Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản (Trang 38 - 40)

* Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trình Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định.

Một trong những mục đích lớn nhất của việc áp dụng thủ tục phục hồi là nhằm cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thông qua việc thực hiện nội dung phương án phục hồi, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trở lại bình thường, phục hồi khả năng thanh toán nợ. Do vậy, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc áp dụng thủ tục phục hồi.

Theo Luật phá sản (2004), bất kỳ chủ nợ nào đều có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trình Hội nghị chủ nợ xem xét, quyết định (Điều 68). Đây là quyền mới được Luật phá sản (2004) ghi nhận nhằm tạo điều kiện cho các chủ nợ tham gia một cách tích cực và chủ động hơn vào quá trình phục hồi hoạt động của DN, HTX. Với qui định này cho thấy, vai trò chủ động của chủ nợ đã được nhấn mạnh, thông qua đó, các chủ nợ có thêm cơ hội để tự mình đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà mình cho là phù 11 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8-2004, tr110.

hợp nhất để cứu DN, HTX mà thực chất là tự cứu mình trước nguy cơ con nợ không có khả năng thanh toán nợ cho mình.

* Giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX.

Theo quy định tại Điều 73, sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và được Thẩm phán công nhận thì chủ nợ có nghĩa vụ giám sát DN, HTX trong quá trình thực hiện phương án phục hồi. Chủ nợ thực hiện giám sát nhằm bảo đảm DN, HTX thực hiện đúng phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Trong quá trình giám sát, chỉ có chủ nợ mới có quyền đồng ý cho phép con nợ sửa đổi, bổ sung nội dung của phương án phục hồi; Tòa án chỉ có quyền công nhận thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi (Điều 75). Trường hợp xét thấy con nợ thực hiện phương án phục hồi có hiệu quả thì chủ nợ có quyền đồng ý đình chỉ thủ tục phục hồi; sự đồng ý của chủ nợ được coi là hợp lệ khi được quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán nhất trí (Điều 76). Trong trường hợp phát hiện DN, HTX thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì chủ nợ có quyền yêu cầu

Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX (Điều 80) 12.

Giám sát việc thực hiện phương án phục hồi vừa là quyền đồng thời vừa là nghĩa vụ của các chủ nợ, thông qua hoạt động này các chủ nợ có thể kiểm tra DN, HTX có thực hiện đúng và đầy đủ nội dung những cam kết về phục hồi hoạt động kinh doanh. Từ đó, đánh giá hiệu quả của phương án phục hồi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện phương án phục hồi sẽ giúp các chủ nợ bảo vệ quyền lợi của mình được tốt nhất và kịp thời nhất.

Theo quy định của Luật PSDN (1993), trong quá trình doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thực hiện giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, các chủ nợ có nghĩa vụ thực hiện những thỏa thuận tại Hội nghị chủ nợ và theo dõi 12 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8-2004, tr118.

doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận đó. Ngoài ra, Luật PSDN (1993) không còn quy định nào khác về sự chịu kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp khi thực hiện phương án phục hồi đã được thông qua. Vì vậy, mặc dù doanh nghiệp có những hành vi vi phạm cam kết với các chủ nợ nhưng trên thực tế không phải chịu bất cứ chế tài nào cả.

Để các chủ nợ thực hiện tốt quyền giám sát của mình, đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các chủ nợ với nhau. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện phương án phục hồi, doanh nghiệp vừa phải tiến hành thực hiện các giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh vừa phải thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ theo kế hoạch, thời gian được ghi nhận trong phương án phục hồi. Vì vậy, sự liên hệ, phối hợp giữa các chủ nợ sẽ giúp các chủ nợ kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng thời gian và thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho chủ nợ hay không.

* Quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản của DN, HTX.

Trong trường hợp DN, HTX thực hiện được phương án phục hồi đã được hội nghị chủ nợ thông qua thì các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo nội dung đã đề ra trong phương án phục hồi.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản (Trang 38 - 40)