Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 28)

- Sản phẩm mang thương hiệu Navico được khẳng định về chất lượng trên thị

trường và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm của Công ty đã đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng, phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nhập khẩu và thị hiếu của người tiêu dùng các nước. Trong tương lai, Công ty dự kiến sẽ mở rộng hoạt động, đưa ra thị trường những loại sản phẩm giá trị gia tăng căn cứ vào nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường. Công ty luôn hướng đến việc tìm kiếm những cơ hội phát triển mới nhưng vẫn duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an toàn trong sử dụng thực phẩm.

- Công ty cũng đã thiết lập trang web để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và các khách hàng với địa chỉ là www.navifishco.com.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty có sự chuyển dịch mạnh mẽ kể từ khi có vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa đến nay. Navico đã chủ động tìm thị trường xuất khẩu sang Nga, EU, Trung Quốc, Úc và hơn 40 nước trên thế giới. Thị phần xuất khẩu lớn nhất của Công ty là thị trường EU và Nga. Sản phẩm của Navico cũng được tiêu thụ tại các nước thuộc Châu Á (Singapore, Malaysia, Hongkong, Trung Quốc, Hàn Quốc...), Châu Úc, Châu Mỹ và Trung Đông, Châu Phi.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT

4.1 Khái quát tình hình hoạt động của công ty:

4.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty giai đoạn 2007-2009

Bảng 4.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2007-2009

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền lệT(%) ỷ Số tiền lệT(%) ỷ TSNH 1.859.147 1.964.563 1.474.636 105.416 6,66 -489.927 -24,93 TSDH 406.539 542.020 572.756 135.481 33,33 30.736 5,67 Tổng tài sản 2.265.686 2.506.583 2.047.392 240.897 10,63 -459.190 -18,32 Nguồn: Phòng kế toán

Biều đồ 4.1: Cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Năm 2007 82% 18% Năm 2008 78% 22% Năm 2009 72% 28% TSNH TSDH Nguồn: Phòng kế toán

Nói đến tài sản là nói đến những gì mà công ty đang nắm giữ, và đang vận hành nó cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cho các hoạt động dịch vụ của công ty. Là chỉ tiêu cho biết mức độ hoạt động và quy mô của một doanh nghiệp. Tài sản thì bao gồm TSNH và TSDH:

Tài sản ngắn hạn: tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động của công ty là những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi có nhu cầu. TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của tổng tài sản chiếm trên 70% tổng tài sản công ty. TSNH của công ty trong 3 năm có sự thay đổi nhưng không theo một chiều mà ngược chiều nhau, năm 2008 TSNH tăng 6,66% so với năm 2007 nhưng

đến năm 2009 lại giảm đến 24,93% so với năm 2008.

TSDH: khác hẳn với sự thay đổi và biến động của TSNH, TSDH của công ty trong thời gian qua đã giảm. Trong cơ cấu của TSDH, thì các khoản phải thu dài hạn không phát sinh nên không được đề cập đến. TSDH chỉ chiếm một phần trong cơ cấu của tổng tài sản (khoảng dưới 30%).

Nhìn chung, tổng tài sản của công ty trong 3 năm qua tăng trưởng không ổn định. Năm 2008 đã tăng 10,63% so với năm 2007, nhưng năm 2009 lại giảm 18,32% so với năm 2008, việc không ổn định tài sản trong thời gian qua ít nhiều cũng đã ảnh huởng đến công ty trên thị trường vốn về tính không ổn định trong tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

4.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty giai đọan 2007 – 2009:

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2007- 2009 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tlệỷ(%) Số tiền Tlệỷ(%) Nợ phải trả 566.082 852.736 657.656 286.654 50,64 - 195.080 -22,96 VCSH 1.699.604 1.653.846 1.389.736 -45.758 -2,69 -264.110 -15,96 Tổng NV 2.265.686 2.506.583 2.047.392 240.897 10,63 -459.191 -18,32 Nguồn: Phòng kế toán

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2007 - 2009 Năm 2007 25% 75% Năm 2008 34% 66% Năm 2009 32% 68% NPT VCSH

Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhằm xác định về sự thay đổi của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn, xem nguồn vốn của công ty được tài trợ bởi những khoản nào để đánh giá về quá trình huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn vốn của công ty bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu.

Nợ phải trả: NPT là các khoản vay ngắn hạn của công ty, phải trả người bán, phải trả công nhân viên, người mua trả tiền trước…Theo bảng số liệu, năm 2008 nợ

phải trả tăng 50,64% so với năm 2007 (tăng khoảng 286.654 triệu đồng) nhưng

đến năm 2009 lại giảm 22,96% (giảm khoảng 195.080 triệu đồng), nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là do khoản nợ vay ngắn hạn biến động trong giai

đoạn này.

