhìn vào hình 4.10 ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu gia tăng từ 13,73% năm 2006 lên 27,85% trong năm 2007 và tăng lên 39,63% trong năm 2008, chứng tỏ cứđầu tư 100 đồng vốn thì chủ sở hữu sẽ có được lợi nhuận sau thuế là 27,85 đồng vào năm 2006 và 39,63 đồng trong năm 2008. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh qua các năm chứng tỏ Nhà máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, điều này giúp Nhà máy củng cố lòng tin cho chủ sở hữu.
¬ Nhìn vào các chỉ số thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy các chỉ số đều tăng qua 03 năm, chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy đạt kết quả tốt.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CHO NHÀ MÁY GẠCH CERAMIC AN GIANG
Sau hơn ba tháng thực tập tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang, nhờ sự giúp đỡ tận tình trong việc thu thập số liệu và thông tin của các anh chị trong Nhà máy. Qua đó, đã giúp tôi không ít trong quá trình tìm hiểu và đánh giá về Nhà máy. Kết quả phân tích trong ba năm cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những điểm làm tốt và những điểm chưa làm tốt của Nhà máy. Có rất nhiều biện pháp để tăng doanh thu nhưng đề tài mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm ổn định và tăng doanh thu cho Nhà máy như sau:
5.1. Tăng cường công tác marketing
Hiện nay, tại Nhà máy không có phòng marketing mà tất cả mọi hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thị trường và khách hàng mới đều do phòng kinh doanh của Công ty Xây Lắp thực hiện. Công ty Xây Lắp có 12 đơn vị trực thuộc nhưng mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh những ngành nghề không giống nhau, do đó để có thể thực hiện tốt công tác marketing cho các đơn vị của mình không phải việc đơn giản. Các đơn vị cũng không thể thụđộng, trông chờ vào Công ty mà phải có một phòng marketing riêng tại đơn vị
mình.
Muốn tăng cường công tác marketing thì chúng ta phải hiểu marketing là gì. “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người”. Do đó, Nhà máy cần tổ chức một bộ phận marketing chuyên lo việc phân tích thị trường để tìm thêm thị trường mới, lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm, bao bì mới, quảng cáo, khuyến mãi nhằm kích thích tiêu thụ để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Trước tiên, Nhà máy phải tiến hành phân tích khả năng thị trường. Quá trình phân tích khả năng thị trường được thực hiện bằng việc Ban lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi những biến động trên thị trường, thường xuyên đọc báo, xem các hội chợ triển lãm, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và thu thập thông tin thị trường bằng nhiều cách khác. Từ việc phân tích khả năng thị trường sẽ cho Nhà máy biết được khách hàng của Nhà máy rất đông, phân bố trên một phạm vi rộng và có những nhu cầu khác nhau.
Và căn cứ vào kết quả phân tích trên cho thấy khách hàng của Nhà máy chủ yếu là ở
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Do đó, cần phải xác định thật chính xác đây có phải là thị trường mục tiêu của Nhà máy hay không, vì có thể có những thị trường khác nhưng Nhà máy chưa phát hiện được. Khi đã có được thị trường mục tiêu thì phải tiến hành phân chia thị trường theo một số nguyên tắc như theo nguyên tắc địa lý (vùng, tỉnh, khí hậu), theo nguyên tắc tâm lý (giai tầng xã hội, lối sống, kiểu nhân cách), theo nguyên tắc hành vi (tình trạng người sử dụng, mức độ
trung thành, cường độ tiêu dùng), theo nguyên tắc nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, loại nghề nghiệp) để biết hành vi của khách hàng từđó Nhà máy có kế
Theo kết quả nghiên cứu của Nhà máy thì những yêu cầu và mong đợi của khách hàng
đối với gạch Acera như sau:
- Người ở thành thị thích các mẫu vân đá, màu nhạt. - Người ở nông thôn thích các mẫu có hoa văn, màu đậm. - Người lớn tuổi thích mẫu có hoa văn, màu đậm, nhám. - Người trung niên thích mẫu vân đá, màu trơn, nhạt, bóng. - Người trẻ tuổi thích mẫu vân đá hay màu trơn, nhạt, nhám.
- Khách hàng Campuchia thích mẫu vân đá, hoa văn có màu đậm như xanh
đậm, màu nâu.
Khi đã biết được nhu cầu của khách hàng thì giai đoạn tiếp theo là các nhân viên trong phòng marketing phải bắt tay vào nghiên cứu các mẫu mã sản phẩm mới để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới đó. Vì thế, Nhà máy phải có chương trình thiết kế sản phẩm mới cho riêng mình. Và để có thể thiết kế ra sản phẩm mới phải trải qua các giai đoạn như:
+ Có rất nhiều nguồn ý tưởng mà Nhà máy có thể tìm kiếm để có thể sáng tạo ra sản phẩm mới bằng việc thăm dò các ý kiến của khách hàng qua thư từ và các đơn khiếu nại gửi đến. Bên cạnh đó, Nhà máy cần phải theo dõi sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh như gạch Đồng Tâm, Ý Mỹ, Thanh Thanh, Taicera, Marcopolo, White Horse,…để phát hiện những thứ hấp dẫn nhất đối với khách hàng. Ngoài ra, còn một nguồn ý tưởng nữa là các nhân viên bán hàng của Nhà máy - những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng - các nhân viên này có thể tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm của Nhà máy.
