Hoạt động bảo hiểm phải tổ chức kinh doanh theo các hình thức doanh nghiệp nhất định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam docx (Trang 31 - 36)

- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế:

2.1.Hoạt động bảo hiểm phải tổ chức kinh doanh theo các hình thức doanh nghiệp nhất định

nghiệp nhất định

Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều hình thức pháp lý doanh nghiệp khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp được tổ chức dưới bốn hình thức pháp lý cơ bản là:

1. Doanh nghiệp một chủ chịu trách nhiệm vô hạn; 2. Công ty hợp danh;

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Công ty cổ phần;

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để tổ chức hoạt động thuộc quyền tự do kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do tính chất trách nhiệm khác nhau nên pháp luật thường có các quy định rất khác nhau đối với mỗi loại hình thức pháp lý của doanh nghiệp.

ở tất cả các nước trên thế giới, hoạt động bảo hiểm luôn được coi là một ngành dịch vụ tài chính đặc biệt. Dịch vụ bảo hiểm liên quan đến việc có huy động tiền của dân chúng và đòi hỏi trong một thời gian ngắn, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng thanh toán chi trả các khoản tiền bảo hiểm cho những người được bảo hiểm hoặc những người thụ hưởng vào bất kể thời gian nào, có nghĩa là doanh nghiệp phải thường xuyên có khả năng thanh toán. Cũng chính vì vậy, không phải mọi loại hình doanh nghiệp đều được kinh doanh bảo hiểm. Hầu như trên thế giới, hoạt động bảo hiểm chỉ được giới hạn trong các công ty có cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả, có chế độ trách nhiệm tài sản rõ ràng và tính ổn định lâu dài không bị đe dọa, có thể bởi chính sự xung đột giữa các thành viên chẳng hạn.

ở hầu khắp các nước trên thế giới, luật pháp đều quy định bảo hiểm là loại hình công ty đối vốn, có cơ chế giám sát chặt chẽ, có chế độ trách nhiệm tài sản rõ ràng, là loại doanh nghiệp có các sản phẩm mang tính huy động tiền từ công chúng, dù không phải là một định chế như ngân hàng, việc huy động thông qua cam kết theo mẫu định sẵn, được cơ quan quản lưý nhà nước về bảo hiểm chuẩn thuận, không cần tài sản đảm bảo. Cũng chính việc được phép huy động vốn thông qua cam kết như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, bên cạnh các quy định về cơ chế quản lý doanh nghiệp, chế độ tài chính… Pháp luật còn đòi hỏi rất cao về tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: "Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật" (Điều 104 Luật kinh doanh bảo hiểm).

ở hầu hết các nước, loại hình công ty bảo hiểm cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về quản trị và giám sát nên trở thành loại hình doanh nghiệp bảo hiểm phổ biến nhất. Luật bảo hiểm Trung Quốc, điều 69 qui định: Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần được kinh doanh bảo hiểm. Luật bảo hiểm Pháp quy định các công ty bảo hiểm cổ phần và các công ty bảo hiểm tương hỗ.

Doanh nghiệp nhà nước cũng là loại hình doanh nghiệp có các quy định về giám sát rất chặt chẽ, vì vậy cũng là loại hình doanh nghiệp được luật pháp giành cho quyền kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, với tính ưu việt của mình cả về cơ chế huy động vốn lẫn linh hoạt trong điều hành và giám sát nên các nước đều có xu hướng tổ chức doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần. ở Việt Nam hiện nay, các công ty nhà nước đang nằm trong diện cổ phần hóa để trở thành công ty bảo hiểm cổ phần kể cả các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn như Bảo Việt và Bảo Minh.

Các doanh nghiệp một chủ chịu trách nhiệm vô hạn, công ty hợp danh không thật rõ ràng về trách nhiệm tài sản, rất khó trong việc quản lý, giám sát, vì vậy hầu hết các nước đều không cho phép tổ chức kinh doanh bảo hiểm dưới các hình thức này (xem thêm tài liệu tham khảo [17]).

Đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, do đặc điểm công ty là không được phát hành chứng khoán ra công chúng để công khai huy động vốn, việc chuyển nhượng vốn lại rất khó khăn, chủ yếu trong nội bộ công ty trong khi hoạt động bảo hiểm đòi hỏi phải công khai và minh bạch, luân chuyển vốn nhanh nên loại hình doanh nghiệp này cũng ít được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

ở Việt Nam, Điều 59 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước; 2. Công ty cổ phần bảo hiểm;

3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;

5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài [25].

Thời điểm Quốc hội ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm thì vẫn tồn tại song song các Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 và Luật doanh nghiệp 1999. Vì vậy, trong Luật kinh doanh bảo hiểm, việc pháp luật quy định các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước; doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng là phù hợp.

Các hình thức doanh nghiệp bảo hiểm trên đã được quy định khá cụ thể trong các luật tương ứng và đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về các loại hình doanh nghiệp này, nhưng riêng đối với loại hình doanh nghiệp bảo hiểm tương hỗ thì còn quá mới mẻ đối với đa số các nhà doanh nghiệp, thậm chí cả đối với các luật gia, vì đây là một loại hình doanh nghiệp mới được nghiên cứu để đưa vào Việt Nam, chưa từng được vận dụng, chưa có khuôn mẫu thực tiễn. Vì vậy, trong luận văn này tác giả chỉ xin trình bày một số nét cơ bản của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các vấn đề mâu thuẫn về hình thức tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp 2005 thay thế

cho Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2000 sẽ được bàn ở phần sau của luận văn này.

