Giải pháp xử lý các vi phạm – các biện pháp chế tà

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện vấn đề về công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 71)

- BCTC trong CBTT phải là BCTC hợp pháp, tức là có đầy đủ con dấu và chữ ký trong trường hợp là BCTC giữa niên độ.

3.2.5. Giải pháp xử lý các vi phạm – các biện pháp chế tà

Đơn vị trực tiếp theo dõi giám sát, thanh tra các tổ chức cá nhân hoạt động trên TTCK hiện nay do Ban thanh tra UBCKNN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBCKNN, văn bản quy định về công tác này là Nghị định 36/2007/NĐ-CP, ngày 8-3-2007 của Chính phủ và Thông tư 97/2007/TT-BTC, ngày 8-8-2007 của BTCvề việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

Thực trạng chấp hành CBTT là BCTC thường niênđang xảy ra nhiều vấn đề như hiện nay, nguyên do chính một phần cũng vì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm chưa được rốt ráo, đến nơi đến chốn, tình hình thực tế là các CTCP tăng lên ngày càng nhiều, khối lượng công việc lớn, nhân sự thanh tra lại mỏng, tình hình sai phạm diễn biến ngày một phức tạp, mặt khác hệ thống văn bản luật pháp về chứng khoán còn chưa đồng bộ, nhất là trong lĩnh vực phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ đối với các CTCP chưaphải là công tyđại chúng.

Ngoài các lý do trên thì biện pháp chế tài hiện nay cũng chưa có tác động tích cực, hình thức xử lý, mức chế tài là phạt tiền theo khung quy định như hiện nay là quá nhẹ, không đủ tính răn đe. Căn cứ vào báo cáo xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK năm 2008 thì mức thấp nhất là 10 triệu đồng và mức cao nhất là 100 triệu đồng, trong đó phổ biến là mức phạt 20 đến 30 triệu đồng, so

với giá trị của những vụ việc vi phạm, mức phạt này là quá nhẹ, và chủ yếu là phạt vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán mà thôi.

Giải pháp xử lý trong công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát cần phải được xem là quan trọng, không thua kém việc xây dựng môi trường kinh doanh trên TTCK, môi trường kinh doanh có được bình đẳng, minh bạch, lành mạnh hay không, ảnh hưởng phần lớn từ chỗ pháp luật có được thực thi nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội, đồng thời các biện pháp chế tài phải có đủ tính răn đe, chế ngự các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh hay không.

Ngoài ra cách xử lý thông tin phải nhanh chóng, kịp thời, thông tin xử lý còn phải được công bố rộng rãi trong công chúng, nếu có các biện pháp khắc phục hậu quả thì các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm phải cam kết, công bố kết quả việc khắc phục hậu quả trong thời gian bao lâu và phải thực hiện đúng theo cam kết trên.

Mặt khác các biện pháp chế tài như phạt tiền, nên tính theo phần trăm (%) giá trị của các vụ vi phạm, có quy định mức tối đa và tối thiểu, nhằmlinh hoạt hoá biện pháp chế tài phù hợp vớitốc độ phát triển chung về giá trị giao dịch trên thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện vấn đề về công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)