0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Vùng phủ sóng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌM HIỂU VỀ MẠNG KHÔNG DÂY VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN MẠNG KHÔNG DÂY DOCX (Trang 26 -28 )

1. CÔNG NGHỆ VÀ CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MẠNG TRUY NHẬP

3.1.3. Vùng phủ sóng

Khi triển khai một mạng vô tuyến “indoor”, việc xác định vùng phủ sóng là một vấn đề

cơ bản. Vùng phủ sóng được xác định qua khoảng cách mà một mạng vô tuyến có thể

phát và thu ở một tốc độ cho trước theo các nguyên tắc hoạt động trong băng tần của nó.

Có sự nhầm lẫn khi cho rằng băng tần hoạt động của hệ thống càng cao thì vùng phủ

sóng càng nhỏ. Thực sự điều này chỉ đúng đối với môi trường “outdoor” hay các môi trường không gian tự do. Môi trường “indoor” thường có nhiều vật cản hay các vật hấp thụ sóng vô tuyến, do vậy không thể sử dụng mô hình không gian tự do để việc xác

định vùng phủ sóng của mạng vô tuyến “indoor”.

Vùng phủ sóng của mạng sẽ quyết định và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định chi phí và dung lượng của hệ thống tức là ảnh hưởng đến tốc độ truy nhập.

Việc phân tích, xác định vùng phủ sóng của một mạng vô tuyến “indoor” dựa trên các biến và tham số của hệ thống và mô hình suy hao đường truyền tín hiệu cho các mạng vô tuyến

Các tham số hệ thống: vùng phủ sóng được tính toán dựa trên giá trị công suất phát xạ cực đại cho phép (giá trị EIRP) và độ nhạy thu danh định.

- Nguyn Khánh Trình - Lp Cao hc CNTT 2004 - ĐHBKHN -

Mô hình suy hao đường truyền tín hiệu: vùng phủ sóng của một mạng vô tuyến trong môi trường “indoor” có khác biệt đáng kể so với môi trường “outdoor”. Việc xác

định vùng phủ sóng này được dựa trên mô hình suy hao công suất phát (suy hao này là do bị hấp thụ bởi các vật cản trong môi trường). Biên độ suy hao được đo nhiều lần và

được sử dụng để điều chỉnh trong các mô hình suy hao đường truyền của môi trường không gian tự do nhằm tăng độ chính xác trong việc xác định suy hao đường truyền tín hiệu đối với môi trường “indoor”, qua đó sẽ xác định chính xác hơn vùng phủ sóng của mạng.

Mô hình suy hao đường truyền tuyến tính được chọn để mô tả suy hao đường truyền trong trường hợp máy phát và máy thu trong cùng một tầng. Theo mô hình này, suy hao đường truyền của môi trường “indoor” (tính theo dB) được xác định bằng suy hao

đường truyền của không gian tự do cộng với một hệ số biến đổi theo cự ly. Hệ số này

được xác định thông qua các thử nghiệm thực tế. Kết quả là suy hao đường truyền tín hiệu trung bình được tính theo công thức sau:

( , )[ ] FS( , ) .

PL d f dB =PL d f +a d (1.1)

với dlà khoảng cách tính theo đơn vị mét, f là tần số, PLFS là suy hao đường truyền của không gian tự do và a là hệ số suy giảm. Thông thường, a có giá trị bằng 0,47 [dB/m] Vùng phủ sóng của mạng: sẽđược xác định thông qua giá trị d trong công thức trên với suy hao đường truyền được xác định theo công thức sau với giá trị của các biến và tham số tương ứng với các băng tần khác nhau.

Pr[dB]=Pt dB[ ]+Gt dB[ ]−PL d f dB( , )[ ]+Gr dB[ ] (1.2) với Pr [dB] là công suất thu tối thiểu đáp ứng yêu cầu PER/FER

Pt [dB] là công suất phát cực đại cho phép

- Nguyn Khánh Trình - Lp Cao hc CNTT 2004 - ĐHBKHN -

Gr [dB] là tăng ích anten thu

PL(d,f) [dB] là suy hao đường truyền của môi trường “indoor”.

Một vấn đề khác nữa là mỗi một điểm truy nhập trong mạng chia sẻ một băng tần cố định cho tất cả các đối tượng sử dụng kết nối đến nó. Do vậy vấn đề quan trọng là cần phải đảm bảo cài đặt số điểm truy nhập hiệu quả cho một lượng đối tượng sử dụng và lưu lượng mong muốn. Tức là cần phải cân bằng giữa vùng phủ sóng với tốc độ truy nhập của hệ thống. Để có thể giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu về mật độ

người sử dụng trong khu vực lắp đặt, và phải dự báo về khả năng mở rộng phát triển của hệ thống cũng như dự báo nhu cầu của người sử dụng trong khu vực này trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: TÌM HIỂU VỀ MẠNG KHÔNG DÂY VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN MẠNG KHÔNG DÂY DOCX (Trang 26 -28 )

×