Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu _ho_n_thi_n_v_ph_t_tri_n_ho_t_ng_thanh_to_n_xu_t_nh_p_kh_u_b_ng_ph_ng_th_c_nh_thu_v_chuy_n_ti_n_t_i_s_giao_d_ch_i_ng_n_h_ng_u_t_v_ph_t_tri_n_vi_t_nam (Trang 48 - 49)

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ PHƯƠNG THỨC

3. Phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động của NHTM trên thị trường Tài chính Quốc tế mang tính cạnh tranh cao. Tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới, một phương án quản lý hay kinh doanh tối ưu là nhằm tăng trưởng ưu thế cạnh tranh. Song những cái mới đó xuất hiện đều dễ bị bắt chước một cách nhanh chóng và thế là lợi nhuận tăng thêm đó sẽ bị triệt tiêu. Nguồn lực tạo ưu thế cạnh tranh là cần có những bộ phận chuyên khai thác thông tin và đổi mới kịp thời trước các đối thủ cạnh tranh.

Để trở thành một Ngân hàng luôn đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả, những cán bộ và nhân viên Ngân hàng, nhất là người đứng đầu các bộ phận phải có trách nhiệm cao, làm việc với động cơ vì sự thành đạt của Ngân hàng, trình độ nghiệp vụ cao, hiểu biết và có khả năng xử lý nhiều loại hình giao dịch, có khả năng giao tiếp tốt và biết nhiều ngoại ngữ. Để làm được điều đó, các Ngân hàng nói chung và SGD I – NHĐT&PTVN nói riêng cần phải có chế độ làm việc, khuyến khích tặng thưởng, đề bạt nhân sự phù hợp. Nghiên cứu để sớm áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng , động viên toàn bộ cán bộ

phát huy hết khả năng góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh doanh của Sở. Tuy nhiên, quan trọng hơn tất cả là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của Sở. Việc đào tạo chuyên môn của Sở nói chung và của phòng Thanh toán Quốc tế nói riêng sẽ là bước đâù cho việc áp dụng những hình thức giao dịch thanh toán mới. Việc đào tạo cần quan tâm đến kiến thức mới của kinh tế thị trường như: Marketting ngân hàng, phân tích hoạt động kinh doanh Ngân hàng, dự đoán rủi ro có cơ sở khoa học, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chính khách hàng mà còn củng cố thêm vị trí của Sở trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

Đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cũ, đào tạo bổ sung kiến thức cho nhân viên mới tuyển dụng.

Đa dạng hoá hình thức đào tạo: thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cử cán bộ đi học nâng cao.

Tổ chức các buổi hội thảo nhằm truyền đạt kinh nghiệm trong xử lý tình huống.

Tổ chức các kì thi sát hạch kiểm tra và tuyển chọn cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu _ho_n_thi_n_v_ph_t_tri_n_ho_t_ng_thanh_to_n_xu_t_nh_p_kh_u_b_ng_ph_ng_th_c_nh_thu_v_chuy_n_ti_n_t_i_s_giao_d_ch_i_ng_n_h_ng_u_t_v_ph_t_tri_n_vi_t_nam (Trang 48 - 49)