Những nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩ mở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa (Trang 45 - 49)

2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.1. Những nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩ mở nước ta hiện nay

Dạo quanh thị trường Hà Nội thôi, tại những trung tâm bán đồ dùng văn phòng phẩm nổi tiếng như: hiệu sách Tràng Tiền, hiệu sách Hà Nội, phố Lý Thường Kiệt...thì những đồ dùng văn phòng phẩm như từ chiếc dập ghim, cặp file, chiếc kẹp phù hiệu... đến những hộp đựng bút, chặn giấy, bút xoá, bút viết... phần lớn đều là hàng nhập khẩu, mà chủ yếu là từ Trung Quốc.

Ngay tại cửa hàng trưng bày sản phẩm của công ty Hồng Hà, một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước ta trong lĩnh vực văn phòng phẩm, thì bên

cạnh những sản phẩm mang thương hiệu Hồng Hà nổi tiếng mấy chục năm nay như: bút Hồng Hà, vở Hồng Hà... vẫn có rất nhiều những sản phẩm ngoại nhập được bày bán như cặp file, túi đựng hồ sơ... thậm chí là cả những sản phẩm nhập khẩu là đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của Hồng Hà cũng được bày bán tại đây. Theo các chủ cửa hàng bán các mặt hàng văn phòng phẩm thì hiện nay chỉ có khoảng chưa đến 20% các mặt hàng văn phòng phẩm trên thị trường là sản phẩm trong nước sản xuất được, còn lại hầu hết là hàng nhập khẩu và chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao hàng trong nước lại không có chỗ đứng trên thị trường. Tham khảo ý kiến của các khách hàng mua đồ dùng văn phòng phẩm, có người cho biết lý do khiến họ chọn sản phẩm ngoại nhập là vì mẫu mã của các mặt hàng này phong phú, đẹp và rất phù hợp cho sử dụng hơn nữa giá cả lại hợp lý. Vị này cũng như nhiều người tiêu dùng Việt Nam rất muốn ủng hộ cho hàng hoá trong nước nhưng rất nhiều sản phẩm mà chị cần dùng thì hàng Việt không có như cặp lá, dập ghim, cắt băng dính...Cũng đồng tình với quan điểm này, người bán hàng cho biết đã từ rất lâu, những sản phẩm văn phòng phẩm của Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, bởi lý do chính là sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước không phong phú, mẫu mã đơn điệu và giá thành thì rất cao. Mặt khác có rất nhiều những sản phẩm tưởng như rất đơn giản thì chúng ta lại không sản xuất được. Ngay cả các nhãn hiệu lớn như công ty Hồng Hà thì cũng chỉ thời gian gần đây mới cho ra mắt một số sản phẩm mới nhưng so với những mặt hàng hiện có trên thị trường thì chủng loại vẫn không đáng là bao.

Sở dĩ như vậy là vì đối tượng khách hàng truyền thống của công ty là học sinh, sinh viên vì thế trước đây công ty chưa tập trung sản xuất những sản phẩm đồ dùng văn phòng phẩm, bên cạnh đó để mở rộng sản xuất đòi hỏi phải có đầu

tư lớn vào dây chuyền công nghệ... trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về chủ yếu lại là nhập lậu, vì thế mà rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta không mặn mà với việc sản xuất. Với một sức mua lớn, nhưng hàng trong nước lại không có chỗ đứng thật là một ngịch lý. Đúng là hiện nay nhu cầu tiêu dùng văn phòng phẩm là khá lớn ở Việt Nam, ước tính khoảng 10-15% / năm. Chỉ tính riêng thị trường thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm cũng tiêu thụ đến khoảng 300 tỷ đồng văn phòng phẩm, trong khi đó hàng nhập chiếm 60%. Trong số hàng trăm nhãn hiệu văn phòng phẩm đang có bán tại Việt Nam, được phân phối chính thức chỉ có một số ít như : Bic, Pentel... còn lại chủ yếu là hàng nhập từ nguồn trôi nổi do các công ty thương mại mua từ nhiều nơi khác nhau. Thực chất Việt Nam chưa có công nghiệp văn phòng phẩm. Những doanh nghiệp văn phòng phẩm thành công trên thị trường chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay và thường là các doanh nghiệp đầu tư vào những sản phẩm trung và cao cấp. Trong thực tế, áp lực cạnh tranh của hàng ngoại nhập ngày càng cao “cứ mỗi tháng hàng Trung Quốc nhập lậu lại có mẫu mã mới, dân làm nhái hàng Trung Quốc khiến các doanh nghiệp phải chạy theo bở hơi tai đó là chưa kể hàng Nhật, Hàn Quốc cứ mỗi đợt hàng về lại có mẫu mới.

