Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đìnhx (Trang 72 - 73)

Nhà nhập khẩu thường gây ra rủi ro cho Ngân hàng mở khi họ mất khả năng thanh toán hoặc cố tình vi phạm cam kết của mình. Để có thể đem lại lợi ích chính đáng cho nhà xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, các cán bộ TTQT cần tư vấn cho các nhà nhập khẩu về việc nên áp dụng hình thức L/C nào trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp và hiệu quả nhất

+ Đối với những khách hàng là đơn vị nhập khẩu mày móc thiết bị giá trị lớn mà phía đối tác nước ngoài yêu cầu có tiền đặt cọc, thanh toán viên nên tư vấn cho họ sử dụng L/C dự phòng vì đây là hình thức mà người nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được sản phẩm cung ứng từ nhà xuất khẩu, đồng thời nhà nhập khẩu còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo yêu cầu.

+ Đối với đơn vị nhập khẩu hàng hoá với khối lượng lớn, giao hàng nhiều lần, nên tư vấn cho họ sử dụng L/C tuần hoàn. Đây là phương thức giúp cho khách hàng tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giảm được chi phí cũng như các thủ tục có liên quan.

+ Đối với khách hàng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về gia công, sau đó xuất hàng sang nước cung cấp nguyên liệu để bán lại, thanh toán viên nên tư vấn cho họ sử dụng loại L/C đối ứng, đây là hình thức đảm bảo nhất cho

các đơn vị gia công. Loại L/C này đảm bảo đồng thời thanh toán cho người xuất khẩu giá trị nguyên liệu nhập cũng như sản phẩm hàng hoá được sản xuất từ chính nguyên liệu đó.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đìnhx (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w