Vai trò của nguồn vốn đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 59 - 61)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHCT BA ĐÌNH.

1. Vai trò của nguồn vốn đối với nền kinh tế.

Vốn là một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kĩ thuật còn lạc hậu so với thế giới thì vốn lại càng đặc biệt quan trọng. Đảng ta đã nhận định không chỉ trông chờ vào vốn bên ngoài mà phải “phát huy cao độ nguồn nội lực” để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh và cân đối giữa các nghành. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với xây dựng một thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế, thông qua chức năng là trung gian luân chuyển và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế Đảng ta đã chỉ rõ "Chính sách tài chính quốc gia hướng vào nguồn tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ, tiêu dùng theo hướng tăng dần tỷ lệ tích luỹ…"Với mục tiêu phát triển nhanh và vững chắc, trong đó mục tiêu huy động vốn phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế, huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, duy trì tỷ lệ huy động 9- 10%/năm, trong đó chú trọng huy động nguồn nội lực (chiếm 60-70% tổng nguồn vốn huy động) nhằm tránh tình trạng gánh nặng nợ nước ngoài quá cao sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Đơn vị trọng điểm thực hiện chủ trương này là ngành ngân hàng, trong đó hệ thống ngân hàng thương mại chiếm vai trò tối quan trọng. Ngành ngân hàng bằng mọi biện pháp phải đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ cho đầu tư phát triển , đặc biệt là nguồn vốn trung

và dài hạn, bởi đây là nguồn vốn sử dụng cho đầu tư lâu dài và khả năng luân chuyển vốn lớn.

Với mục tiêu từ nay đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì vậy tập trung mọi nguồn lực, phát huy nội lực, thực hiện tích lũy cho đầu tư là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Đây không chỉ là vấn đề của riêng nước ta mà theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới khi bước vào giai đoạn đầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì không nước nào lại không ở tình trạng thiếu vốn đầu tư. Thực tế, tốc độ công nghiệp hoá- hiện đại hoá của mỗi nước phụ thuộc vào mức độ, cách thức tạo vốn khả dụng của chính nước đó. Vì thế, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, mỗi quốc gia tự tìm cho mình biện pháp phù hợp để có thể huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta có lợi thế của một nước đi sau trong việc tạo vốn để giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã hội, công nghệ kỹ thuật, môi trường sinh thái kế thừa từ các nước công nghiệp đã phát triển… Chính vì vậy chúng ta phải tranh thủ thời cơ và tiến hành công cuộc đó một cách nhanh chóng và vững chắc.

Nhận định, phân tích một cách chính xác tình tình trong và ngoài nước, lựa chọn khéo léo cách thức tạo vốn tối ưu cho nền kinh tế "mở" đang tăng trưởng tích cực ở nước ta. Vì thế cần xác định rõ ràng nguyên nhân của các hạn chế và thành công trong quá trình tạo vốn cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở một số nước không nằm trong việc sử dụng nguồn vốn nào mà chính việc chọn mô hình tăng trưởng kinh tế và hoạch định thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn mà nước đó theo đuổi. Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ tạo vốn phục vụ cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đang là thách thức rất lớn đối với tất cả các ngành, các cấp trong đó có ngành ngân hàng. Khó khăn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay là ngân

sách Nhà nước vẫn còn bị thâm hụt, thị trường tiền tệ phát triển chậm chạp, một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn trong nền kinh tế mà ngân hàng vẫn chưa tận dụng khai thác hết; mức độ đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ còn thấp, môi trường pháp lý chưa kiện toàn hoàn chỉnh; trình độ quản lý nợ và viện trợ nước ngoài, đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập; sức cạnh tranh về hàng hoá về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế. Do vậy để khắc phục những khó khăn trên, chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà ngân hàng tiếp tục triển khai sẽ căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Trong đó vấn đề phát triển khoa học công nghệ trên cơ sở dựa vào nguồn lực trong nước, đi đôi với mở rộng và hợp tác quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực bên ngoài mà quan trọng nhất là cần đa dạng hoá mọi nguồn vốn cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo định hướng đề ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w