Thất bại của thị trường và sự phát triển của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Khắc phục thất bại của thị trường- tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 35)

2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000 đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng TTCK Việt Nam bước đầu đã góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Từ hai công ty niêm yết tại

Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM trong những ngày đầu thì đến hết 31/12/2006 đã có 106 công ty niêm yết.

Bảng 2.1 Tình hình niêm yết từ năm 2000 đến hết 31/12/2006:

Số loại CK niêm yết Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 31/12/06 Cổ phiếu 5 11 20 22 26 32 106 Chứng chỉ quỹ 0 0 0 0 1 1 2

Trái phiếu công ty 1 2 2 2 1 0 3

Nguồn : Báo cáo tình hình quản lý, giám sát và hoạt động năm 2006 của các tổ chức tham gia thị trường

Đến tháng 3/2005 TTCK có thêm Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, được hoạt động theo cơ chế thỏa thuận. Số lượng công ty cổ phần đăng ký giao dịch trên sàn Hà Nội cũng tăng nhanh đặc biệt là trong năm 2006, nếu tính đến 30/06/2006 có 12 công ty đăng ký giao dịch trên sàn thì đến 31/12/2006 có tới 87 công ty đăng ký giao dịch. Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường đến 31/12/2006 đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22.7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005. Ngoài ra, việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến 31/12/2006 có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng bằng 7.7% GDP của năm 2006. Trong đó có 3.550 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khoảng 1.000 tỷ đồng là các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán.

Năm 2006 số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005. Trong đó 1.700 tài khoản (chiếm 1.7%) của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm một số nhà đầu tư quốc tế như JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup…

Những tháng đầu năm 2007 là sự bùng nổ của TTCK Việt Nam, theo UBCK thì cho đến cuối tháng 5 năm 2007 các nhà đầu tư trên cả nước đã mở đến 200.000 tài khoản để giao dịch chứng khoán nhiều gấp 2 lần so với cuối năm 2006, tuy nhiên con số này chỉ mới chiếm 2,5% dân số, còn rất thấp so với các nước như Trung Quốc(6%).

2.2.2 Thất bại của thị trường trên thị trường chứng khoán

2.2.2.1 Tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam

Thất bại lớn nhất trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là bất cân xứng thông tin - bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư, giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến việc đưa ra các quyết định không chính xác của nhà đầu tư từ đó sẽ tạo ra lượng cung, lượng cầu ảo trên thị trường và kết quả là thị trường bong bóng và nguy cơ đỗ vỡ thị trường. Trên thị trường sơ cấp, bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả vào các dự án và trên cả hai thị trường sơ cấp, thị trường thức cấp, bất cân xứng thông tin sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Bất cân xứng thông tin làm mất niềm tin ở các nhà đầu tư về một sân chơi bình đẳng, gây tâm lý bất an và chán nản dẫn đến việc rút vốn khỏi thị trường của các nhà đầu tư, và việc chuyển nguồn vốn vào các kênh đầu tư khác hoặc ở thị trường chứng khoán của các nước khác.

Như ta biết, nguồn vốn FII vào Việt Nam thông qua việc đầu tư vào các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. Nhưng với môi trường kinh doanh không công bằng và thiếu minh bạch như vậy liệu có đủ lực hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam theo kênh này không? Không tự dưng mà các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hàng ngàn tỷ đô vào thị trường chứng khoán New York, bởi vì ở đó họ yên tâm rằng họ đang đầu tư trong một môi trường công bằng và minh bạch, ở đó nếu tính toán và phân tích vượt trội người khác họ sẽ chiến thắng, và ở đó có những quy định chặt chẽ để bảo vệ những nhà đầu tư lành mạnh xử lý một cách triệt để những trò lừa gạt, đánh lận con đen.

2.2.2.2 Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam: 2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam:

Trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay tồn tại một số kênh thông tin chủ yếu cho nhà đầu tư :

+ Thông tin từ tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. Thông tin từ các tổ chức trên là dạng thông tin gốc, độ tin cậy cao. Quy trình công bố thông tin và nội dung của thông tin được công bố của các tổ chức này cũng được luật chứng chứng khoán quy định

+ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán : Đây là kênh cung cấp các thông tin thông tin tổng quát về thị trường chứng khoán như : Thông tin về giao dịch chứng khoán; về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, thông tin về giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.