ở các nước, đặc biệt là các nước phát triển hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ tương đối phổ biến. Ví dụ: Tập đoàn Liberty Mutual, được thành lập vào năm 1912, tập đoàn này có tổng tài sản trị giá 78,8 tỷ đô la và 21.2 tỷ đô la tổng doanh thu vào thời điểm cuối năm 2005 và Liberty Mutual xếp thứ 102 trong số danh sách 500 các công ty lớn nhất Hoa Kỳ.

Các công ty bảo hiểm tương hỗ đóng vai trò quan trọng trên thị trường bảo hiểm nhân thọ và chiếm khoảng gần 60% tổng thu phí bảo hiểm nhân thọ và hưu trí tự nguyện. ở Châu âu, các công ty bảo hiểm tương hỗ chiếm thị phần không kém các công ty bảo hiểm cổ phần. Đặc biệt các công ty bảo hiểm tương hỗ có giá trị tài sản và vốn góp rất lớn đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán và ổn định thị trường bảo hiểm ở các quốc gia này.

Về tổ chức bảo hiểm tương hỗ, Điều 70 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: "Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm" [25].

Về địa vị pháp lý của các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 71), thì tổ chức, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có thể tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập. Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Ngoài ra, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng đã được quy định rất chi tiết, rõ ràng tại Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Thứ nhất, các thành viên hay các hội viên cùng có chung một nhu cầu bảo hiểm

cho con người (có thể là tài sản hoặc trách nhiệm) thông thường họ có chung ngành nghề và nơi cư trú thường là gần nhau; họ cũng đồng thời là nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm. Khác với công ty cổ phần, cổ đông quyết định mọi vấn đề nhưng đối với công ty tương hỗ thì quyền biểu quyết đại hội là những người có hợp đồng bảo hiểm.

Thứ hai, các công ty bảo hiểm tương hỗ trước tiên thuộc quyền sở hữu tập thể

của những người được bảo hiểm. Những người này đồng thời là người đóng góp và chính họ là những người được hưởng, cộng đồng của họ lại chính là nhà bảo hiểm cho họ.

Thứ ba, công ty bảo hiểm tương hỗ chính là sự giao hòa giữa công ty đối nhân

và công ty đối vốn và công ty không nhằm mục đích lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, kết thúc năm tài chính số dư từ các khoản thu so với các khoản chi

không được coi đó là lợi nhuận, khoản này thường được tăng cường cho các quỹ dự trữ, làm cơ sở giảm các khoản thu cho các hội viên trong năm tiếp theo.

Thứ năm, tất cả các hội viên đều bình đẳng, ngay khi ghi tên và nộp các khoản

đóng góp họ có quyền bình đẳng trong các đại hội đồng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và họ có thể được bầu vào hội đồng quản trị. Chính các đặc điểm kể trên giải thích lý do vì sao hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ lại phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Pháp luật một số nước đã có những quy định khá chi tiết đối với loại hình công ty bảo hiểm tương hỗ như Luật giám sát bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức, Luật bảo hiểm Philipin, Luật kinh doanh bảo hiểm của Nhật bản và Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp.

Theo Luật bảo hiểm của Cộng hòa Pháp, thủ tục thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng giống như thủ tục thành lập công ty bảo hiểm cổ phần. Tuy nhiên, trong điều lệ của công ty bảo hiểm tương hỗ bắt buộc phải có danh sách các nghiệp vụ bảo

hiểm sẽ tiến hành, các điều kiện để gia nhập tổ chức và phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm tương hỗ tương đối hẹp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 18/2005/NĐ-CP ngày 24/2/2005 nêu trên thì số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ không thấp hơn 10 thành viên. Trong điều lệ phải ghi rõ các điều khoản mà hội viên phải đóng góp trong năm, quy định các khoản chi phí cho ban lãnh đạo, điều kiện phân chia số dư cho các thành viên hay giảm số đóng góp cho các thành viên vào tài khóa sau.

Đại hội cổ đông của các công ty bảo hiểm tương hỗ bao gồm: hoặc là tất cả các hội viên đã nộp các khoản đóng góp hoặc các đại biểu do hội viên bầu. Trong trường hợp bầu đại biểu, các hội viên có thể được chia thành các nhóm căn cứ vào các loại hợp đồng đã được ký hay tùy theo các tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo nghề nghiệp. Nguyên tắc cơ sở của các công ty bảo hiểm tương hỗ là mỗi hội viên chỉ có một phiếu bầu tại đại hội đồng. Nhằm ổn định hoạt động của công ty, theo quy định của một số nước, trong đó có cộng hòa Pháp thì nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản trị công ty bảo hiểm tương hỗ là 6 năm, còn tại Việt Nam, theo Nghị định 18/2005/NĐ-CP nêu trên thì nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định.

Đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, trong đó có 01 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước, 01 doanh nghiệp liên doanh và 06 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; chưa có một công ty bảo hiểm cổ phần và tương hỗ nào hoạt động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam docx (Trang 31 - 36)