1.GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương (Trang 37 - 38)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHTW 1 Lạm phát và Kiềm chế lạm phát

1.GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THAM NHŨNG

1. Tính chất, mức độ tham nhũng hiện nay diễn ra nghiêm trọng hơn rất nhiều so với chúng ta nhận ra đó là một nguy cơ.

2. Tính phổ biến của tham nhũng rất cao, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, từ những dự án mang tính xã hội cho đến những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như dầu khí, ngân hàng...

3. Tham nhũng ở địa bàn nông thôn tuy nhỏ nhưng lại thường liên quan đến đất đai, dễ tạo ra nhiều vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, chứa đựng những yếu tố bất ổn về an ninh.

4. Chủ thể tham nhũng có địa vị xã hội ngày càng cao.

5. Tham nhũng có dấu hiệu liên quan rất nhiều đến buôn lậu, lừa đảo, ma túy… vì chúng phải có bảo kê, mà người bảo kê tất phải được hưởng lợi, có trường hợp tới 60% phần lợi thu được.

6. Tội phạm tham nhũng đã biết sử dụng những công nghệ thông tin hiện đại. 7. Tham nhũng có đặc tính quốc tế rất cao.

Bảy “hiện tượng” đáng lưu ý của tham nhũng:

1. Tỉ lệ phát hiện rất thấp (chỉ khoảng 5%), tỉ lệ ẩn rất cao (tới 95%).

2. Quyết tâm chống tham nhũng chung chung thì cao, nhưng đi vào những trường hợp cụ thể thì lại có biểu hiện chần chừ, thiếu quyết tâm.

3. Tỉ lệ vụ tham nhũng do cấp huyện phát hiện rất thấp, cấp tỉnh thì lẻ tẻ, chủ yếu do cấp trung ương phát hiện.

4. Có biểu hiện đấu tranh chống tham nhũng thường là ở “sân đối phương”, còn ở “sân nhà” đấu tranh rất thấp. Bộ về đánh ở tỉnh, tỉnh đánh ở huyện hay tỉnh này đánh ở tỉnh kia thì được, nhưng tỉnh mà lại đánh chính doanh nghiệp ở tại tỉnh mình thì kết quả rất hạn chế.

5. Trong những dịp đại hội, những dịp bầu cử, hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng đạt rất thấp so với những dịp khác.

6. Có hiện tượng chần chừ, né tránh nhằm đối phó với nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (về bồi thường oan sai), thà chọn giải pháp “an toàn” hơn là quyết liệt với tham nhũng, từ đó tạo ra một thái độ “vô cảm” trước nạn tham nhũng.

7. Cơ quan truy tố, xét xử thường có kết quả rất “êm”, không đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi, bức xúc của dư luận, cũng như không tương thích với tội phạm xảy ra.

Năm giải pháp:

1. Phải có hẳn một đề án chống tham nhũng giống như các đề án chống các loại tội phạm khác, có hẳn một chương trình tương tự Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nhằm phát huy rộng rãi phong trào chống tham nhũng.

2. Phải tổ chức tổng kết chỉ thị 15 của Bộ Chính trị và quyết định 114 của Thủ tướng Chính phủ (về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu), vì hơn 10 năm qua chưa lần nào chúng ta tổng kết, phân tích nguyên nhân, thực trạng tham nhũng (như thế nào, đã làm được gì, chưa làm được gì...).

3. Có những đề xuất cần thiết về thay đổi qui định của pháp luật, có chủ trương để không tạo ra những “vùng cấm”, những nơi khu trú của tham nhũng.

4. Nên có luật về trinh sát như nhiều nước đã làm, tạo điều kiện giải quyết vấn đề chứng cứ, từ đó phá án tham nhũng.

5. Xây dựng cơ quan chuyên trách đủ quyền lực, đủ thực lực để thực hiện chống tham nhũng. Thực tế chúng ta cũng đã từng có mô hình ban chỉ đạo giải quyết các vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh… thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư, có quyền sử dụng, điều động những bộ máy hiện có để phục vụ công việc.

Một phần của tài liệu Ngân hàng trung ương (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w