THỂ CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINHT Ế:

Một phần của tài liệu Phân tích tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 (Trang 29 - 30)

Theo Douglass North - một nhà kinh tế học hàng đầu về thể chếđã định nghĩa thể chế

“ những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người hình thành nên mối quan hệ qua lại giữa con người” (North, 1998). Lý thuyết về các thể chế của North được xây dựng dựa trên lý thuyết về hành vi ứng xử của con người (động cơ thúc đẩy và mơi trường) và lý thuyết về chi phí giao dịch. Thể chế bao gồm các thể chế chính thức

(formal institutions) và phi chính thức (informal institutions). Thể chế chính thức là những ràng buộc được chế tài bởi nhà nước như hiến pháp, luật, các qui định; thể chế phi chính thức là những ràng buộc khơng thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, qui tắc hành xử, văn hĩa,…

Vai trị của thể chế là làm giảm tính bất định và rủi ro của các giao dịch kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế thơng qua trao đổi, tăng kinh tế quy mơ và tăng cường phân cơng lao động. Theo North (1990), các cá nhân tham gia giao dịch thường khơng cĩ đủ thơng tin (asymmetric information). Do đĩ, sẽ cĩ các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch (transaction costs). Các chi phí bao gồm như chi phí tìm kiếm xem cĩ loại hàng hĩa và dịch vụ gì đang cĩ trên thị

trường, giá cả của chúng, các đặt tính của hàng hĩa, các quyền về tài sản được giao dịch, mức

độ tin cậy của các đối tượng giao dịch, cơ chế thực thi và giám sát thực hiện hợp đồng… Tất cả các chi phí này cĩ liên quan chặt chẽđến thể chế. Ví dụ như một thể chế khơng tốt sẽ làm cho chi phí thực thi hợp đồng rất cao và như vậy sẽ khơng khuyến khích các giao dịch kinh tế.

Một ảnh hưởng khác của thể chế lên tăng trưởng kinh tế là một cấu trúc thể chế sẽ tạo ra một cấu trúc khuyến khích (incentive structure) nhất định, ảnh hưởng quyết định đến

Học viên cao học: Nguyễn Thị Bích Hồng

việc phân bổ tài nguyên vốn con người theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế. Nếu một cấu trúc thể chế khuyến khích cá nhân đầu tư vào một cái gì đĩ mà cĩ lợi cho anh ta, trong khi tổng thể thì khơng cĩ lợi cho xã hội thì thể chế đĩ là khơng tốt cho phát triển kinh tế. Tham nhũng là một ví dụ vì tham nhũng làm tăng lợi ích của kẻ tham nhũng nhưng cĩ thể

làm phương hại nghiêm trọng đến lợi ích xã hội. Cần xác định là tài năng và vốn con người trong xã hội là một nguồn lực khan hiếm, do đĩ sự phân bổ nguồn lực này như thế nào cĩ ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển kinh tế. Baumol (1990, 1993) cho rằng khi cơ cấu thể

chế khơng khuyến khích tài năng kinh doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi (rent-seeking) thì tăng trưởng kinh tế sẽ thấp đi. Do vậy, một cơ cấu thể chế

khuyến khích tài năng và sáng tạo phục vụ sản xuất là vơ cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế.

Nhìn chung, dựa vào 1 số nghiên cứu thực nghiệm của Knack and Keefer (1995), Mauro (1995), Sachs and Warner (1997), Sala-i-martin (1997)…. cho thấy là chất lượng thể

chế là một yếu tố quan trọng giải thích về sự khác biệt kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia với nhau. North kết luận nước nào cĩ chất lượng thể chế tốt thì thường cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.Đểđo lường chất lượng thể chếở các nước, các tác giả Knack và Keefer (1995) dùng bốn biến đại diện sau: 1.Tham nhũng (corruption), 2. Chất lượng bộ máy hành chính (bureaucratic quality), 3. Tuân thủ luật pháp (rule of law), 4. Bảo vệ quyền về tài sản (security of property rights).

Tổ chức nhà nước và nền kinh tế cĩ quan hệ qua lại 1 cách khăng khít với nhau. Hệ

thống những giới hạn thể chế xác định mối quan hệ trao đổi giữa Tổ chức nhà nước và nền kinh tế, và do đĩ quy định cách vận hành của hệ thống chính trị/kinh tế. Trong thế giới hiện

đại, phần của tổng sản phẩm quốc dân thơng qua tay chính phủ và những cơng cụ điều tiết luơn thay đổi và được áp dụng mọi nơi là yếu tố then chốt đối với hoạt động kinh tế.

Vai trị của Nhà nước rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

nhất là thơng qua đầu tư cơng, khuyến khích các ngành chủ lực phát triển tạo ra sự liên kết

đầu tưđa ngành. Đầu tư cơng thơng qua đầu tư cơ sở hạ tầng là 1 dạng đầu tư rất quan trọng,

đĩ là đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật hay các dự án cơng cộng do Nhà nước đảm nhận . Đầu tư cơng cĩ 1 tác động rất quan trọng là thúc đẩy đầu tư tư nhân (crowding-in effect) vì việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ cơng cộng do đầu tư cơng cộng sẽ mang lại mơi trường đầu tư thuận lợi, dễ dàng hơn cho đầu tư tư nhân và cĩ thể giảm bớt đáng kể chi phí

đầu tư….. và do vậy làm cho nhiều dự án đầu tư tư nhân trở nên khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 (Trang 29 - 30)