+ Thông tin từ phương tiện truyền thông, từ đánh giá của các chuyên gia : nguồn thông tin này cung cấp cho nhà đầu tư những phân tích cơ bản, những nhận định về xu hướng của thị trường hay về những vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán. Nhìn chung, thông tin ở kênh này thường định hướng tâm lý đầu tư, các nhà đầu tư dễ bị cuốn theo những phân tích và nhận định này. Vì vậy, có một số thành phần lạm dụng quyền của mình để cố tình định hướng các nhà đầu tư, thu lợi cá nhân. Nhà đầu tư cần phải tỉnh táo nhận định các phân tích từ kênh thông tin này, chí ít có thể phân biệt thông tin của các chuyên gia kinh tế và thông tin của các tay mơ .

+ Thông tin có được từ các kênh không chính thức khác: như thông tin từ nội bộ công ty, tổ chức, thông tin rỉ tai bên lề, thông tin mua được.

2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam :

Khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó thì nhà đầu tư rất quan tâm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin

cần thiết để nhà đầu nắm được những chỉ số cũng như năng lực của công ty. Về nguyên tắc, tất cả các công ty cổ phần đều phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho các cổ đông. Tuy nhiên, về chất lượng của các báo cáo tài chính này như thế nào thì đó còn là vấn đề cần xem xét. Chất lượng của thông tin tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Các tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên : Đối với các công ty niêm yết trên

thị trường tập trung, các công ty đại chúng báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán được chấp thuận (tức là các công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài Chính đề ra). Như vậy, một mặt nào đó thì chất lượng kiểm toán của các công ty này cũng tương đối hơn các công ty kiểm toán nhỏ lẻ khác.Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức kiểm toán nào được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận đều cho kết quả tin cậy. Vấn đề là còn ở chổ đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp.

Cho đến cuối tháng 05/2006 cả nước có 95 công ty kế toán kiểm tóan trong đó có 3 công ty nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh,14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ điều kiện hành nghề. Kiểm toán cũng là một lọai hình dịch vụ, công ty kiểm toán họat động cũng nhằm mục đích thu lợi nhuận vì vậy sự cạnh tranh của các công ty kiểm tóan sẽ đưa đến giá phí thấp và như vậy cũng một phần nào đó làm chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng

Thế nhưng, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thì số lượng công ty đại chúng, công ty niêm yết càng gia tăng nhưng số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận không tăng, có 12 công ty kiểm toán được chấp thuận nhưng cho đến cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. Như vậy chỉ còn 11 công ty kiểm toán trong khi có tới 199 doanh nghiệp niêm yết và 6 công ty chứng khoán. Như vậy, về số lượng đã không đủ đáp ứng như cầu của thị trường .

Theo quy định, một công ty kiểm toán được thành lập 3 năm và có từ 10 kiểm toán viên trở lên thì sẽ đủ điều kiện trở thành công ty kiểm toán được chấp thuận. Vì vậy, để đảm đủ số lượng kiểm toán viên thì các công ty kiểm toán sẽ sẵn sàng tuyển dụng ngay lập tức nếu gặp một ứng cử viên có đủ điều kiện theo quy định. Việc tuyển dụng không sàn lọc, phải lo chạy theo chỉ tiêu số lượng sẽ làm cho chất lượng nhân sự trong các công ty kiểm toán giảm đi và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra, việc vi phạm luật kiểm toán vẫn còn tồn tại nhưng chưa được phát hiện xử lý như việc nhân viên kiểm toán lợi dụng mối quan hệ công việc để mua cổ phần tại các công ty được kiểm toán, làm kiểm toán một lúc cho hai nơi, nhận lợi ích vật chất từ các công ty được kiểm toán. Những tồn tại này làm cho chất lượng báo báo tài chính không cao, có thể làm sai lệch nội dung báo cáo tài chính.

Thông tin từ báo chí : Trong thời gian qua, sự phát triển của thị trường chứng

khoán không thể không kể đến vai trò của báo chí. Thông qua các phương tiện truyền thông mà chứng khoán đến với nhà nhà, người người. Nhà đầu tư ở nước ngoài cũng biết đến và tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Trước các văn bản pháp luật về TTCK, báo chí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tham gia phân tích, phản biện. Bên cạnh đó, báo chí cũng là công cụ đắc lực trong việc thúc ép các công ty niêm yết công bố thông tin ra thị trường. Sau khi những thông tin của doanh nghiệp được công bố, báo chí phải tiếp tục phân tích và đào sâu.