Hàng nội chủ yếu là những sản phẩm đơn giản, lợi nhuận thấp, còn hàng ngoại đang chiếm ưu thế ở nhóm hàng cao cấp, lợi nhuận cao. Và chưa có động thái nào ở phía nhà sản xuất cho thấy, dụng cụ văn phòng cao cấp do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có thể đảo ngược tình thế. Đó là những đánh giá của các nhà kinh doanh văn phòng phẩm tại nhiều tỉnh thành phố trong cả nước.

Trên thị trường dụng cụ văn phòng, hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chỉ chiếm ưu thế ở các mặt hàng bút viết các loại với những thương hiệu như Thiên Long, Bến Nghé, Hanson, Hồng Hà...Và sản phẩm của những thương

hiệu này chủ yếu nhắm vào đối tượng học sinh. Trong khi đó, thị trường dụng cụ văn phòng phẩm có khoảng 30.000 mặt hàng. “Hàng nội mới chỉ khai thác thị trường ít lợi nhuận từ nhóm sản phẩm rẻ tiền đến trung bình. Ở nhóm hàng cao cấp, sân chơi đang thuộc về hàng ngoại. Nếu trừ đi hai nhóm hàng vở và bút viết thì hàng nội chỉ chiếm khoảng 10 % trong số các mặt hàng văn phòng phẩm khác có bán tại các nhà sách và cửa hàng văn phòng phẩm.

Theo thống kê của các nhà kinh doanh văn phòng phẩm, với loại bút bi có giá từ 1.000 – 2.000 đồng/ cây thì hàng của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm 80%. Qua quan sát, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia ở lĩnh vực này không phải là ít nhưng phần lớn hàng của các doanh nghiệp trong nước sản xuất được cũng chỉ mới dừng lại ở những mặt hàng công nghệ sản xuất đơn giản. Đó là những cuộn băng dính hai mặt, kéo cắt, dao rọc giấy, các loại hộp nhựa đựng bút, giấy cuộn cho văn phòng...

Trong khi đó, những mặt hàng cao cấp như máy tính cá nhân, giấy fax... đa số mang thương hiệu ngoại. Cụ thể như các loại máy móc văn phòng, dụng cụ bấm kim, dụng cụ chuyên ngành, gôm tẩy, file kẹp hồ sơ... chủ yếu là hàng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...Các nhà sản xuất trong nước chỉ mới đưa ra thị trường một số nhóm ngành hàng như sổ tay, giấy fax, giấy in danh thiếp, thiệp, bút dạ, bảng tên nhân viên...nhưng trong nhóm hàng này số lượng các mặt hàng còn nghèo, tên tuổi của các nhà sản xuất chưa được người tiêu dùng biết nhiều.

Trên thị trường đã có những mặt hàng cao cấp của các công ty Lệ Hoa, Vĩnh Tiến, Thiên Long... nhưng người tiêu dùng còn e ngại sử dụng các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất mặc dù giá cả luôn rẻ hơn. Điều khó cho các sản phẩm cao cấp của các doanh nghiệp trong nước khiến họ không

thể bứt phá trong thị trường này nằm ở tâm lý tiêu dùng. Thực tế, khi chấp nhận mua sắm các dụng cụ cao cấp, người tiêu dùng thường chọn mua sản phẩm của các thương hiệu ngoại. Đó là lý do mà các nhà kinh doanh văn phòng phẩm nội địa đang lép vế trước hàng ngoại nhập dù chất lượng không thua kém nhau là mấy.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w