Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu 218343 (Trang 25)

c) Các loại tiết kiệm khác

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng

Hình 1: Trụ sở chính NH TMCP Mỹ Xuyên

- Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên

- Tên giao dịch: MY XUYEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Tên viết tắt: MXBANK

- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0022/NH_GP ngày 12/09/1992.

- Trụ sở MXBank: 248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang.

- Điện thoại: 0763.841706; 0763.843709 - Fax: 0763.841006

- Email: mxbankag@hcm.vnn.vn; mxb@mxbank.com.vn - Ngày thành lập: Ngày 12 tháng 10 năm 1992.

- Lĩnh vực hoạt động: Tài chính ngân hàng.

Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên là Quỹ Tín Dụng Mỹ

Xuyên. Vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989 – 1990, Quỹ Tín Dụng vẫn đứng vững và phát triển. Cho đến 12/10/1992 đã chuyển từ Quỹ

tín dụng sang chính thức thành lập ngân hàng với tên gọi mới là: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN. Trải qua hơn 15 năm hoạt

đáng kể phát triển kinh tế của tỉnh nhà An Giang. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng luôn được phát triển kịp theo tiềm năng và qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của ngân hàng. Cũng như không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để phục vụ Quý khách hàng được tốt nhất. Từ năm 2004 ngân hàng đã được ngân hàng thế giới tài trợ thông qua Dự Án Tài Chính Nông Thôn RDF nhằm phục vụ Chương trình Phát triển Kinh tế Nông Nghiệp Nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang. Tháng 10/2007 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên (MXBank) chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô Thị, MXBank tiếp tục khẳng định định hướng phát triển chủ yếu tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đây là thế

mạnh của ngân hàng được khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại An Giang (chiếm gần 60% tổng dư nợ cho vay).

2.1.2 Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ

Phần Mỹ Xuyên

2.1.2.1 Nguồn nhân lực Các thành viên hội đồng quản trị Các thành viên hội đồng quản trị

- Bà Trần Thị Thanh Thanh: Chủ Tịch - Ông Nguyễn Thanh Trung: Phó Chủ Tịch - Ông Nguyễn Văn Chín: Phó Chủ Tịch - Ông Nguyễn Văn Dũng: Ủy Viên - Bà Nguyễn Thị Lý: Ủy Viên - Ông Nguyễn Đình Lê: Ủy Viên - Ông Lâm Hoàng Lộc: Ủy Viên - Ông Nguyễn Duy Nhứt: Ủy Viên

- Ông Võ Tòng Xuân: Cố Vấn Hội Đồng Quản Trị

Thành viên ban kiểm soát

- Bà Trương Mộng Thu: Trưởng Ban Kiểm Soát - Ông Đỗ Vi Tân: Thành viên

- Ông Đặng Văn Công: Thành viên

Ban tổng giám đốc

- Ông Nguyễn Văn Dũng: Tổng Giám Đốc - Ông Nguyễn Quang Trí: Phó Tổng Giám Đốc - Ông Huỳnh Văn Hiệu: Phó Tổng Giám Đốc

Đại hội đồng cổđông Ban kiểm soát Phòng Kiểm Toán nội bộ Hội đồng quản trị Các Ủy ban trực thuộc HĐQT Ban Tổng Giám Đốc A. Khối kinh doanh A.1 Phòng khách hàng cá nhân A.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp A.3 Phòng ngoại hối và thanh toán quốc tế

A.4 Phòng kinh doanh nguồn vốn

Hình 2: Sơđồ cơ cấu tổ chức của NH TMCP Mỹ Xuyên B. Khối Giám sát - Quản lý B.1 Phòng quản lý rủi ro B.2 Phòng pháp chế C. Khối hỗ trợ nghiệp vụ C.1 Phòng kế toán tài chính C.2 Trung tâm cuộc gọi C.3 Trung tâm thanh toán C.4 Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ.

D. Khối tổ chức, công nghệ và chiến lược

D.1 Phòng nhân sự và đào tạo D.2 Phòng công nghệ thông tin

D.3 Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp

E. Các công ty trực thuộc

- Sở giao dịch - Chi nhánh - Phòng giao dịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.3 Chức năng của từng bộ phận

Hội đồng quản trị

Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát, hoạt động của bộ máy điều hành. Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng Giám Đốc đề nghị. Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của ngân hàng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội cổđông về kết quả kinh doanh, cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây hại cho ngân hàng.

Ban kiểm soát

Kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm tra nội bộ của ngân hàng.

