Xu hướng chung thế giới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp xã đông thành huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 34)

Công thức để tính năng suất lao động trong nông nghiệp như sau Trong đó :

- yA là năng suất lao động nông nghiệp

- YA là giá trị tổng sản lượng nông nghiệp

- LA là số lượng lao đông nông nghiệp Phương trình trên có thể viết dưới dạng :

Trong đó La là diện tích đất nông nghiệp.

Như vậy năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào : - Năng suất đất (YA/La)

- Quy mô diện tích đất nông nghiệp trên một lao động (La/LA)

A A A L Y y = A a a A A L L L Y y = ∗

Con đường tăng năng suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới trong lịch sử cho thấy dịch chuyển theo hướng như trong hình 4.

Hình 4: Con đường tăng năng suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới

Trong thời kỳ đầu phát triển nông nghiệp năng suất lao động nông nghiệp tăng chủ yếu tăng diện tích đất nông nghiệp. Dân số còn thấp so với quy mô đất, nên công nghệ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là quãng canh và sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích. Đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động xuất phát từ điểm A rồi dịch chuyển theo hướng đi lên.

Do tài nguyên đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số không ngừng tăng lên do đó để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng trong nông nghiệp thì công nghệ được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ mới chủ yếu trong giai đoạn này là sử dụng giống mới, sử dụng các loại phân hóa học và thủy lợi. Công nghệ này làm tăng sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích và thâm dụng lao động. Do đó

Năng suất ruộng đầ

t Đất/Lao đ ä B C A

đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động dịch chuyển đi lên và hướng về phía bên trái tại điểm B.

Giai đoại phát triển cao, dưới tác động của sự phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp hút nhanh lao động nông nghiệp, trong nông nghiệp áp dụng công nghệ cơ giới hóa. Công nghệ này có thể làm cho ít lao động hơn nhưng có thể tiến hành trên nhiều đơn vị đất nông nghiệp hơn. Đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp dịch chuyển từ điểm B đến điểm C theo hướng lên trên và đi về phía bên phải.

2.3.2. Phân tích xác định các yếu tố tác động đến năng suất lao động tại huyện Bình Minh:

2.3.2.1. Xu hướng dịch chuyển năng suất lao động Huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long

Hình 5: Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động huyện Bình minh 94 96 98 100 102 104 106 0.99 1 1.01 1.02 1.03 1.04 1.05 1.06 Chỉ số đất - lao động (%) Chỉ số nă ng suấ t ruộ ng đấ t (%) 2000 2001 2002 2003 (Bảng số liệu xem phụ lục số 7)

Đồ thị biểu diễn xu hướng dịch chuyển năng xuất lao động (NSLĐ) nông nghiệp của huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long có xu hướng khác với của xu

hướng chung của thế giới, có thể chia đường xu hướng làm 3 giai đoạn tương ứng với các mốc thời gian như sau :

- Từø năm 2000-2001 : Năng suất lao động dịch chuyển từ điểm A đến điểm B. Trong thời gian này, năng suất lao động giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất ruộng đất thấp và hệ số đất – lao động cao.

- Từ năm 2001-2002 : Năng suất lao động dịch chuyển theo xu hướng tăng lên, năng suất lao động còn giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất ruộng đất và hệ số đất - lao động tăng. Thực sự trong giai đoại này huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long khuyến khích cho nông dân mở rộng diện tích sản xuất và chăn nuôi gia súc gia cầm, giúp đỡ vốn trong sản xuất nông nghiệp (Theo chương trình khuyến nông vào sản xuất nông nghiệp), cho nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vườn cây ăn trái từ vườn tạp lên vườn chuyên và trồng một loại cây ăn trái có giá trị cao như Bưởi 5 roi, xoài cát hòa lộc, sầu riêng, ... Năng suất lao động nông nghiệp tăng dần do nâng cả năng suất ruộng đất và hệ số đất - lao động.

- Từ năm 2002 – 2003 : Năng suất lao động nông nghiệp tăng do tăng năng suất ruộng đất trong khi hệ số đất/lao động giảm. Trong thời gian này nông dân đã ứng dụng như mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng sản lượng nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích và thâm dụng lao động như kỹ thuật nuôi, trồng một loại cây, cây có triển vọng để ứng dụng vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế như : kỹ thuật trồng cây sầu riêng, cây có múi, nấm rơm, trồng dưa hấu, và kỹ thuật chăn nuôi gà, bò, dê . . . thông qua các chương trình khuyến nông của huyện hoặc Tỉnh, Huyện đã chỉ đạo từng địa phương nên khắc phục khó khăn, trở ngại, sớm có quy hoạch từng vùng, từng loại giống lúa màu phù hợp với điều kiện và yêu cầu sản xuất của nông dân, hỗ trợ, chuyển giao nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ

giá thành sản phẩm. Do đó, đường biểu diễn tăng trưởng năng suất lao động dịch chuyển đi lên về bên trái tại năm 2003.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp xã đông thành huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)