+ Tiếp theo phải lựa chọn những ý tưởng phù hợp và loại bỏ những ý tưởng không phù hợp. Thông thường đối với một ý tưởng hay thì Nhà máy cũng phải cân nhắc, xem xét liệu ý tưởng đó có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không. Chẳng hạn như hiện nay thì các sản phẩm gạch trên thị trường đều có hoa văn nổi, bây giờ, các nhà thiết kế muốn tạo ra sản phẩm với hoa văn được in chìm thì Nhà máy phải xem coi công nghệ in hoa văn chìm có chưa, giá cả như thế nào, việc thay đổi công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
+ Kếđến Nhà máy phải biến những ý tưởng lọt qua vòng lựa chọn thành những dự án hàng hóa. Dự án hàng hóa là một phương án đã nghiên cứu kỹ của ý tưởng, được thể hiện bằng những khái niệm có ý nghĩa đối với khách hàng. Các dự án hàng hóa của Nhà máy có thể là: gạch vân đá, màu sáng, có hình những nhân vật hoạt hình để trang trí phòng những đứa bé, cũng có thể là gạch nhám với những đường nét tạo thành không gian ba chiều thích hợp với những khách hàng có sở thích đặc biệt.
Sau khi thiết kế sản phẩm mới và được khách hàng chấp nhận thì Nhà máy phải đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách quảng cáo, tuyên truyền để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Nhưng để cho việc quảng có thật sự mang lại hiệu quả thì công tác quảng cáo phải
được thực hiện một cách hợp lý.
+ Để tiến hành quảng cáo thì Nhà máy phải đề ra nhiệm vụ xem việc quảng cáo
đó là nhằm thông báo cho thị trường biết đến sản phẩm mới, nhắc nhở khách hàng về
nơi có thể mua sản phẩm đó, duy trì mức độ hay biết về sản phẩm ở mức cao.
+ Sau khi xác định nhiệm vụ của quảng cáo là tăng nhu cầu của sản phẩm mới thì Nhà máy phải xây dựng ngân sách quảng cáo cho từng mặt hàng. Và thông tin
chính mà Nhà máy muốn truyền đạt đến khách hàng là những hình ảnh, giá cả, chất lượng, quy cách của loại sản phẩm mới. Có rất nhiều hình thức quảng cáo và hiện nay Nhà máy đã quảng cáo thương hiệu Acera trên những chiếc xe buýt và xe vạn chuyển của Nhà máy. Do đó, Nhà máy cần phải thực hiện quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình. Ưu điểm của việc quảng cáo bằng báo, tạp chí là phạm vi rộng khắp toàn bộ thị
trường, còn ưu điểm của việc quảng cáo bằng truyền hình là kết hợp hình và tiếng, sáng tạo, thu hút sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, việc tham gia những cuộc triển lãm, hội chợ hàng năm là một trong những cách để Nhà máy phát hiện những khách hàng mới, duy trì sự tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu những sản phẩm mới,… để
kích thích việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.
5.2. Cải thiện tình hình xuất khẩu
Căn cứ vào kết quả phân tích ta thấy được tình hình xuất khẩu của Nhà máy sang Campuchia không được khả quan. Nhưng Campuchia vẫn là thị trường mà Nhà máy quan tâm. Để có thể thâm nhập vào thị trường này, cần phải hiểu rõ khách hàng ở
Campuchia có sở thích như thế nào về gạch Ceramic. Và trước khi đưa ra kế hoạch xuất khẩu sang Campuchia thì Nhà máy phải biết được một số thông tin quan trọng khác như:
+ Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 797/CP-NC cho An Giang nâng cấp cửa khẩu Tịnh Biên thành cửa khẩu quốc tế. Chính điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho giao thương, xúc tiến thương mại, du lịch từ cửa khẩu này đang xuất hiện cho địa phương và doanh nghiệp.
+ Hiện nay Campuchia đã gia nhập WTO, thị trường đang rộng mở trong việc giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn làm ăn với thị trường Campuchia. Vì từ bàn đạp thị trường này, hàng hóa Việt Nam bước ra thị trường khu vực rất dễ dàng với chi phí thấp thông qua các kênh doanh nghiệp Campuchia, liên doanh Campuchia với nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Campuchia, doanh nghiệp Việt kiều tại Campuchia… Bên cạnh đó, dân Campuchia hơn 90% là dân tộc Khmer, nói tiếng Khmer, số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng và toàn bộ thị trường cả nước Campuchia họ Mao bao tiêu tất cả các sản phẩm Ceramic, teracotta.
+ Và vài năm gần đây hàng hóa Việt Nam đã thật sự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Campuchia. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch qua Campuchia bằng cửa ngõ An Giang đạt cao nhất từ trước đến nay với 250 triệu USD, tăng 50% so với năm 2003. Hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế trên đất nước Campuchia bởi mẫu mã, chất lượng và giá thành so với cùng ngành hàng nhập từ các nước khác.
+ Với công suất hiện có và đang đầu tư, các nhà sản xuất ceramic Việt Nam phải coi xuất khẩu là động lực để tồn tại và phát triển. Vì xuất khẩu 100 triệu USD là còn quá ít ỏi so với năng lực đang có, nhất là trong khi thị trường nội địa đã dư thừa. Nước