Lập kế hoạch sản xuất của Nhà máy theo kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÌ (Trang 27 - 29)

kinh

doanh của Nhà máy và theo sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Nhà máy.

- Phụ trách về kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong quy trình sản xuất.

- Theo dõi tiến độ sản xuất toàn Nhà máy, nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo Nhà máy điều chỉnh, bổ sung kịp thời những phát sinh trong quá trình sản xuất.

- Kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất ra sản phẩm của các phân xưởng để đảm bảo quy trình, kế hoạch sản xuất của Nhà máy.

3.2.6. phòng Kinh doanh.

- Thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho Nhà máy.

- Tìm kiếm khách hàng, đại lý, phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Xây dựng và trình Giám đốc Nhà máy chiến lược kinh doanh để phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tiến hành hoạt động marketing, quảng cáo và nghiên cứu thị trường.

3.2.7. Các phân xưởng sản xuất.

Bao gồm các phân xưởng: Chộn, cán; Hấp, chiên; Làm nguội, đóng gói. Các phân xưởng thực hiện các quy trình sản xuất để làm ra sản phẩm Quy trình công nghệ làm ra sản phẩm.

Bột Mỳ được nhập từ thị trường trong nước và một số nước khác chủ yếu là trung quốc. Được đưa vào máy chộn, chộn đều có nước và một số gia vị khác đảm bảo độ dẻo và các thành phần cần thiết. Khi chộn song sẽ được chuyển sang máy cán để tạo sợi và phân chia thành từng bánh. Khi cán song sẽ được chuyển vào lò hấp để làm chín Mỳ. Để đảm bảo độ cứng và mầu sắc trước khi đóng gói thì Mỳ sẽ được chuyển sang lò để chiên. Khi qua lò chiên song Mỳ sẽ được chuyển qua bộ phận làm nguội gồm quạt gió và sau đó ra lò sẽ được đóng gói và chở thành thành phẩm.

Biểu 3: Sơ đồ quy trình sản xuất ra sản phẩm.

Bột Mỳ Chộn Cán Hấp Chiên Làm nguội Đóng gói

Nguồn: Phòng quản lý sản xuất Nhà máy.

3.3. Đặc điểm sản phẩm và sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Nhà máy sản xuất Mỳ bắt đầu sản xuất từ cuối năm 2003 cho ra sản phẩm đầu tiên phụcvụ thị trườngvào thời điểm đó và lấy thương hiệu mio.

Do nhận thấy nhu cầu về thực phẩm của người tiêu dùng là rất cao và trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thị trường Công ty Cổ phần Thái Bình Dương quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất Mỳ gói.

Gói mỳ mio có kích thước tương tự gói mỳ Hảo Hảo tuy nhiên màu sắc và hương vị sản phẩm thì không giống với bất kỳ sản phẩm Mỳ nào trên thị trường.

Từ khi đi vào sản xuất và cung ứng sản phẩm đầu tiên trên thị trường tới nay mỳ mio đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều sản phẩm mỳ khác như Hảo Hảo; MiLikét…Tuy nhiên cho tới nay mỳ mio vẫn có một chỗ đứng nhất định và ngày càng vươn lên trên thị trường trong và ngoài nước.

Mỳ sản xuất ra sẽ được tiêu thụ chủ yếu qua hai đường là: Tiêu thụ tại các đại lý của nhà máy trên nhiều vùng của cả nước như đại lý tại Hà Nội, tại Ninh Bình, tại Thanh Hoá, tại Đà Nẵng Và tại Bình Dương; Tiêu thụ xuất khẩu, hiện nay sản phẩm mỳ mio đã có mặt tại Trung Quốc, Nhật Bản, Lào và một số nước khác.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÌ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w