Thẩm định báo cáo tài chính và kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt

động tài chính của ngân hàng khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Đại hội cổđông. Thường xuyên thông báo với Hội đồng Quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổđông.

Ban Tổng Giám Đốc

Điều hành hoạt động ngân hàng Mỹ Xuyên là Tổng Giám Đốc, giúp việc cho Tổng Giám Đốc có một số Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Tổng Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng.

Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng.

Phó Tổng Giám Đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Tổng Giám Đốc trong việc

điều hành mọi hoạt động chung của ngân hàng.

Khối kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện về kế hoạch và chịu trách nhiệm về kinh doanh.

Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức quảng bá những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụđược cung cấp một cách tốt nhất.

Quản lý và khai thác mọi nguồn vốn của ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Triển khai hoạt động đầu tư (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả.

Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay theo đúng quy định của ngân hàng thể lệ của Nhà Nước.

Tham mưu cho ban Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ vay.

Theo dõi đôn đốc việc trả nợ theo sự phân công của ban Tổng Giám Đốc.

Khối giám sát quản lý

Quản lý và giám sát mọi mảng rủi ro liên quan đến hoạt động rủi ro của ngân hàng, bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái…Phát triển chính sách quản lý mọi rủi ro bao trùm mọi lĩnh vực rủi ro của ngân hàng, thiết lập một đơn vị quản trị mọi rủi ro trên toàn hệ

thống với vai trò và trách nhiệm rõ ràng. Xây dựng kỹ năng phân tích rủi ro cần thiết, chuẩn bị cơ sở để xây dựng các thước đo hoạt động, điều chỉnh theo rủi ro, thiết lập những tiêu chí thống nhất về độ rủi ro có thể chấp nhận và tỉ lệ mục tiêu ngân hàng cần đạt được.

Tư vấn về luật cho các qui chế, qui định, các hoạt động kinh tế.

Đại diện pháp lý của ngân hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp, kiện tụng.

Khối hỗ trợ nghiệp vụ

Tổng hợp các số liệu của các phòng ban riêng lẽ, của toàn bộ ngân hàng để lập bảng cân đối tiền tệ hằng ngày, hằng tháng, hằng qúy, báo cáo quyết toán hằng năm.

Báo cáo thống kê phân tích số liệu tham mưu cho ban Tổng Giám Đốc về các vấn đề lãi suất, tín dụng. Có trách nhiệm kiểm soát khối lượng thương mại, ngân phiếu thanh toán, phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ,… Theo dõi thường xuyên các khoản giao dịch của khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng.

Quản lý các tài sản cầm cố, thế chấp các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khối tổ chức - công nghệ và chiến lược

Phòng tổ chức hành chính nhân sự và đào tạo: thực hiện toàn bộ các công tác về hành chính của ngân hàng như: quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm. - Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn bộ công nhân viên ngân hàng.

- Phụ trách lương, xếp khen thưởng, thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chếđộ của Nhà Nước.

Phòng công nghệ thông tin: thường xuyên kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản máy vi tính trong toàn cơ quan, hướng dẫn sử dụng máy đúng theo thao tác kỹ

thuật, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định sử dụng máy trong toàn đơn vị.

- Đảm bảo tuyệt đối bí mật thông tin số liệu của ngân hàng, thực hiện các báo cáo và chương trình theo yêu cầu của luật định.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý. Huấn luyện cho cán bộ công nhân viên sử dụng máy vi tính, biết khai thác chương trình phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê tại các bộ phận nghiệp vụ.

Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp: xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm, khảo sát theo dõi dòng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Theo dõi tiến

độ thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch để có những đề xuất cho ban Tổng Giám

Đốc và Hội đồng quản trị.

2.1.3 Hoạt động của ngân hàng

2.1.3.1 Chức năng của ngân hàng

Ngân hàng hoạt động 2 lĩnh vực chính: Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và Dịch vụ

Ngân hàng Doanh nghiệp.

Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Mỹ Xuyên đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp địa bàn tỉnh An Giang. Hiện nay bao gồm 1 Hội sở, 02 Chi nhánh và 10 Phòng Giao Dịch, 03 Tổ Tín Dụng, 05 Quỹ Tiết Kiệm phủ khắp tỉnh An Giang. Trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.3.2 Mục tiêu của ngân hàng

Gia tăng giá trị Cổđông.

Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho Khách hàng và các Đối tác.

Phấn đấu trở thành Ngân hàng Thương mại chuyên nghiệp đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

2.1.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của ngân hàng

Ngân Hàng Mỹ Xuyên sẽ trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

Với dịch vụ chuyên nghiệp, năng động và nhiệt huyết, Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, luôn gia tăng giá trị cho khách hàng, cổđông và các nhà đầu tư.

