- Sinh trưởng tôm: Thu thập trực tiếp qua các lần cân, đo với mẫu ngẫu nhiên là 30 con/lần kiểm tra, 7 ngày/lần Đo chỉ số dài thân tôm bằng thước chia
thì sự chênh lệch này là không đáng kê.
Theo Nguyễn Trọng Nho, 1994 về nhiệt độ nước trong ao nuôi tôm và
Nguyễn Đình Trung, 2004 thì khoảng dao động nhiệt độ trên không gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, tôm có thể phát triển bình thường.
3.1.2. Oxy hòa tan
Oxy là yếu tố hưởng trực tiếp đến đời sống của tôm cũng như các sinh vật khác trong ao nuôi. Một ao nuôi ở hệ thống nuôi thâm canh năng suất cao thì việc duy trì hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết đê đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho tôm. Oxy được đo hằng ngày nhằm theo dõi, đánh giá khả năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thức ăn của tôm.
Qua số liệu thu thập trong các công thức cho thấy:
Nông độ oxy hòa tan trong các ao trong công thức là khá cao đó là do một số nguyên nhân như: cỡ tôm trong ao còn bé lượng tiêu thụ oxy chưa lớn, các nhân tố tiêu hao oxy như nông độ chất hữu cơ dư thừa chưa nhiễu. Trong thời
gian đầu thì nồng độ oxy chưa cao lắm và sự chệnh lệch giữa buổi sắng và
buôi chiều là không lớn nhưng càng về sau do các yếu tô như: Kích cỡ tôm lớn, táo phát triển mạnh làm cho sự chênh lệch này xảy ra rõ ràng hơn. Tuy vậy với nồng độ oxy hòa tan như vậy thì chưa ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Trong thời gian tới khi kích cỡ tôm lớn hơn đồng thời
các chất tồn dư nhiều thì việc nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong ao là rất cần thiết tránh những tác động xấu cho tôm nuôi.
3.1.3. PH
pH được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường nước do sự biến động của pH ánh hướng đến những chỉ tiêu khác, sự thay đối bất thường của pH có thể gây những tác hại cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. pH quá cao hay quá thấp hoặc biến động lớn trong ngày đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm. Sự biến động pH là do sự quang hợp của tảo, sự dư thừa thức ăn, tảo tàn, phân hủy chất hữu cơ tôn đọng. pH được theo dõi 2 lần hăng ngày từ đầu đến cuối vụ nuôi.
Theo Nguyễn Thức Tuấn, 2007 thì pH thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển trong khoảng 7,7 — 8,3.
Theo Nguyễn Trọng Nho, 1994 về khoảng dao động pH trong ao nuôi tôm. Qua bảng số liệu biến động pH trong ao nuôi trong các công thức ta thấy: Trong các công thức thì pH tương đối ôn định, có sự sai khác giữa các ao trong nghiệm thức và các ao trong cùng công thức tuy có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kế giữa các nghiệm thức và đều nằm trong giới hạn cho phép để tôm sinh trưởng bình thường. pH trong các nghiệm thức hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của tôm và tương đồng với một số công trình nghiên cứu trước đây.
3.1.4. Độ trong
Độ trong biểu hiện hàm lượng vật chất vô cơ và hữu cơ trong ao vì vậy đây là
chỉ tiêu để đánh giá mức độ dinh dưỡng và tình trạng ao nuôi. Dựa vào chỉ số
độ trong có thể nhận định được tình trạng các yếu tố môi trường trong ao. Chỉ số độ trong được đo theo từng đợt 10 ngày và được thu thập, xử lý trong bảng.
Theo Nguyễn Thức Tuấn, 2007 về độ trong trong ao nuôi.