2006 2007 Số tiền 2006/200 5% Số tiền 2007/200 6% Vốn huy

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu (Trang 47 - 51)

- Nhìn chung hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union của ngân

2005 2006 2007 Số tiền 2006/200 5% Số tiền 2007/200 6% Vốn huy

Vốn huy động 24.751 78.019 317.355 53.268 215,2 239.336 306,7 Vốn vay, điều hoà 61.341 80.584 28.302 19.243 31,4 52.552 65,2 Các nguồn vốn khác 6.258 2.394 - 3.864 61,7 - - Tổng 92.305 160.99 7 345.657 68.692 74,4 184.660 114,69

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu đều tăng cao. Cụ thể là năm 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 160.997 triệu đồng tăng 68.692 triệu đồng tương đương tăng 74,4% so với năm 2005. Sang năm 2007, tổng nguồn vốn của ngân hàng lên tới 345.657 triệu đồng tăng 184.660 triệu đồng tương đương tăng 114,69% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Vốn huy động tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã đạt được kết quả cao trong công tác huy động vốn của mình. Cụ thể là vốn huy động năm 2006 tăng 53.268 triệu đồng tương đương tăng 215,2% so với năm 2005. Đến năm 2007 vốn huy động lên tới 317.355 triệu đồng tăng 239.336 triệu đồng tương đương tăng 306,7% so với năm 2006. Cùng với sự gia tăng của vốn huy động là sự biến động của vốn vay, điều hoà. Năm 2006 loại vốn này tăng 19.243 triệu đồng tương đương tăng 31,4% so với năm 2005. Nhưng sang năm 2007, vốn vay điều hoà của

chi nhánh chỉ còn 28.302 triệu đồng giảm 52.552 triệu đồng tương đương giảm 65,2% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hoạt động đạt hiệu quả cao hơn và chủ động hơn trong nguồn vốn của mình.

Tóm lại, vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kỹ thuật còn lạc hậu so với thế giới thì vốn lại càng đặc biệt quan trọng. Ngân hàng cần phải có biện pháp để tập trung mọi nguồn vốn còn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tổ chức để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở hiện tại và trong tương lai.

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn điều hoà do Hội Sở cấp, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như của các doanh nghiệp ngày càng cao và ngày càng trở nên bức thiết thì việc ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, giúp ngân hàng ổn định nguồn vốn và giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Hội Sở đưa xuống.

Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu luôn quan tâm đặc biệt tới công tác huy động vốn và triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp có hiệu quả. Ngân hàng đưa ra nhiều hình thức huy động với nhiều mức lãi suất linh động khác nhau, phù hợp với nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu còn thực hiện mở rộng hoạt động của mình tới các khu vực dân cư tập trung, các cụm kinh tế để tạo điều kiện cho quan hệ gửi và rút tiền của nhân dân được thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngân hàng không ngừng tìm tòi sáng tạo ra những hình thức huy động vốn mới để phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và của khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế hiện nay.

Bảng 7: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi có kỳ hạn 13.019 41.851 183.913 28.832 221,5 142.062 339 Tiền gửi không kỳ hạn 11.732 36.168 133.442 24.436 208,3 97.274 269 Nguồn vốn huy động 24.751 78.019 317.355 53.268 429,8 239.336 608

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005, 2006, 2007 )

Qua bảng số liệu ta thấy kết quả huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên vượt bậc. Cụ thể là năm 2006 huy động được 78.019 triệu đồng tăng 53.268 triệu đồng tương đương tăng 429,8% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này càng tăng lên vượt trội đạt tới 317.355 triệu đồng tăng 239.336 triệu đồng tương đương tăng 608% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng là do ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng và hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn nên vị trí của ngân hàng càng được khẳng định mạnh mẽ hơn trên thương trường, từ đó thu hút được một số lượng lớn khách hàng về phía mình bổ sung vào nguồn vốn của chi nhánh.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng hoạt động được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân cư và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế hoặc phát hành giấy tờ có giá. Sau đây chúng ta sẽ quan sát biểu đồ để thấy rõ sự tăng trưởng của các loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2005 – 2007

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005, 2006, 2007)

Qua biểu đồ ta thấy tiền gửi cũng có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 28.832 triệu đồng tương đương tăng 221,5% so với năm 2005, còn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 24.436 triệu đồng tương đương tăng 208,3% so với năm 2005. Đến năm 2007, hai loại tiền gửi này cũng tăng lên đáng kể trong đó tiền gửi có kỳ hạn tăng lên142.062 triệu đồng tương đương tăng 339%, còn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 97.274 triệu đồng tương đương tăng 269% so với năm 2006. Tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn lực tiềm năng cần được chú trọng và khai thác trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc tăng mạnh và ổn định của nguồn tiền gửi có kỳ hạn cũng là điều đáng mừng bởi vì ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để tăng thị phần, đồng thời nâng cao uy tín của mình hơn nữa trên thị trường. Qua phân tích tình hình huy động vốn cũng cho ta thấy được hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua rất có hiệu quả.

4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY4.4.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay 4.4.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay

Trong việc phân tích hoạt động cho vay thì doanh số cho vay là một khoản mục thể hiện rõ nét nhất về mức độ rộng lớn của ngân hàng trong công tác cho vay của mình. Qua đó, doanh số cho vay cũng thể hiện được số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Chúng ta sẽ tiến hành xem xét tình hình doanh số cho vay của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007

Đvt: Triệu đồng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w