Vốn chủ sỡ hữu: nguồn VCSH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nguồn vốn trong giai đoạn này tỷ trọng của VCSH lần lượt là 75%, 66%, 68%. Theo bảng số liệu trên ta thấy VCSH giảm dần trong giai đoạn này như năm 2008 giảm 2,69% so với năm 2007, năm 2009 giảm 15,96% so với năm 2008. VCSH là nguồn vốn chủ yếu của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế

khi VCSH tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn này tuy nguồn vốn của công ty có giảm nhưng điều này không cho thấy là khả năng về vốn của công ty đã giảm, sự sụt giảm của nguồn vốn có những tác động khách quan mà công ty không thểđo lường trước được.

4.1.3 Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 4.3 : Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007- 2009 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng DT 3.287.671 3.664.994 1.876.821 377.323 11,47 -1.788.173 -48,79 Lợi nhuận 378.671 141.379 -256.497 -237.292 -62,66 -397.876 -281,43

Theo các số liệu trên ta thấy lợi nhuận của công ty đã giảm đáng kể trong thời gian qua, năm 2009 lợi nhuận của công ty là âm, sự sụt giảm này là do nhu cầu giảm, sản lượng xuất khẩu giảm làm giảm doanh thu trong khi đó chi phí lại tăng và mức độ cao hơn doanh thu. Ta thấy tuy lợi nhuận giảm mạnh trong thời gian qua nhưng công ty vẫn duy trì hoạt

động kinh doanh cho thấy được tiềm lực của công ty cũng như việc không tạo được lợi nhuận chỉ là những khó khăn nhất thời và công ty có khả năng vượt qua được những khó khăn ấy, vì qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản Nam Việt là một công ty lớn có uy tín, có tiềm năng và quy mô sản xuất lớn nên có thểđạt kỳ vọng cho một tương lai phát triển tốt trong thời gian sắp tới khi mà khủng hoảng kinh tế qua đi nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại và khi thị trường xuất khẩu phục hồi sau khủng hoảng.

4.2 Phân tích doanh thu:

4.2.1 Phân tích tình hình biến động chung của tổng doanh thu:

Công ty cổ phần Nam Việt là công ty hoạt động chính về xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh chế biến từ cá tra cá basa nên doanh thu của công ty chủ yếu là về các sản phẩm của thuỷ sản. Cơ cấu doanh thu của công ty như sau:

Bng 4.4: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2007- 2009 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền lệT(%) ỷ Số tiền lệT(%) ỷ

Doanh thu thuần

BH &CCDV 3.193.437 3.496.082 1.754.464 302.645 9,47 - 1.741.618 - 49,82 Doanh thu HĐTC 73.100 164.535 118.571 91.435 125,08 - 45.964 - 27,93 Thu nhập khác 21.134 4.376 3.785 - 16.758 - 79,29 - 591 - 13,50 Tổng doanh thu 3.287.671 3.664.994 1.876.821 377.323 11,47 - 1.788.173 - 48,79 Nguồn: Phòng kế toán Nguồn: Phòng kế toán

Trong giai đoạn này doanh thu của công ty có sự tăng giảm không ổn định, cụ thể

năm 2008 tăng 11,47% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 thì lại giảm mạnh giảm 48,79% so với năm 2008. Bảng 4.4 cho thấy, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, tỷ trọng 3 năm lần lượt là 97%, 95%, 93%,

điều này cho thấy nguồn doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu của công ty. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến các sản phẩm đông lạnh từ các tra cá basa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, song công ty cũng hoạt động trong một số lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng, công nghiệp, sản xuất bao bì giấy và các sản phẩm phụ của cá tra, cá basa nhưng các hoạt động này không chủ yếu nên doanh thu đem lại cho công ty không đáng kể, bên cạnh đó còn có doanh thu hoạt động khác được ghi nhận dưới hình thức nhận cổ tức từ việc liên kết, liên doanh và đầu tư nhưđầu tư vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông, Quỹ phát triển Việt Long…. Về tổng quan thì việc hoạt động trong các lĩnh vực như thế giúp công ty tăng thu nhập, phát triển bền vững, tạo nền vững chắc cho công ty phát triển, bên cạnh đó công ty cũng đang có hướng phát triển mới là sản xuất phân bón và khai thác mỏ nhưng các dự án này đang trong giai đoạn triển khai chưa đi vào hoạt động.

Ngoài khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác cũng góp phần trong cơ cấu của tổng doanh thu. Dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng khoản nhu nhập này cũng không kém quan trọng và có tác động lên tổng doanh thu, khoản thu nhập này cho thấy khả năng đầu tư tài chính và khả năng phán đoán vào thị trường tài chính, một thị trường khá mạo hiểm do chứa đựng nhiều rủi ro. Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2008 tăng rất cao tăng 125,08% so với năm 2007, năm 2009 thì con số doanh thu này đã giảm 27,93% so với năm 2008. Còn về thu nhập khác đều giảm trong 3 năm với tỷ lệ tương ứng là 79,29% và 13,50%, các khoản thu này chủ yếu là thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, điều này cho thấy công ty có được hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại và luôn cải tạo công cụ sản xuất

đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty, đảm bảo chất lượng và số lượng tiêu thụ của công ty cũng như các yêu cầu của các nhà nhập khẩu khó tính.