Là một Ngân hàng Thương mại chuyên đầu tư phát triển Nông nghiệp - Nông thôn. Đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

2.1.3.4 Hoạt động chính của ngân hàng a) Huy động vốn a) Huy động vốn

Huy động vốn với các loại sản phẩm tiền gửi đa dạng và phong phú:

Tiền gửi thanh toán

- Loại tiền: VND

- Là tiền gửi khách hàng gửi vào tài khoản dùng cho thanh toán giữa các cá nhân hoặc tổ chức và hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

- Loại tiền: VND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quý khách hàng có thể gửi tiền với lãi suất cao và rút ra bất cứ lúc nào khi cần.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Loại tiền: VND

- Tiền gửi của khách hàng trong tài khoản tiết kiệm có mức lãi suất ứng với kỳ

hạn mà khách hàng lựa chọn.

Tiền gửi tiết kiệm bậc thang

- Loại tiền: VND

- Là loại tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn tăng tương ứng theo loại kỳ

hạn và mức tiền mà khách hàng gửi.

Đối tượng khách hàng

- Cá nhân người Việt Nam.

- Người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tục và điều kiện

- Cá nhân Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.

- Cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu hoặc Visa ở Việt Nam (còn hiệu lực), có thời gian cư trú trên 12 tháng.

- Các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tiện ích

- Khả năng sinh lời cao.

- Thế chấp sổ tiết kiệm cho vay.

- Được ngân hàng xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài.

- Được mua bảo hiểm tiền gửi.

b) Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân Cho vay sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi Cho vay sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi

Đối tượng khách hàng: Các cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện phương án sản xuất nông nghiệp.

Mục đích vay vốn:

- Trồng trọt (trồng lúa, trồng bắp, các loại rau củ, ….): đáp ứng nhu cầu mua giống, vật tư nông nghiệp, máy cày, máy gặt đập liên hợp, chi phí cải tạo đất …

- Chăn nuôi (nuôi heo, bò, cá tra, cá basa, cá lóc, tôm, baba …): đáp ứng nhu cầu mua giống, thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, chi phí cải tạo ao hầm, thuê nhân công ….

Mức cho vay: Thỏa mãn nhu cầu vốn thực hiện phương án nhưng không vượt quá quy định về giá trị tài sản đảm bảo.

Thời hạn cho vay: Tùy theo phương án sản xuất nông nghiệp, thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn đến 12 tháng hoặc trung hạn từ 12 đến 36 tháng.

Phương thức trả nợ: Cuối kỳ hoặc phân kỳ phù hợp với thời điểm thu hoạch.

Tài sản đảm bảo: Gồm quyền sử dụng đất nông nghiệp thổ cư hay tài sản có giá trị khác thuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc tài sản của bên bảo lãnh cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay phi nông nghiệp: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, mở rộng mặt bằng, nhà xưởng, mua thêm trang thiết bị …

Tài sản thế chấp: quyền sử dụng đất nông nghiệp_thổ cư, quyền sở hữu nhà….. Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Có thể trả góp (hàng tháng, hàng quý), phân kỳ, cuối kỳ.

Cho vay trả góp: Tiểu thương, cán bộ công nhân viên, cá nhân

Cho vay góp phố chợ: Đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh cho các hộ tiểu thương mua bán tại các dãy phố, chợ.

- Không cần tài sản thế chấp.

- Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. Trả nợ góp (ngày, tuần, ½ tháng, tháng).

Cho vay tiêu dùng: Đáp ứng nhu cầu mua sắm các vật dụng, phương tiện sinh hoạt trong gia đình của cán bộ công nhân viên, bác sĩ.

- Không cần tài sản thế chấp.

- Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Trả nợ góp hàng tháng.

Cho vay mua sắm phương tiện:

- Mua xe ôtô, xe môtô, xe tải…

- Tài sản thế chấp chính là giấy tờ xe mới mua, quyền sử dụng đất nông nghiệp_thổ cư, quyền sở hữu nhà.

- Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Trả nợ góp hàng tháng

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiền gửi

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư chứng khoán… - Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng. Trả cuối kỳ.

c) Thực hiện các dịch vụ chuyền tiền và chi trả kiều hối d) Các hình thức bảo lãnh của NH TMCP Mỹ Xuyên

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh thanh toán.

- Bảo lãnh bảo hành.

Một phần của tài liệu 218343 (Trang 25)