Thực trạng hiệu quả kinh doanh khách sạn ĐLHN

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 53 - 57)

1 Trưởng phòng, trưởng bộ phận 0,4 2Trợ lý; phó phòng, phó bộ

2.2.3.Thực trạng hiệu quả kinh doanh khách sạn ĐLHN

Trong thực tế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay của khách sạn đều được phân tích dựa trên kết quả hoạt động cuối cùng của doanh thu, lợi nhuận,…

Biểu số 2.16: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Điện Lực

STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 +/- % +/- % 1 Tổng doanh thu Trđ 9166.92 9312.84 9433.89 145.92 101.59 121.05 101.30 DT lưu trú Trđ 5200.71 5320.34 5390.22 119.63 102.30 69.88 101.31 Tỷ trọng % 56.73 57.13 57.14 0.40 0.01 100.01 DT ăn uống Trđ 2470.37 2490.44 2582.55 20.07 100.81 92.11 103.70 Tỷ trọng % 26.95 26.74 27.38 -0.21 0.63 102.37 DT dịch vụ khác Trđ 1495.84 1502.06 1461.12 6.22 100.42 -40.94 97.27 Tỷ trọng % 16.41 16.13 15.49 -0.28 -0.64 96.03 2 Tổng chi phí Trđ 6477.52 6489.06 6499.52 11.54 100.18 10.46 100.16 Tỷ suất chi phí % 70.66 69.68 68.90 -0.98 -0.78 98.88 3 Lợi nhuận Trđ 2689.4 2823.78 2934.37 134.38 105.00 110.59 103.92 Tỷ suất lợi nhuận % 29.34 30.32 31.10 0.98 0.78

4 Tổng số lao động Người 90 92 95 2 102.22 3 103.265 TL bìnhquân Trđ 1.35 1.43 1.505 0.08 105.93 0.08 105.24 5 TL bìnhquân Trđ 1.35 1.43 1.505 0.08 105.93 0.08 105.24 6 Tổng qũi lương Trđ 1504.8 1607.9 1820.5 103.1 106.85 212.6 113.22

(Nguồn: Báo cáo tổng kết khách sạn Điện Lực năm 2005,2006,2007)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của khách sạn năm 2006 tăng 1.59% tương ứng với tăng 145.92 triệu, năm 2007 tăng 1.3% tương ứng với 121.05 triệu đồng và điều đó chứng tỏ khách sạn đang trên đà hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên con số còn rất thấp, mà biểu hiện cụ thể là:

Năm 2006

Doanh thu lưu trú: tăng 2.3% tương ứng với tăng 119.63 triệu đồng. Doanh thu ăn uống mặc dù tỉ trọng giảm nhưng doanh thu vẫn tăng 20.07 triệu.

Còn doanh thu về các dịc vụ khác năm 2006 cũng tăng lên 6.22 triệu mặc dù tỉ trọng có giảm xuống 0.28%.

Doanh thu lưu trú cũng được tăng, mặc dù tốc độ có giảm so với thời kì 2006/2005. Doanh thu lưu trú đã tăng một lượng tuyệt đối là 69.88 triệu đồng tương ứng với 1.31%.

Doanh thu ăn uống tăng một lượng đáng kể 92.11 triệu đồng tương ứng với 3.7%.

Còn doanh thu về các dịch vụ phụ trợ khác đã giảm 40.94 triệu tương ứng với giảm 2.73%.

Chí phí của khách sạn có tăng lên theo các năm, năm 2006 tăng 0.18% tương đương với 11.54 triệu so với năm 2005. Năm 2007 tăng lên 10.46 triệu đồng tương đương với 0.16%. Mặc dù vậy tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí. Do đó khách sạn làm ăn vẫn hiệu quả. Năm 2006 lợi nhuận của khách sạn đã tăng so với năm 2005 là 134.38 triệu đồng tương với 5%, và năm 2007 tăng lên so với năm 2006 một lượng là 110.59 triệu tương ứng với 3.92%. Như vậy tuy khách sạn đang trên đà làm ăn hiệu quả nhưng tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2007/2006 so với năm 2006/2005 có xu hướng giảm. Điều này do ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố (yếu tố chủ quan cũng như khách quan). Năm 2006 khách sạn đã tuyển thêm 2 nhân viên mới vào các vị trí khác nhau để đáp ứng nhu cầu cần thiết của mình. Tổng quĩ lương mà khách sạn chi ra cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2006 tăng lên 103.1 triệu tương đương với 6.85%. Năm 2007 tăng lên 212.6 triệu tương đương với 13.22 %. Qua kết quả số liệu phân tích thì hàng năm khách sạn kinh doanh vẫn có lãi tuy nhiên con số chưa cao. Khoản tiền lương chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của các nhân viên trong khách sạn. Khoản tiền lương bình quân này vẫn là một con số thấp so với rất nhiều ngành trên thị trường, vì vậy khách sạn điện lực cần phải có các chính sách cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: Như nâng cao chất lượng ăn, nghỉ

ngơi, và các dịch vụ đi kèm khác. Đồng thời có các chiến lược marketing cụ thể và hiệu quả nhằm hấp dẫn khách hàng.

Nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, khách sạn Điện Lực Hà Nội với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ cao, hăng hái trong công việc. Do vậy khách sạn Điện Lực đã đạt được thành công trên nhiều mặt thông qua một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của khách sạn như doanh thu lợi nhuận, công suất sử dụng buồng phòng. Qua việc đối chiếu, so sánh kết quả sản suất kinh doanh giữa các năm có thể rút ra những thành công và tồn tại của công tác tổ chức kinh doanh, từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đáp ứng mục tiêu doanh nghiệp đặt ra, đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Biểu số 2.17: Cơ cấu khách lưu trú tại khách sạn Điện Lực

STT Các chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 +/- % +/- % 1 Tổng số Lượt khách Lượt 21,257 22,105 23,147 848.0 103.989 1,042 104.714 2 Tổng số Ngày khách Ngày 35,074 37,012 39,225 1938.0 105.525 2,213 105.979 3

Thời gian lưu trú

BQ/khách Ngày 1.650 1.674 1.695 0.02 101.477 0.02 101.208 4

Công suất sử dụng

ngày % 85 87 88 2.0 102.353 1 101.149

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khách sạn Điện Lực)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số lượt khách, tổng số ngày khách, thời gian lưu trú bình quân, công suất sử dụng ngày tăng theo các năm. Đặc biệt năm 2007, do khách sạn Điện Lực có sự đầu tư vào cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nên số lượt khách cũng như công suất sử dụng phòng tăng lên đáng kể. Năm 2006 tăng so với năm 2005 ở hầu hết các chỉ tiêu, cụ thể như tổng số lượt khách của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 848 lượt tương đương với 3.989%,…

Năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể tổng số lượt khách tăng 1042 lượt tương đương với 4.714%...

Biểu số 2.18: Cơ cấu khách theo quốc tịch

Quốc tịch Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tỷ lệ tăng giảm qua các năm SLK TL % SLK TL % SLK TL % 06/05(%) 07/06(%) Nhật 4925 23.17 5011 22.67 5100 22.03 1.75 1.78 Italia 2589 12.18 2210 10.00 2250 9.72 -14.64 1.81 Việt kiều 3756 17.67 4300 19.45 4116 17.78 14.48 -0.28 Các nướckhác 5012 23.57 5602 25.34 6681 28.86 11.77 19.26 Việt Nam 4975 23.40 4982 22.54 5000 21.60 0.14 0.36 Tổng cộng 21257 100 22105 100 23147 100 3.99 4.71

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của khách sạn Điện Lực)

Qua bảng trên ta thấy, khách Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong cả 3 năm, cụ thể năm 2005 chiếm 23.04% năm 2006 là 22.54% và năm 2007 là 21.60% trên tổng số khách của khách sạn. Sở dĩ có được lượng khách Việt Nam nhiều như vậy là do khách sạn Điện Lực là nơi phục vụ ăn nghỉ,.. chủ yếu cho các cán bộ công nhân viên ngành Điện Lực khi họ có nhu cầu. Đây là lượng khách truyền thống của khách sạn. Bên cạch thị trường khách Việt Nam thì thị trường khách Nhật cũng chiếm một thị phần khá cao cụ thể năm 2005 là 4925 lượt chiếm 23.17% năm 2006 là 5011 lượt chiếm 22.67% năm 2007 là 5100 lượt khách chiếm 22.03% đây cũng là một thị trường chính của khách sạn. Bên cạnh sự tăng trưởng của các thị trường tiềm năng của khách sạn thì thị trường nội địa cũng là một thị trường cần phải quan tâm chú ý khai thác. Tổng số khách năm 2006 so với năm 2005 đã tăng 3.99% và 2007 với 2006 tăng 4.71% tuy nhiên cũng cần phải lưu ý vì sự sụt giảm của một số thị trường chính của khách sạn như thị trường khách Italia với sự sụt giảm là 14.64% của năm 2006 so với năm 2005. Mặc dù sang năm 2007 lượng khách này đã được cải thiện nhưng tỉ lệ tăng lên vẫn còn khiêm tốn. Đặc biệt là sự sụt giảm của khách việt kiều vào năm 2007 đã giảm một lượng là 0.28% so với năm 2006. Từ bảng phân loại khách theo quốc tịch chúng ta nhận thấy ngoài thị

trường khách truyền thống là cán bộ công nhân viên thuộc ngành Điện Lực thì còn một số thị trường khách chính của khách sạn là thị trường Nhật, Italia. Vì vậy khách sạn phải có các chiến lược kinh doanh thích hợp để thu hút lượng khách này cũng như mở rộng thêm thị trường khách trên toàn thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 53 - 57)