4.2.2 Phân tích sự biến động doanh thu thuần của công ty trong 3 năm:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty nên sự thay đổi nào của doanh thu thuần đều có tác động mạnh đến tổng doanh thu. Doanh thu thuần là khoản doanh thu có được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, cơ cấu doanh thu thuần của công ty gồm doanh thu hàng xuất khẩu và doanh thu hàng nội địa và doanh thu khác. Để hiểu rõ hơn về doanh thu thuần ta tiến hành phân tích doanh thu theo cơ cấu xem trong giai đoạn này doanh thu như thế nào, tăng trưởng hay đang giảm.

Bng 4.5: Cơ cấu doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2007-2009 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền lệT(%) ỷ Số tiền lệT(%) ỷ Doanh thu xuất khẩu 2.736.747 2.403.840 1.419.639 - 332.907 - 12,16 - 984.201 - 40,94 Doanh thu nội địa 444.900 829.110 324.383 384.210 86,36 -504.727 -60,87 Doanh thu khác 11.790 263.132 10.442 251.342 2.132 -252.690 -96,03 Tổng doanh thu 3.193.437 3.496.082 1.754.464 302.645 9,78 - 1.741.618 - 49,82 Nguồn: Phòng kế toán 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2007-2009

Doanh thu xuất khẩu Doanh thu nội địa

Doanh thu khac

ª Doanh thu hàng xuất khẩu:

Chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu thuần của công ty, tỷ trọng qua các năm lần lượt là 86%, 69%, 81% đây cũng là mảng doanh thu và là hoạt động chủ yếu của công ty. Ta thấy, doanh thu về các mặt hàng xuất khẩu giảm qua các năm, năm 2008 giảm 12,16% so với năm 2007 giảm khoảng 332.907 triệu đồng, sang năm 2009 tiếp tục giảm mạnh so với năm 2008 giảm 40,94% tức giảm khoảng 984.201 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho tiêu dùng giảm là do khủng hoảng kinh tế làm cho kinh tế thế

giới suy giảm mọi người tiêu dùng tiết kiệm hơn mà phần lớn các thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty lại nằm trong tâm điểm của khủng hoảng kinh tế như EU mà đặc biệt là từ tháng 8/2008 công ty ngưng xuất khẩu sang thị trường Nga-một trong các thị

cạnh đó phương tiện truyền thông một số nước liên tục đưa các thông tin thiếu khách quan về môi trường nuôi cá ở Việt Nam nhằm hạn chế tiêu dùng tại thị trường nội địa. Việc cạnh tranh không lành mạnh của các công ty cùng ngành đã làm giảm uy tín của sản phẩm trên thị trường thế giới như giảm giá bán, hoặc bơm thêm tạp chất vào sản phẩm nhằm hạ uy tín của đối thủ cạnh tranh..

ª Doanh thu nội địa:

Chiếm tỷ trọng không lớn trong doanh thu thuần như năm 2007 chiếm 14%, năm 2008% là 23% và năm 2009 là 18%. Trong giai đoạn này, doanh thu nội địa tăng giảm không ổn định, năm 2008 tăng đến 86,36% so với năm 2007 tăng 384.210 triệu

đồng nhưng đến năm 2009 lại giảm 60,87% so với năm 2008 giảm 504.727 triệu đồng. Nguyên nhân việc tăng giảm này một phần là do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong ngành như giảm giá bán, đưa những thông tin không tốt về sản phẩm của công ty…, mặt khác cũng như doanh thu xuất khẩu là do nhu cầu tiêu dùng giảm vì nền kinh tế gặp khó khăn trong khi đó giá các mặt hàng lại tăng dẫn đến nhu cầu giảm. Mặt khác, khi kinh tế thì mọi người có xu hướng dùng hàng giá rẻ trong khi giá các yếu tốđầu vào cho sản xuất lại tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cũng đã tác động

đến việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy công ty có thế mạnh về xuất khẩu nhưng thị trường nội

địa cũng là một thị trường tiềm năng cho công ty, ta thấy năm 2008 bất chấp những khó khăn của nền kinh tế nước ta doanh thu nội địa tăng khá mạnh, trong tương lai công ty cần có những chính sách khai thác triệt để thị trường này vì người tiêu dùng trong nước ngày càng ưa chuộng và sử dụng hàng Việt.

ª Doanh thu khác:

Đây là doanh thu từ các sản phẩm phụ của cá tra cá basa như bao tử cá, thịt vụn, cá he thịt rắn, mực, ếch..các loại vật tư khác (hộp, thùng, bìa giấy..), các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết vào ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông, quỹ

phát triển Việt Long, công ty tài chính cổ phần hoá chất Việt Nam, công ty TNHH sản xuất thương mại và xây dựng Tài Nguyên..khoản doanh thu này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

trong tổng doanh thu thuần cụ thể năm 2007 chiếm 0,4%, năm 2008 chiếm 7,5%, năm

Một phần của tài liệu 218149 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)