Ngoài các tác động tích cực mà báo chí đã đem đến cho thị trường chứng khoán Việt Nam thì vẫn còn tồn tại những tiêu cực như: Thông tin về cổ phiếu, về doanh nghiệp qua ngòi bút của một số nhà báo trở thành công cụ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư nhằm thay đổi xu hướng thị trường theo hướng có lợi cho một số nhà đầu tư hay cho chính các nhà báo.

Một lý do không kém phần quan trọng đó là do sự hiểu biết của các nhà báo về chứng khoán còn quá hạn hẹp, nên khả năng bình luận về thị trường chứng khoán cũng

hạn chế đều đó dẫn đến chất lượng thông tin họ gới đến người đọc rất kém. Điển hình: Báo tiền phong điện tử đăng vào ngày 12/01/2007 thông tin về SJS "sập sàn". Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Các nhà báo dường như phải chạy theo thị trường nên họ không kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thị trường, thường bình luận theo cảm giác và cường điệu hóa vấn đề xung quanh sự thay đổi của thị trường.

Đặc điểm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam là số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, và hiện tượng chơi theo phong trào, theo cảm tính tuy có giảm nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều. Đa số những nhà đầu tư này mua bán theo tin đồn bên ngoài, từ các bài luận trên báo chí, do đó chỉ cần những lời bình có điểm nhấn là có thể thay đổi quan điểm của họ. Vì vậy, báo chí cần cẩn trọng trong việc đưa ra các bình luận về thị trường và bình luận một cách khách quan, không đưa cảm xúc của mình vào bài viết, hãy để cho nhà đâu tư tự quyết định.

2.2.2.2.3 Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin

Ngoài các thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ thì các thông tin bất thường liên quan đến hoạt động của công ty cũng rất cần thiết cho nhà đầu tư. Có ý kiến cho rằng ( theo báo điện tử vnexpress.net) thông tin từ công ty niêm yết trước khi công khai phải được gởi đến trung tâm giao dịch chứng khoán kiểm duyệt tính xác thực và thường là được công bố đến các nhà đầu tư sau 1 thời gian là 2 đến 3 ngày. Thông tin này đến được nhà đầu tư thì giá trị của nó đã giảm đi nhiều lần vì đã có những giao dịch trước đó làm cho nhà đầu tư khi nhận thông tin thì trong sự “đã quá muộn“

Thực tế là theo luật công bố thông tin, các công ty niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin cho công chúng đồng thời gởi lên TTGDCK các thông tin đã công bố. Vậy nhưng, các công ty, các tổ chức đã không thực hiện theo luật, họ chỉ gởi thông tin lên cho UBCK là xong nhiệm vụ, không quan tâm đến việc phải công bố kịp thời thông tin ra công chúng trên các trang điện tử, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy việc rò rĩ thông tin làm cho thông tin đến khi được công bố giảm giá trị

đáng kể không chỉ do các tổ chức quản lý thị trường chứng khoán như UBCKNN hay TTGDCK mà ngay tại các doanh nghiệp – nơi đẻ ra các thông tin đó.

2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Gian lận thông tin : Hiện nay, trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam tình

trạng thổi phồng thông tin có lợi cho doanh nghiệp nhằm định hướng cho dư luận đánh giá chứng khoán cao hơn thực tế là không ít. Ngay chính bản thân tôi cũng được chào mời mua cổ phiếu của công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh Searefico với giá gấp 12 lần mệnh giá với các thông tin như sắp tăng vốn đủ 80 tỷ để niêm yết vào tháng tới, sắp được chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ hấp dẫn, và hãy mua đi vì giá lên hàng ngày....Thông tin này được cung cấp bởi một cán bộ có vị trí kha khá trong công ty.

Có thể thấy, việc sử dụng thông tin như một công cụ biến hóa để đưa giá cổ phiếu tăng lên nhiều lần so với mệnh giá là phổ biến. Vào trang web sàn OTC là có thể

Một phần của tài liệu Khắc phục thất bại của thị trường- tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)