KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 223968 (Trang 52 - 55)

W U X

1. KẾT LUẬN:

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng công thương An Giang cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Là ngân hàng thương mại, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng công thương An Giang còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế tỉnh nhà.

Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng công thương An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước.

Mặc dù tình hình kinh tế trong tỉnh ít bị biến động lớn trong những năm qua, tuy nhiên sự đồng thời xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng trên cùng địa bàn đã đặt ngân hàng vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những doanh nghiệp thành đạt vẫn còn nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định phân tích cho vay cũng như mở rộng tín dụng của ngân hàng. Nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khá qua từng năm, cụ thể năm 2001 dư nợ là 363.948 triệu đồng, năm 2002 dư nợ đạt 481.783 triệu đồng và năm 2003 dư nợ đạt 608.320 triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc ngân hàng trong quá trình thực hiện chức năng của mình.

Việc thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc trong những năm qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng phân loại đối tượng đầu tư,có sự

sàng lọc khách hàng loại dần những khách hàng yếu kém về tài chính từ đó mà ngân hàng đã đầu tư vốn đúng đối tượng, các đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời ít có nợ quá hạn. Tuy nhiên, trong năm 2002 nợ quá hạn tăng cao là do tập trung dư nợ quá lớn vào Công ty lương thực An Giang nhưng đơn vị này kinh doanh thua lỗ nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao trong năm này và qua năm 2003 tuy có giảm nhưng vẫn còn cao.

Từ những thành quả đã đạt được làm cho lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.

2. KIẾN NGHỊ:

Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương An Giang.

- Cần quan tâm hơn nữa yếu tố nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng công thương An Giang là tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ với quy mô lớn, thực trạng trong những năm qua yếu tố này còn ở mức độ khá cao góp phần ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Vì thế ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để đưa yếu tố này càng nhỏ và vào thế ổn định trong tương lai.

- Bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có sự thoả mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng, Ngân hàng công thương An Giang cần thông báo và quảng cáo để nhiều người biết dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo thêm uy tín cho ngân hàng.

- Cần tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế việc đầu tư quá lớn vào một số khách hàng để phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây là hoạt động có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả cấp

tín dụng như hiện nay, chi nhánh cần quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng ít rủi ro và giảm bớt sức ép lên tăng trưởng tín dụng.

- Ngân hàng nên mở rộng cho vay hợp tác xã, chủ động tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng là các hợp tác xã về những điều kiện, những qui định cần phải thực hiện để được vay vốn ngân hàng cũng như tạo sự tín nhiệm đối với ngân hàng. Một trong những yếu kém của hợp tác xã là năng lực lập dự án sản xuất kinh doanh khả thi kém nên khó vay vốn được ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã ở khâu lập dự án, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu 223968 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w